Phần I : MỞ ĐẦU
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Tình hình đầu tƣXDCB bằng nguồn vốn NSNN tỉnh Phú Thọ
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ
2.1. Tình hình đầu tƣ XDCB bằng nguồn vốn NSNN tỉnh Phú Thọ
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ Thọ
2.1.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên
Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng miền núi trung du Bắc Bộ, có diện tích tự
nhiên 3.532,9 km2
. Tỉnh Phú Thọ là ngã ba sông, giao lƣu giữa 3 vùng: Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Bắc, tiếp giáp với nhiều tỉnh:
Phía Bắc tiếp giáp tỉnh Tuyên Quang; Phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình;
Phía Đông giáp Vĩnh Phúc;
Phía Đông Nam giáp thủ đô Hà Nội Phía Tây giáp Sơn La, Yên Bái.
Vị trí đó giúp Phú Thọ có lợi thế trung chuyển, giao lƣu kinh tế giữa
các tỉnh trong nƣớc và hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam của Trung Quốc 5
. Đặc điểm nổi bật của địa hình là chia cắt tƣơng đối mạnh. Đặc điểm về địa hình cùng với sự ngăn cách bởi dòng sông Hồng khiến tỉnh Phú Thọ chia thành hai tiểu vùng với các đặc điểm về độ cao, loại đất, khí hậu… khá rõ rệt:
tiểu vùng Tây Nam và tiểu vùng Đông Bắc 6.
Trƣớc năm 2020 toàn tỉnh có 277 xã, phƣờng, thị trấn; trong đó có 218
xã, thị trấn là miền núi; có 01 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP
của Chính phủ và đã thoát nghèo theo Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ; từ năm 2020, sau khi thực hiện sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, toàn tỉnh còn 225 xã, phƣờng, thị trấn; trong đó có 174 xã, thị trấn thuộc khu vực miền núi.
Toàn tỉnh có 50 thành phần dân tộc với tổng số 1.463.726 ngƣời, trong đó dân tộc Kinh 1.214.162 ngƣời (chiếm 82,85%); dân tộc Mƣờng 218.404 ngƣời (chiếm 14,92%); dân tộc Dao 15.702 ngƣời (chiếm 1,07%), dân tộc Cao Lan (Sán Chay) 4.278 ngƣời; dân tộc Mông 1.267 ngƣời; chủ yếu sinh sống trên địa bàn 05 huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Thanh Thủy, Đoan Hùng; các dân tộc khác 15.458 ngƣời (1,06%) sống xen kẽ trên địa bàn tỉnh.
Phân bố dân cƣ: dân cƣ thành thị 265.391 ngƣời chiếm 18,1% dân số toàn tỉnh.
Về chất lƣợng dân số: dân số Phú Thọ đang ở giai đoạn đƣợc xem là dân số vàng với số lƣợng ngƣời từ 15 tuổi trở lên đang tham gia làm việc chiếm 54,7%. Số lao động đƣợc đào tạo và truyền nghề đạt 62% trong đó số lao động đƣợc đào tạo có chứng chỉ từ 3 tháng trở lên chiếm 22,7%.
Chất lƣợng nguồn nhân lực: Số lao động trong độ tuổi từ 15 trở lên đang làm việc khoảng 769,4 nghìn ngƣời chiếm 54,7% tổng dân số. Tỷ lệ thất nghiệp chung toàn tỉnh ƣớc tính trên 2,2%, trong đó khu vực thành thị là 3,8%.[49]
2.1.1.2. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ
Trong những năm qua, tỉnh Phú Thọ chịu ảnh hƣởng nhiều thiên tai, bão lũ phá hủy nhiều công trình hạ tầng, nhất là trên địa bàn các xã miền núi làm ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên dƣới sự chỉ đạo toàn diện của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội vẫn đạt và vƣợt các chỉ tiêu đề ra.
Giai đoạn 2015 - 2020, kinh tế của tỉnh vƣợt qua nhiều khó khăn, thách thức và tiếp tục phát triển, đời sống nhân dân đƣợc nâng lên.Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân 5 năm 2016 - 2020 đạt 7,86%, trong đó: Nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng 4,4%, công nghiệp - xây dựng tăng 10,2%, dịch vụ
tăng 7,3%. Quy mô GRDP năm 2020 theo giá hiện hành đạt 75,8 nghìn tỷ đồng; GRDP bình quân đầu ngƣời đạt 52,5 triệu đồng, tăng 65% so với năm 2015. Các khu vực kinh tế, các ngành kinh tế đều có bƣớc phát triển, quy mô đƣợc mở rộng, hiệu quả đƣợc nâng lên. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng, tỷ trọng ngành dịch vụ 40,13%, công nghiệp xây dựng 37,98%, nông - lâm nghiệp - thủy sản đạt 19,89%. Kim ngạch xuất khẩu tăng 20,8%/năm.
