Phần I : MỞ ĐẦU
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
3.3. Các đề xuất, kiến nghị
Để tiếp tục tăng cƣờng quản lý và nâng cao hiệu quả công tác quyết toán vốn đầu tƣ, giải quyết dứt điểm các dự án, công trình vi phạm thời gian quyết toán vốn đầu tƣ XDCB bằng nguồn NSNN; trân trọng đề xuất một số nội dung sau:
- Sở Tài chính tỉnh phối hợp với các đơn vị có liên quan để công bố công khai công trình, chủ đầu và các đơn vị nhà thầu vi phạm thời gian quyết toán theo quy định.
- Sở Kế hoạch và Đầu tƣ:
+ Với chủ đầu tƣ, ban quản lý dự án có dự án chậm nộp báo cáo quyết toán từ 24 tháng trở lên: không tham mƣu cho đầu tƣ, không thẩm định dự án mới
+ Các dự án chậm nộp báo cáo quyết toán từ tháng 12 trở lên: không bố trí kế hoạch vốn để thanh toán số vốn còn thiếu
+ Các Chủ đầu tƣ, Ban quản lý dự án vi phạm quy định trong việc quyết toán dự án hoàn thành: không tham mƣu UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch đấu thầu, giao thầu các dự án mới.
- Kho bạc nhà nƣớc tỉnh: thống kê và gửi Sở Tài chính danh mục dự án, công trình hoàn thành đã nghiệm thu nhƣng chƣa lập hồ sơ báo cáo quyết toán vốn đầu tƣ dự án theo quy định; cử cán bộ tham gia các nội dung trong công tác thẩm tra quyết toán; kiên quyết không thanh toán số vốn còn thiếu cho các dự án chậm nộp báo cáo quyết toán từ 12 tháng trở lên tháng.
- Thanh tra tỉnh: Khi thực hiện thanh tra tại các đơn vị có sử dụng vốn nhà nƣớc để đầu tƣ XDCB, làm rõ từng nội dung vi phạm của các Chủ đầu tƣ, Ban quản lý dự án.
- Sở Xây dựng: xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động XDCB. - Các chủ đầu tƣ: tuân thủ đúng, đủ các quy định về thời gian, thủ tục hồ sơ quyết toán; có trách nhiệm trong các bƣớc thực hiện công tác quyết toán vốn đầu tƣ XDCB. [41]
KẾT LUẬN
Quyết toán vốn đầu tƣ XDCB là khâu cuối truớc khi đƣa dự án vào khai thác sử dụng, góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ XDCB bằng nguồn NSNN. Vì vậy những năm qua,Nhà nƣớc và các bộ ngành quan tâm và không ngừng hoàn thiện các quy định về nội dung này, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn. Tuy nhiên, do tình hình thực tiễn luôn biến đổi, sự đa dạng ở các địa phƣơng, sự tác động của các nhân tố khiến thực tế công tác này vẫn còn hạn chế, bất cập. Do đó việc hệ thống những nội dung lý luận cơ bản, đánh giá thực trạng và tìm ra các giải pháp hoàn thiện công tác quyết toán vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN của các cơ quan tài chính của tỉnh Phú Thọ là một việc làm có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Về mặt lý luận: luận văn đã hệ thống hoá, khái quát và làm rõ những lý luận cơ bản về quyết toán vốn đầu tƣ XDCB bằng nguồn NSNN: Khái niệm, vai trò của quyết toán vốn đầu tƣ XDCB, quyết toán vốn đầu tƣ XDCB tại các cơ quan tài chính, các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng quyết toán vốn đầu tƣ XDCB, nội dung của quyết toán vốn đầu tƣ XDCB và một số kinh nghiệm quyết toán vốn đầu tƣ XDCB bằng nguồn NSNN của các cơ quan tài chính địa phƣơng
