Thực trạng phát triển hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất trên địa bàn khu vực các xã phía đông huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa giai đoạn 2016 2018​ (Trang 40 - 42)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến việc sử dụng đất đa

3.1.3. Thực trạng phát triển hạ tầng

Giao thông:

Đến cuối năm 2018 toàn huyện có 16,5 km quốc lộ 47 đi qua đã được thảm nhựa chất lượng cao, tỉnh lộ 514, cầu Thiều đi Sao Vàng, tỉnh lộ 506 Nưa - gốm, Tỉnh lộ 517, Tỉnh lộ 515, với tổng chiều dài là 58 km đã được nhự hoá, nhưng độ rộng còn hẹp, chỉ có từ 5m – 6,5 m. Đường liên xã hơn 220 km, một số tuyến đường đã được rải nhựa và bê tông hoá, chiều rộng từ 5- 6 m, Một số tuyến đường còn lại được rải cấp phối, lúc mưa gió đi lại còn khó khăn. Đường ô tô vào tận trung tâm của 36/36 xã, thị trấn kể cả ở xã xa trung nhất như xã Bình Sơn.

Tóm lại: hệ thống giao thông trên địa bàn Triệu Sơn đã được đấu tư nâng cấp thành một mạng lưới hoàn chỉnh, tạo điều kiện giao lưu kinh tế giữa các xã với các huyện lân cận.

Thuỷ Lợi:

Hệ thống các công trình thuỷ lợi được quan tâm đầu tư và đã phát huy tác dụng. Tổng diện tích lúa được tưới là 10600 ha, trong đó tưới chủ yếu bằng hệ thống thuỷ nông sông Chu 6251 ha, tưới chủ động bằng Hồ, đập (có 11 xã) 1767 ha trên một vụ. Tưới chống hạn bằng bơm điện là 1886 ha/ vụ, Cấp xã đảm nhiệm tưới là 13 xã, với diện tích là 606 ha/vụ. Ngoài ra còn có kênh tưới cấp 1 là 45 km, kênh tưới cấp 2 là 59 km, kệnh tưới cấp 3 kể cả các kênh trạm bơm là 43 km, kênh mương nội đồng hàng trăm km, các

kênh tưới đã được kiên cố hoá đến cuối năm 2018 được gần 312 km phục vụ tưới cho hàng trăm ha lúa, màu, vườn tạp.

* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội

Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua cùng với sự gia tăng dân số, mật độ phân bố dân cư không đồng đều, mức độ sử dụng đất rất khác nhau trong từng khu vực đã và đang tạo nên những áp lực đối với đất đai của huyện. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, cùng với các chính sách hợp lý khuyến khích đầu tư phát triển các ngành kinh tế; từng bước xây dựng, cải tạo và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng…. theo dự báo trong tương lai sức ép đối với đất đai của huyện cũng sẽ rất lớn. Đây là vấn đề có tính bức xúc trong việc bố trí sử dụng đất của huyện và được thể hiện ở một số mặt sau:

* Thuận lợi

- Kinh tế xã hội huyện những năm vừa qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất các ngành đều tăng cao, 3 chương trình kinh tế trọng điểm của huyện được tổ chức thực hiện có hiệu quả.

- Các công trình xây dựng cơ bản phần lớn đã được triển khai đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng.

- Công tác kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm về quản lý bảo vệ rừng được tăng cường, tổ chức được nhiều đợt truy quét lâm tặc trên địa bàn huyện. Thực hiện tốt công tác phòng chống cháy rừng nên trong những năm qua chưa có vụ cháy rừng lớn xảy ra.

- Văn hoá xã hội đã có nhiều tiến bộ. Đặc biệt, đã quan tâm đúng mức công tác chính sách - xã hội.

- Quốc phòng - An ninh được giữ vững.

- Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật được chú trọng; Mặt trận các đoàn thể quần chúng đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật.

* Khó khăn

- Tiềm năng thế mạnh của địa phương chưa được khai thác triệt để, các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả chưa được nhân rộng một cách hợp lý. Việc chỉ đạo phát triển CN - Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề ở nông thôn còn chậm, hiệu quả sản xuất của các hợp tác xã còn thấp, nhất là các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp. - Công tác xoá đói giảm nghèo đã được quan tâm chỉ đạo, mỗi năm số hộ đói nghèo giảm trên 5%, song tình trạng tái nghèo vẫn còn xảy ra.

- Năng lực điều hành của chính quyền cơ sở và một số phòng ban còn yếu, thiếu năng động sáng tạo trong quá trình tham mưu, thiếu nhạy bén trong quá trình tổ chức thực hiện và điều hành sản xuất.

- Ngoài ra, để cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân cũng như để đáp ứng với nhu cầu đô thị hóa nông thôn, ngoài việc tận dụng nâng cấp, cải tạo các công trình hiện có, cần dành diện tích thỏa đáng để xây dựng thêm các công trình văn hoá - thể thao, khu vui chơi giải trí... trong thị trấn Triệu Sơn và các điểm dân cư trên địa bàn toàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất trên địa bàn khu vực các xã phía đông huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa giai đoạn 2016 2018​ (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)