Đầu tƣ kết cấu hạ tầng then chốt đạt kết quả quan trọng; đã tập trung huy động tốt các nguồn lực, nhất là nguồn vốn từ khu vực kinh tế tƣ nhân để đầu tƣ, xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống của Nhân dân; trong 5 năm tổng nguồn vốn huy động đƣợc trên 50.600 tỷ đồng, tăng 1,4 lần so với giai đoạn 2011-2015. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội có bƣớc phát triển; hạ tầng giao thông, các khu, cụm công nghiệp đƣợc quan tâm đầu tƣ, hoàn thành nhiều công trình quan trọng; hạ tầng thƣơng mại, dịch vụ, du lịch, đô thị nông nghiệp, nông thôn từng bƣớc đƣợc đầu tƣ, cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; hạ tầng các lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, thông tin và truyền thông... đƣợc chú trọng đầu tƣ và đạt kết quả khá tích cực, là điển hình của cả nƣớc trong thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực y tế.
Nguồn nhân lực của tỉnh từng bƣớc phát triển về số lƣợng và nâng cao chất lƣợng. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch tích cực theo hƣớng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tăng dần tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp, Chất lƣợng nguồn nhân lực cơ bản phát triển đồng bộ về thể lực, kỹ năng nghề nghiệp và đạo đức, lối sống, góp phần nâng cao năng suất lao động. Nguồn nhân lực khu vực nông thôn đƣợc quan tâm đào tạo nghề, đã cơ bản áp dụng đƣợc kiến thức, kỹ năng nghề vào sản xuất, mở rộng kinh doanh, góp phần giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.
Lĩnh vực văn hóa xã hội đạt nhiều kết quả tích cực, an sinh xã hội đƣợc đảm bảo.
Sự nghiệp giáo dục đào tạo tiếp tục phát triển. Quy mô, mạng lƣới trƣờng, lớp học đƣợc mở rộng, cơ sở vật chất đƣợc tăng cƣờng và sắp xếp tinh gọn, từng bƣớc đƣợc chuẩn hóa, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân các dân tộc trong tỉnh
Công tác y tế, dân số, gia đình và trẻ em đƣợc chú trọng thực hiện. Hệ thống y tế từ tỉnh đến xã không ngừng đƣợc củng cố và phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Công tác xã hội hoá về y tế đƣợc đẩy mạnh, tỷ lệ giƣờng bệnh xã hội hóa chiếm 51,6%. Bệnh viện tuyến tỉnh, huyện đƣợc đầu tƣ trang thiết bị đồng bộ và hiện đại; chất lƣợng khám chữa bệnh đƣợc nâng lên cả về chuyên môn, nghiệp vụ, tinh thần, thái độ phục vụ và chăm sóc ngƣời bệnh. Các chƣơng trình y tế quốc gia đƣợc thực hiện có hiệu quả. Công tác y tế dự phòng đƣợc quan tâm chỉ đạo, hoạt động giám sát các bệnh truyền nhiễm, bệnh dịch nguy hiểm đƣợc chủ động thực hiện thƣờng xuyên, đặc biệt trong công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 đã cùng cả nƣớc khống chế thành công không để đại dịch bùng phát. Công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em đƣợc quan tâm thực hiện và đạt kết quả tốt.
Công tác giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội, công tác dân tộc, tôn giáo đạt kết quả tích cực. Các chính sách, chƣơng trình, dự án giảm nghèo đƣợc triển khai có hiệu quả; thu nhập và chất lƣợng cuộc sống của Nhân dân từng bƣớc đƣợc nâng lên; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,5%/năm; huyện Tân Sơn ra khỏi huyện nghèo trƣớc hai năm. Công tác giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động đƣợc triển khai tích cực, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Tập trung thực hiện công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tiến tới bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân; tỷ lệ dân số tham gia bảo
hiểm y tế đạt 93%. Thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ chính sách đối với thƣơng binh, gia đình liệt sỹ và ngƣời có công với cách mạng. Công tác dân tộc đƣợc chú trọng; các chƣơng trình, dự án, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đƣợc triển khai thực hiện đầy đủ.
