Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Những khó khăn, tồn tại và đề xuất một số giải pháp khắc phục những khó
khăn trong thực hiện công tác thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất trên địa bàn khu vực phía đông huyện Triệu Sơn
3.4.1. Khó khăn, tồn tại
Tình hình thực hiện quyền sử dụng đất của người sử dụng đất diễn ra ở các xã, thị trấn của huyện Triệu Sơn có sự khác biệt. Có vùng diễn ra sôi động nhưng cũng có địa phương diễn ra trầm lắng. Những vùng diễn ra sôi động là những cụm xã có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng phát triển thương mại, dịch vụ, nghề phụ. Những xã có tỷ lệ sản xuất nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế lớn thì các giao dịch về đất đai trầm lắng.
Việc quản lý đất đai là một vấn đề hết sức phức tạp, vừa có tính hành chính, pháp lý, vừa có tính kỹ thuật và kinh tế - xã hội; xử lý các mối quan hệ về đất đai phải vận dụng nhiều phương pháp tổng hợp, phải tính toán đến nhiều mối quan hệ mang tính lịch sử, xã hội. Hồ sơ tài liệu về đất đai trong một thời gian dài chưa được quan tâm đầu tư xây dựng đảm bảo đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, mặt khác ý thức của nhân dân nói chung còn hạn chế, giá trị của đất ngày càng được nâng cao.
Công tác quản lý đất đai chưa dành được sự quan tâm đúng mức của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp; chưa được đầu tư ngang tầm đảm bảo đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý;
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai còn nhiều hạn chế, chưa đa dạng, phong phú, phù hợp với trình độ từng đối tượng. Pháp Luật Đất đai nói chung và những quy định các quyền sử dụng đất nói riêng còn chậm được phổ biến
đến cơ sở đẫn đến một bộ phận người sử đụng đất vẫn chưa nắm bắt được những thay đổi của pháp luật về đất đai, dân sự. Năng lực của cán bộ chuyên môn tại một số đơn vị còn hạn chế, việc cập nhật hệ thống văn bản pháp luật chưa thường xuyên dẫn đến hướng dẫn cho người sử dụng đất còn lúng túng. Huyện Triệu Sơn là huyện bán sơn địa, đất rộng, địa hình phức tạp người dân ở đây chủ yếu là thuần nông, chỉ có một số người dân ở các khu vực gần trung tâm nên tiếp cận được nhiều chính sách pháp luật lên trong công tác chuyển quyền sử dụng đất, còn phần lớn người dân chưa tiếp cận được nhiều chính sách pháp luật nên gặp khó khăn trong quá trình hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Mặt khác, việc mua bán trao tay, không khai báo chính quyền, không làm thủ tục hành chính về đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích, không đúng tên chủ sử dụng… là những vấn đề nan giải, khó giải quyết tồn tại nhiều năm qua.
Trong công tác công chứng, chứng thực các giao dịch về quyền sử dụng đất theo quy định của UBND tỉnh Thanh Hoá từ năm 2013 bắt buộc là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện, do chi phí công chứng khá cao so với mức người dân có khả năng chi trả. Hơn nữa, một số Văn phòng Công chứng còn chưa nắm hết được chính sách Luật Đất đai cũng như những văn bản dưới luật của tỉnh bàn hành lên đã cho chuyển quyền một số trường hợp không đúng theo quy định dẫn đến việc giải quyết các hồ sơ tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất không thực hiện được hoặc phải chỉnh sửa nội dung hợp đồng.
Đội ngũ cán bộ ngành Tài nguyên và Môi trường còn thiếu về số lượng, kinh nghiệm công tác và trình độ không đều, lại dễ bị biến động về tổ chức nhất là đội ngũ cán bộ Địa chính cấp xã do luân chuyển địa bàn. Nhiệm vụ quản lý đất đai vừa nhiều vừa phức tạp, bên cạnh đó cán bộ làm công tác quản lý đất đai cấp xã phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác như quản lý xây dựng, nông nghiệp... nên việc thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai, theo dõi một cách liên tục quá trình sử dụng, chuyển dịch đất đai bị hạn chế, gây thất lạc hồ sơ quản lý đất đai.