Về thực tiễn: từ khảo sát thực tiễn kinh tế xã hội của tỉnh, tình hình đầu tƣ XDCB của tỉnh và đặc biệt là thực trạng về quản lý chi phí trongkhâu thanh toán, quyết toán cho thấy những tồn tại và nguyên nhân ảnh hƣởng từ cơ chế chính sách trong đầu tƣ xây dựng còn nhiều kẽ hở, thiếu chặt trong khâu quyết toán XDCB… Từ đó tìm ra các giải pháp để hoàn thiện công tác quan trọng này. Trong đó, luận văn đặc biệt chú trọng để quyết toán vốn đầu tƣ XDCB từ vốn NSNN đƣợc thực hiện tốt thì việc có cơ chế chính sách tốt là điều tối quan trọng. Cơ chế chính sách đối với các địa phƣơng bao gồm: chính
sách chung của Nhà nƣớc và chính sách áp dụng riêng đối với địa phƣơng, đây sẽ là định hƣớng, căn cứ để các địa phƣơng quán triệt, cụ thể hoá, vận dụng linh hoạt giúp thực hiện tốt nhiệm vụ của mình; đẩy mạnh quá trình cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh, tăng cƣờng công tác phân cấp trong quản lý đầu tƣ và xây, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tƣ XDCB, tăng cƣờng sự phối kết hợp giữa các các cơ quan chức năng trong tỉnh đối với hoạt động quản lý Nhà nƣớc về đầu tƣ và xây dựng...
Trong khuôn khổ giới hạn của đề tài luận văn và khả năng trình độ của tác giả, chắc chắn bản luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định.Nhƣng hy vọng những vấn đề đƣợc nêu trong luận văn có thể đóng góp đƣợc một phần nhỏ bé trong việc hoàn thiện công tác quyết toán vốn đầu tƣ XDCB bằng nguồn NSNN tỉnh Phú Thọ nói riêng và hoàn thiện công tác quyết toán vốn đầu tƣ XDCB bằng nguồn NSNN nói chung.
CHÚ THÍCH NỘI DỤNG
(1) Chi phí hợp pháp là chi phí đƣợc thực hiện trong phạm vi thiết kế, dự toán đã đƣợc phê duyệt kể cả phần điều chỉnh, bổ sung hoặc là chi phí đƣợc thực hiện đúng với hợp đồng đã ký kết, phù hợp với các quy định của pháp luật.
(2) Trong trƣờng hợp các cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán Nhà nƣớc, cơ quan điều tra thực hiện thanh tra, kiểm tra, điều tra dự án
(3) Trƣờng hợp cơ quan kiểm toán nhà nƣớc thực hiện kiểm toán
(4) Căn cứ vào Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2011- 2015, UBND huyện, xã phải xây dựng kế hoạch chuẩn bị đầu tƣ hàng năm và cho 3 năm 2013- 2015 trên cơ sở nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện và khả năng cân đối nguồn lực đáp ứng. UBND tỉnh Thái Nguyên yêu cầu kế hoạch đầu tƣ 3 năm 2013- 2015 cần tập trung vốn cho các dự án hoàn thành trong năm 2012 trở về trƣớc thuộc nhiệm vụ đầu tƣ từ nguồn NSNN nhƣng chƣa đƣợc bố trí đủ vốn; các dự án dự kiến hoàn thành năm 2013; các dự án dự kiến hoàn thành năm 2014- 2015 (theo tiến độ trong quyết định đầu tƣ, khả năng cân đối vốn và khả năng thực hiện 3 năm 2013-2015); các dự án trọng điểm hoàn thành sau năm 2015. (5) Phú Thọ nằm trong vành đai của các tuyến trục giao thông quan trọng: đƣờng bộ có Quốc lộ 2, Cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đƣờng Hồ Chí Minh, đƣờng sắt có tuyến đƣờng xuyên Á, đƣờng sông chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phía Tây vùng Đông Bắc đều quy tụ về Phú Thọ rồi tỏa đi Hà Nội, Hải Phòng và các khu vực khác.