Các hoạt động văn hóa thể thao, thông tin, báo chí, xuất bản, phát thanh truyền hình, văn học nghệ thuật có nhiều khởi sắc. Toàn tỉnh có 225/225 nhà văn hóa cấp xã, có 03 xã miền núi chƣa có nhà văn hóa kiêm hội trƣờng, trung tâm học tập cộng đồng (Xã Tất Thắng, xã Văn Miếu thuộc huyện Thanh Sơn; xã Trung Sơn huyện Yên Lập).
Tỷ lệ hộ nghèo giảm hàng năm: năm 2016 giảm 1.773 hộ, năm 2017 giảm 2.042 hộ, năm 2018 giảm 2.406 hộ; năm 2019 giảm 1,32%. Hiện còn 5,77% hộ nghèo.[49]
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt đƣợc, tỉnh Phú Thọ còn một số hạn chế, cần lƣu ý khắc phục: Chất lƣợng tăng trƣởng chƣa cao; chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; lao động nông nghiệp chiếm tỉ lệ còn cao; tăng trƣởng của các ngành chƣa đồng đều, hiệu quả chƣa cao; nhiều ngành công nghiệp phát triển chƣa bền vững, chƣa thu hút đƣợc nhiều dự án, doanh nghiệp chủ lực, quy mô lớn đầu tƣ vào Tỉnh; việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật công nghệ cao còn hạn chế; chất lƣợng và quy mô dịch vụ chƣa cao. Môi trƣờng đầu tƣ có mặt chƣa thực sự thông thoáng, hấp dẫn; công tác cải cách hành chính và cải thiện môi trƣờng đầu tƣ chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển. Công tác bảo vệ môi trƣờng, quản lý tài nguyên khoáng sản còn tồn tại, hạn chế. [47]
2.1.2. Tình hình đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Trong giai đoạn 2016 - 2020,thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVIII, Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo lãnh đạo các cấp chính quyền và Đảng bộ địa phƣơng đoàn kết cùng nhân dân thực hiện thành công 4 khâu đột phá đó là: Huy động nguồn lực đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt; phát triển nguồn nhân lực; phát triển du lịch và cải cách hành chính. Nhờ vậy, Phú Thọ đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.
Đối với khâu đột phá về huy động nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt, Tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, tăng cƣờng công tác quản lý quy hoạch; tạo điều kiện, cơ chế hỗ trợ tăng cƣờng huy động nguồn lực đầu tƣ; kịp thời hoàn thiện cơ chế ƣu đãi, thu hút đầu tƣ vào tỉnh. Nâng cao trách nhiệm các cấp, ngành, huyện, thành, thị, giải quyết kịp thời các vƣớng mắc trong công tác thu hồi, bồi thƣờng, giao đất, tạo niềm tin với các nhà đầu tƣ; chú trọng và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tƣ. Đến nay, tổng nguồn vốn huy động ƣớc đạt 50.009 tỷ đồng; thực hiện đầu tƣ 199 dự án thuộc 08 ngành, lĩnh vực hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt về giao thông, hạ tầng đô thị...; nhiều công trình, dự án hoàn thành đƣa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả, có ý nghĩa lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhƣ: Nút giao IC7, IC9, IC10,IC11...Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững tiếp tục đƣợc quan tâm chỉ đạo, đến nay Tỉnh có 93 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 151 khu dân cƣ nông thôn mới.