Trung tâm hành chính công huyện Triệu Sơn đã được thành lập và đi vào hoạt động, thực hiện tốt tại địa phương nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, tuy
nhiên do số lượng cán bộ tiếp nhận cũng như cán bộ thẩm định, xử lý hồ sơ còn hạn chế mà lượng hồ sơ nhiều dẫn đến nhiều hồ sơ không thể giải quyết đúng thời gian quy định, gây ra bức xúc cho người dân. Trình tự, thủ tục hành chính để thực hiện các quyền sử dụng đất còn phức tạp, vẫn có tình trạng cán bộ cơ sở gây khó khăn phiền hà đối với người sử dụng đất khi lập thủ tục thực hiện chuyển quyền sử dụng đất. Đây là một trong những rào cản làm chậm tiến độ lập hồ sơ thực hiện quyền sử dụng đất và là nút thắt trong thực hiện cải cách hành chính, minh bạch hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai nói chung.
Khối lượng công việc trong thực hiện chuyển quyền sử dụng đất lớn, cán bộ còn thiếu về số lượng, hạn chế về chuyên môn dẫn đến thời gian xử lý các công việc về quản lý đất đai nói chung cũng như việc thực hiện các quyền sử dụng đất nói riêng bị chậm trễ, thời gian thụ lý hồ sơ còn kéo dài, gây ách tắc.
3.4.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao việc thực hiện thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất tại huyện Triệu Sơn sử dụng đất tại huyện Triệu Sơn
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý đất đai. Huy động sự tham gia của các đoàn thể cơ sở vào công tác quản lý đất đai, nhất là việc phát hiện, xử lý vi phạm đối với người sử dụng đất.
Tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai đối tới người dân, giúp người dân hiểu và thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhà nước trong việc quản lý, sử dụng đất đai.
Đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất lần đầu để người sử dụng đất đủ điều kiện thực hiện thừa kế tặng cho quyền sử dụng đất.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động bộ phận một cửa liên thông tại UBND huyện, các xã, thị trấn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp trong việc đăng ký đất đai, công khai minh bạch thủ tục, hồ sơ, phí và lệ phí để người dân và doanh nghiệp biết, rút ngắn được thời gian thực hiện.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận
Huyện Triệu Sơn có vị trí địa lý thuận lợi, đa dạng về địa hình cho phép phát triển toàn diện về nông nghiệp và công nghiệp dịch vụ - thương mại. Trên địa bàn huyện Triệu Sơn tổng diện tích tự nhiên là 29.004,53 ha trong đó:
- Đất nông nghiệp là 19.251,46 ha chiếm 66,37 % diện tích đất tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp là 9.445,57 ha chiếm 32,57 % diện tích đất tự nhiên. - Đất chưa sử dụng là 307,50 ha chiếm 1,06 % diện tích đất tự nhiên.
Kết quả thực hiện công tác thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất khu vực phía đông của huyện Triệu Sơn trong giai đoạn 2016-2018 như sau:
- Theo đơn vị hành chính: Tổng số trường hợp thừa kế, tặng cho QSD đất của 10 xã phía đông huyện Triệu Sơn là 576 trường hợp, trong đó nhiều nhất là xã Dân Lực với 151 trường hợp, ít nhất là xã Tiến Nông với 4 trường hợp.
- Theo thời gian: Trên địa bàn nghiên cứu có sự biến động qua các năm, tuy nhiên sự biến động này không nhiều. Năm 2016 có 168 hồ sơ; năm 2017 có 203 hồ sơ và năm 2018 có 205 hồ sơ, với tổng diện tích đất thừa kế, tặng cho là 8,4 ha %.
- Theo loại đất: Tổng số diện tích đất ở thừa kế, tặng cho QSD đất là 8,4 ha. Diện tích thừa kế, tặng cho đất trồng cây lâu năm chiếm phần lớn 4,58 ha, chiếm 54,52 % tổng diện tích đất thừa kế, tặng cho, Diện tích đất thừa kế, tặng cho loại đất trồng cây càng hàng năm là 2,3 ha chiếm 27,38 % diện tích thừa kế, tặng cho. Đất ở là 1,52 ha, chiếm 18,10 % tổng diện tích đất thừa kế, tặng cho.
* Kết quả đánh giá sự hiểu biết của người dân:
Qua điều tra phỏng vấn người dân dựa trên bộ phiếu điều tra kết quả sự hiểu biết đúng của người dân về thực hiện công tác thừa kế tặng cho QSD đất là 66,36 %, cụ thể như sau:
- Tỷ lệ trả lời đúng về sự hiểu biết chung người dân về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất trung bình đạt 66,48%.
- Sự hiểu biết của người dân về hồ sơ thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất QSD đất trung bình đạt 68,91%.