(6) Tiểu vùng Tây Nam hay hữu ngạn sông Hồng gồm các huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Tam Nông, Thanh Thủy, Cẩm Khê và một phần của Hạ Hòa có diện tích tự nhiên gần 2.400km2, bằng 67,94% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển từ 200 - 500m.
(7) Bao gồm các khoản mục chi phí thuộc chí phí quản lý dự án và các gói thầu chủ đầu tƣ đƣợc phép tự thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu
(8) Chi phí đào tạo, tăng cƣờng và nâng cao năng lực cho cơ quan quản lý hoặc cộng đồng, chi phí các Ban quản lý dự án không liên quan trực tiếp đến tài sản đƣợc hình thành và bàn giao ở các địa phƣơng, chi phí đầu tƣ thiệt hại do nguyên nhân chủ quan nhƣ khối lƣợng đầu tƣ bị hủy bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền, chi phí đã thực hiện, không xảy ra thiệt hại, có tạo ra sản phẩm nhƣng sản phẩm đó không đƣợc sử dụng cho dự án nhƣ sản phẩm chi phí khảo sát, thiết kế đã hoàn thành, đạt chất lƣợng nhƣng không đƣợc sử dụng do chủ đầu tƣ thay đổi thiết kế, chi phí đầu tƣ xây dựng dở dang (dự án dừng thực hiện vĩnh viễn) không hình thành tài sản; chi phí sửa chữa, khắc phục hậu quả thiên tai không đƣợc hạch toán tăng giá trị tài sản theo quy định của pháp luật về kế toán và quản lý tài sản,....
(9) Gồm: phạm vi kiểm toán, thời gian và thể thức thực hiện kiểm toán đối với dự án; việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, những căn cứ pháp lý mà kiểm toán viên sử dụng để kiểm toán dự án.
(10) Trƣờng hợp kết quả kiểm toán có sai sót, không đảm bảo yêu cầu, không đủ nội dung theo quy định, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán thông báo cho chủ đầu tƣ để yêu cầu nhà thầu kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán lại hoặc kiểm toán bổ sung.
(11) Trong trƣờng hợp các cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán nhà nƣớc, cơ quan điều tra thực hiện thanh tra, kiểm tra, điều tra dự án. Trƣờng hợp cần thiết, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán báo cáo ngƣời có thẩm quyền phê duyệt quyết toán có văn bản lấy ý kiến của các cơ quan liên quan để thống nhất hƣớng xử lý trƣớc khi trình ngƣời có thẩm quyền phê duyệt quyết toán quyết định.
(12) Đối với chi phí thiết bị còn phải thực hiện thẩm tra chi phí vận chuyển, bảo quản, bảo dƣỡng gia công thiết bị nhƣ: Chi phí vận chuyển, bốc xếp theo giá cƣớc quy định, chi phí bảo quản, bão dƣỡng gia công thiết bị theo dự toán đƣợc duyệt, hợp đồng, nghiệm thu…
(13) Trƣờng hợp điều chỉnh về khối lƣợng phải căn cứ biên bản nghiệm thu khối lƣợng để thẩm tra khối lƣợng. Trƣờng hợp điều chỉnh về đơn giá phải căn cứ nguyên tắc điều chỉnh đơn giá ghi trong hợp đồng.
(14) Gồm: Chi phí lập dự án và báo cáo đầu tƣ; chi phí và lệ phí thẩm định dự án, báo cáo đầu tƣ; chi phí khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, chi phí mô hình thí nghiệm; chi phí thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết bị kỹ thuật thi công, tổng dự toán công trình, chi phí lập hồ sơ mời thầu, chi phí cho việc phân tích, đánh giá kết quả đấu thầu; chi phí giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị; chi phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán công trình.