Thu ngân sách nhà nƣớc giai đoạn (2016 – 2019) đạt hơn 61.000 tỷ đồng, tăng bình quân 12,1%/năm; tổng nguồn vốn huy động đƣợc trên 50.600 tỷ đồng, tăng 1,4 lần so với giai đoạn 2011 - 2015. Trong đó, vốn đầu tƣ của doanh nghiệp và tƣ nhân đạt 30,3 nghìn tỷ đồng; vốn đầu tƣ ngân sách Nhà nƣớc đạt trên 20,3 nghìn tỷ đồng… Riêng năm 2020, quy mô GRDP ƣớc đạt trên 75,8 nghìn tỷ đồng, tăng 1,7 lần so với năm 2015; Tổng sản phẩm bình
quân đầu ngƣời đạt 52,5 triệu đồng, tăng 65% so với năm 2015….(Chi tiết bảng 2.1)
Bảng 2.1. Tình hình thu chi ngân sách tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2019 Đơn vị: Triệu đồng Năm 2016 2017 2018 2019 Chỉ tiêu Tổng thu ngân sách 12.670.234 15.207.032 15.967.566 17.393.336 Tổng chi ngân sách 24.713.130 25.770.961 26.184.076 27.548.261 Tổng sản phẩm trên địa
bàn bình quân đầu ngƣời 34.644,2 37.121,6 40.845,9 44.440,9
Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ Niên giám thống kê
Qua bảng 2.2 dƣới đây sẽ cho thấy nguồn vốn ngân sách đã đƣợc phân cấp quản lý tƣơng đối tập trung, đầu tƣ theo quy hoạch, có hiệu quả và đảm bảo phù hợp …
Bảng 2.2. Vốn đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2016-2020
Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2016 2017 2018 2019 2020 2016- 2020 Nội dung Tổng cộng 19.786 23.071 26.184 29.243 30.900 129.184 Phân cấp quản lý - Trung ƣơng 1.005 1.276 1.277 1.496 1.805 6.859
- Địa phƣơng 18.781 21.794 24.906 27.773 4.461 122.325
Phân theo khoản mục đầu tư
- Vốn đầu tƣ XDCB 15.744 19.466 19.635 22.973 24.888 102.706
- Vốn đầu tƣ khác 4.042 3.605 6.549 6.270 6.012 26.478
Phân theo nguồn vốn
- Vốn khu vực nhà nƣớc 5.054 5.242 5.493 5.485 6.266 27.990
- Vốn ngoài nhà nƣớc 12.054 14.048 16.185 18.376 18.943 79.606
- Vốn đầu tƣ trực tiếp của nƣớc
ngoài 2.677 3.781 4.505 5.381 5.690 22.034
Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ Niên giám thống kê
Qua bảng 2.2 ta thấy, tổng vốn đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2020 là 129.184 tỷ đồng. Trong đó:
Nếu phân theo khoản mục đầu tƣ thì: Vốn đầu tƣ XDCB là 102.706 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ gần 80% (79,5%); vốn đầu tƣ khác là 26.478 tỷ đồng, chiếm khoảng gần 20% trên tổng số vốn đầu tƣ.
Nếu phân theo nguồn vốn thì: Vốn khu vực nhà nƣớc là 27.990 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 21,6%; Vốn ngoài nƣớc là 79.606 tỷ đồng, chiếm 61,6%; Vốn đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài là 22.034 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 17,2% tổng mức vốn đầu tƣ. Nhƣ vậy ta thấy nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài chiếm tỷ lệ nhỏ nhất, vốn đầu tƣ ngoài nhà nƣớc chiếm tỷ lệ lớn nhất. Trong đó:
Vốn đầu tƣ từ nhà nƣớc có xu thế tăng nhƣng chậm: Năm 2016 là 5.054 tỷ đồng, đến năm 2020 là 6.266 tỷ đồng (tăng 1.212 tỷ đồng).
Vốn đầu tƣ ngoài nƣớc có xu thế tăng khá nhanh: Năm 2016 là 12.054 tỷ đồng, đến năm 2020 là 18.943 tỷ đồng (tăng 6.889 tỷ đồng).
Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tăng ở mức trung bình: Năm 2016 là 2.677 tỷ đồng, đến năm 2020 là 5.690 tỷ đồng (tăng 3.013 tỷ đồng).
Trong 5 năm qua, Phú Thọ đã thực hiện đầu tƣ trên 190 dự án thuộc 8 ngành, lĩnh vực hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt. Nổi bật là lĩnh vực hạ tầng đô thị, toàn tỉnh đã thực hiện đƣợc 68 dự án, tổng vốn huy động đạt trên 11 nghìn tỷ đồng. Hàng chục dự án hạ tầng đô thị đƣợc triển khai, tạo diện mạo đô thị khang trang, hiện đại tại nhiều địa phƣơng. Hạ tầng giao thông có bƣớc phát triển vƣợt bậc: 35 dự án hạ tầng giao thông đƣợc triển khai xây dựng, với tổng vốn trên 6,1 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, nhiều dự án quan trọng đã đƣợc triển khai quy hoạch và xây dựng những khu công nghiệp nhằm thu hút các nhà đầu tƣ. Đặc biệt, hạ tầng giao thông đã có những bƣớc phát triển nhanh, góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, hình thành các KCN quy mô lớn. Trong 5 năm qua, tỉnh đã đƣợc đầu tƣ thêm 125km đƣờng quốc lộ và cao tốc; 130km đƣờng liên xã; 400km đƣờng giao thông nông thôn đƣợc kiên cố hóa... đã khoác lên mình một diện mạo mới về giao thông của Phú Thọ. Đồng thời, đầu tƣ 19 dự án hạ tầng nông, lâm nghiệp thủy sản; 423 trạm biến áp, 527km