- Sự hiểu biết của người dân về thuế và lệ phí khi thực hiện thủ tục thừa kế, tặng cho QSD đất QSD đất trung bình đạt 63,71 %.
Công tác thực hiện thừa kế quyền sử dụng đất ở địa phương đảm bảo theo đúng trình tự pháp luật, đáp ứng nhu cầu người dân. Tuy nhiên, do thiếu nguồn nhân lực, hiểu biết pháp luật đất đai của người dân còn hạn chế gây khó khăn trong quá trình thực hiện các thủ tục cần thiết.
2. Đề nghị
Đẩy mạnh cải cách hành chính để đơn giản hoá, giảm bớt các thủ tục, thực hiện công khai minh bạch các thủ tục về đất đai như thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đất, chuyển quyền sử dụng đất... Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động bộ phận một cửa liên thông tại UBND huyện, các xã, thị trấn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp trong việc đăng ký đất đai, rút ngắn được thời gian thực hiện. Thực hiện tốt quy chế một cửa liên thông giữa các phòng, ban chuyên môn và chi cục thuế huyện Triệu Sơn.
Tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai tới người dân còn nhiều bất cập, một bộ phận người dân và thậm chí cả những cán bộ ở cơ sở còn chưa nắm bắt được đầy đủ quy định pháp luật hiện hành trong lĩnh vực quản lý sử dụng đất và việc thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất. Do đó, ngoài việc tăng cường tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin, cần xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật về đất đai theo các chủ đề phù hợp với nội dung quản lý nhà nước về đất đai để cung cấp cho các địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Xuân Bá (2003), Sự hình thành và phát triển thị trường bất động sản trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội
2. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 76/2014/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất.
3. Bộ Tài nguyên & Môi trường (2014), Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
4. Bộ Tài nguyên & Môi trường (2014), Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính
5. Bộ Tài nguyên & Môi trường (2014), Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT quy định về bản đồ địa chính.
6. Bộ Tài nguyên & Môi trường (2014), Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.
7. Bộ Tài nguyên & Môi trường (2015), Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ
8. Bộ Tư pháp - Bộ TN&MT (2011), Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP- BTNMT ngày 18/11/2011 “Hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất”.
9. Nguyễn Đình Bồng (2006), "Một số vấn đề về thị trường quyền sử dụng đất ở nước ta trong giai đoạn hiện nay".
10. Chi cục thống kê huyện Triệu Sơn (2018), Niên giám thống kê năm 2018. 11. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2014), Nghị định số 102/2014/NĐ-
CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
12. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2014), Nghị định số 104/2014/NĐ-CP quy định về khung giá đất
135/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
14. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai năm 2013
15. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2014), Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định về thu tiền sử dụng đất; 16. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2017), Nghị định số
01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.
17. Nguyễn Minh Hoàn, Sự thay đổi chính sách “từ Quốc hữu hóa đến thị trường hóa” đất đai ở trung quốc
18. Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Triệu Sơn (2016), Báo cáo tổng kết năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017;
19. Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Triệu Sơn (2017), Báo cáo tổng kết năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018;
20. Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Triệu Sơn (2018), Báo cáo tổng kết năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ năm 2019
21. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (1993), Luật Đất đai năm 1993,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
22. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2003), Luật Đất đai năm 2003,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
23. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2013), Hiến pháp năm 2013,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
24. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2013), Luật Đất đai năm 2013,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
25. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2015), Luật Dân sự năm 2015,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
26. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Giáo trình quản lý Nhà nước về đất đai.
27. Nguyễn Trọng Tuấn (Thegioiluat.VN), Kinh nghiệm quản lý đất đai của một số nước trên thế giới.
28. Uỷ ban nhân dân huyện Triệu Sơn (2016), Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội huyện Triệu Sơn năm 2016 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2017
29. Uỷ ban nhân dân huyện Triệu Sơn (2017), Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội huyện Triệu Sơn năm 2017 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2018
30. Uỷ ban nhân dân huyện Triệu Sơn (2018), Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội huyện Triệu Sơn năm 2018 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2019
31. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá (2014), Quyết định số 4463/2014/QĐ- UBND về việc ban hành quy định hạn mức giao đất ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở; hạn mức công nhận đất ở và hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA ĐIỀU TRA CÁN BỘ
Phục vụ đề tài “Đánh giá công tác tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn phía đông huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2018”.
Kính gửi: Cán bộ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện triệu sơn Người điều tra: Lê Đăng Hoàng
Xin Ông (Bà) vui lòng trả lời một số câu hỏi sau: