Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến việc sử dụng đất đa
3.1.1. Điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Triệu Sơn là huyện bán sơn địa nằm ở phía đông tỉnh Thanh Hoá, ở vị trí chuyển tiếp giữa các huyện đồng bằng và miền núi:
Phía Bắc giáp huyện Thọ Xuân và huyện Thiệu Hoá. Phía đông giáp huyện Thường Xuân và huyện Như Thanh. Phía đông giáp huyện Đông Sơn.
Phía Nam giáp huyện Nông Cống.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Triệu Sơn đa dạng về địa hình cho phép phát triển nông nghiệp toàn diện, Mặt khác đặc điểm địa hình thường hay gây hạn hán, úng lụt các tiểu vùng trên địa huyện. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam chia làm hai vùng rõ rệt: Trung du - miền núi và vùng đồng bằng. Núi nưa có độ dốc cao lớn đột ngột cùng với độ cao của dãy núi đá nên thường gây úng lụt tại các xã Đồng Tiến, Đồng Thắng, Đồng Lợi.
3.1.1.3. Khí hậu
Triệu Sơn thuộc vựng khí hậu đồng bằng Thanh Hoá trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam khô nóng; mùa đông lạnh ít mưa. Nhìn chung khí hậu thời tiết khá phù hợp cho sinh trưởng, phát triển cây trồng, vật nuôi, thuận lợi cho thâm canh tăng vụ. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.750 mm, mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng này chiếm tới 85,6% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mưa lớn nhất 1.130 mm vào tháng 9, ít nhất thậm chí xuống tới 0 mm vào tháng 1, tháng 2 năm sau. Các cơn bão nhiệt đới đổ bộ vào đất liền với tốc độ gió lớn nhất trong bão: 45 m/giây; gió mùa đông bắc tới 27 m/giây; Bão thường kéo theo mưa to, rất to. Những ảnh hưởng của mưa, gió bão gây khó khăn cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân (Uỷ ban nhân dân huyện Triệu Sơn 2017).
3.1.1.4. Thủy văn
Triệu Sơn thuộc tiểu vùng thuỷ văn sông Chu với hai sông chính sông Hoàng và sông Nhơm diện tích lưu vực 23,62 km2. Trong mùa lũ tình trạng úng ngập ở các vùng ven sông Hoàng và sông Nhơm là khá nghiêm trọng. Sông Hoàng phần chảy vào huyện là 40 km, có đặc điểm bị uốn khúc, độ dốc thấp. tổng lượng dòng chảy cả năm qua huyện 594.106 m3. Sông Nhơm bắt nguồn từ Như Thanh chảy vào địa bàn huyện là 31 km, độ dốc thấp tổng lưu lượng dòng chảy cả năm qua huyện là 378.106 m3. Những đặc điểm trên đây khiến cho độ dốc của mặt nước thường rất nhỏ tốc độ truyền lũ bé gây ra úng
ngập đối với huyện Triệu Sơn nhất là những năm mưa úng nhiều. Hệ thống sông Chu cùng với hồ đập đã và đang đáp ứng nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện. Toàn huyện có 5 hệ thống trạm bơm: Trạm bơm Tân Ninh; Thọ Ngọc; Dân Quyền; Đông tiến; trạm bơm Thị trấn và 3 hệ thống kênh mương N7; N8; N9 đủ để phục vụ tưới tiêu cho các xã vùng đồng bằng; tuy nhiên do địa hình không bằng phẳng nên các xã vùng đồi núi vẫn chưa có hệ thống thuỷ lợi
3.1.1.5. Tài nguyên đất
Căn cứ số liệu điều tra năm 2000 của tỉnh Thanh Hoá theo phương pháp FAO- UNESCO, trên địa bàn huyện có 6 nhóm đất chính như sau:
- Đất phù sa - Fluvisols (FL): Tổng diện tích là 18847,54 ha được chia thành các nhóm phụ và đơn vị phụ như sau:
+ Đất phù sa biến đổi chua: Diện tích là 1.548,89 ha
+ Đất phù sa biến đổi bảo hoà Bazơ: Diện tích là 5.456,42 ha + Đất phù sa biến đổi kết von nông: Diện tích là 1.900,41 ha + Đất phù sa biến đổi glây nông : Diện tích 934,43 ha + Đất phù sa biến đổi chua glây sâu: Diện tích là 458,27 ha + Đất phù sa bão hoà bazơ điển hình: Diện tích 146,64 ha. + Đất phù sa glây chua: Diện tích 102,57 ha
Đất phù sa biến đổi thường được hình thành ở những vùng đất có địa hình cao, vàn cao hoặc vàn thấp. Địa hình khá bằng phẳng, độ dốc cấp I. tiêu nước dễ dàng đất từ thịt nặng; thịt trung bình; thịt nhẹ ít tơi xốp vừa, từ mầu nâu vàng nhạt xen xám xanh. Cấu trúc đất thường dạng viên, cục trên chân ruộng trồng màu ở ruộng trồng lúa có cấu trúc dạng tảng. Phân bố ở hầu hết các xã trong huyện nhờ sự bồi đắp của hệ thống sông suối. Những đất được hình thành từ dải vật liệu lắng đọng của sông, ao hồ được bồi đắp phù sa kiểu như lũ lụt hay tưới nước phù sa. Đất phù sa biến đổi glây phân bố ở địa hình thấp hơn nên chỉ trồng lúa, đất phù sa biến đổi glây phân bố ở địa hình cao hơn có thể bố trí hai vụ một lúa, một màu.
- Nhóm đất Glây- Gléyols (GL): diện tích là 376,08 ha . Phân bổ ở các có địa hình bằng phẳng và trũng Nhóm đất đen: Điển hình đá lẫn nông diện tích là 1523,74
ha được hình thành tích luỹ xác hữu cơ từ các sườn đồi núi. đọng lại ở các thung lũng. Phân bố ở các xã đồi núi thấp, địa hình dốc cấp IV độ xói mòn khá mạnh, khó thoát nước thành phần cơ giới trung bình, tơi xốp
- Nhóm đất xám (AC): Diện tích 4,293,13 ha - Nhóm đất đỏ (FR) diện tích là 1.070,28 ha - Nhóm đất tầng mỏng (LP) diện tích là 801,84 ha