(15) Gồm: Chi phí tuyên truyền quảng cáo dự án (nếu có); chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án; chi phí khởi công công trình; chi phí rà phá bom mìn; chi phí bảo vệ an toàn, bảo vệ môi trƣờng trong quá trình xây dựng (nếu có); chi phí bảo hiểm công trình; lãi vay trong quá trình đầu tƣ, chi phí tháo dỡ công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí đào tại công nhân và cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý sản xuất; chi phí thuê chuyên gia vận hành chạy thử trong thời gian chạy thử; chi phí nguyên liệu, năng lƣợng và nhân lực cho quá trình chạy thử không tải và có tải…
(16) Trƣờng hợp ban quản lý dự án quản lý nhiều công trình, dự án cùng một thời điểm mà không theo dõi chi tiết theo từng công trình: Thực hiện kiểm tra toàn bộ chi phí của ban; việc phân bổ chi phí quản lý dự án cho từng công trình, dự án so với tỷ lệ, định mức nhà nƣớc quy định.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Phú Thọ: Báo cáo số 217-BC/BCSĐ ngày
07 tháng 10 năm 2020 về đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020; phƣơng hƣớng nhiệm vụ 5 năm 2021 – 2025.
2. Nguyễn Thị Bình, 2012. Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư
xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước trong ngành giao thông vận tải Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế chính trị, Trƣờng Đại học
Kinh tếquốc dân.
3. Bộ Tài chính (2008) Quyết định 56/2008/QĐ-BTC ngày 17/7/2008 về
việc Ban hành Quy trình thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc.
4. Bộ Tài chính (2011) thông tƣ số 19/2011/TT-BTC Ngày 14/02/2011
hƣớng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn NSNN.
5. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 19/2011/TT-BTC Ngày 14/02/2011
hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn NSNN.
6. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011
Quyđịnh về quản lý, thanh toán VĐT và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn NSNN, Hà Nội.
7. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/02/2012
Quy định về quản lý VĐT thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị
trấn, Hà Nội
8. Bộ Tài chính (2016), Công văn số 4819/BTC-ĐT ngày 08/4/2016 về xử
lý dứt điểm tình trạng tồn đọng quyết toán các DAHT từ năm 2015
9. Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ (2015), Thông tư liên tịch số
220/2015/TTLT-BTC-BNV ngày 31/12/2015 về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính thuộc UBND
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Hà Nội.
10. Bộ Tài chính, Tài liệu tập huấn chế độ chính sách quản lý đầu tƣ ngày
12-13 tháng 7 năm 2011.
11. Bộ Tài chính: Thông tƣ số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016, quy
định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nƣớc
12. Bộ Tài chính: Quyết định số 315/QĐ-BTC ngày 13/2/2015 của Thủ
tƣớng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 27-12-2013 về việc Tăng cƣờng, đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tƣ các dự án hoàn thành sử dụng vốn Nhà nƣớc
13. Bộ Tài chính: Thông tƣ số 64/2018/TT-BTC ngày 30/7/2018, sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số 09/2016/TT-BTC ngày
18/01/2016 quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nƣớc.
14. Bộ Tài chính: Thông tƣ số: 10/2020/TT-BTC ngày 10/4/2020:Quy
định về quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nƣớc.
15. PTS. Mai Văn Bƣu, PTS. Phan Kim Chiến: Quản lý Nhà nƣớc về kinh
tế (Giáo trình sau Đại học, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân), Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 1999.
16. PGS.TS Dƣơng Đăng Chinh và Phạm Văn Khoan và TS Phạm Văn
Khoan (2009), Giáo trình Quản lý tài chính công, NXB Tài chính
17. Chính phủ (2013), Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ
tướng Chính phủ về tăng cường, đẩy mạnh công tác quyết toán VĐT các DAHT sử dụng vốn Nhà nước, Hà Nội.
18. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ: Niên giám thống kê 2016, 2017, 2018,
19. Bùi Mạnh Cƣờng (2012), Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam, Luận văn tiến sĩ kinh tế
chính trị,Trƣờng Đại học kinh tế.
20. Đinh Thị Châu Giang (1018): Hoàn thiện công tác quyết toán vốn đầu
tƣ xây dựng cơ bản bằng nguồnngân sách nhà nƣớc tại tỉnh Yên Bái; Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế, Đại học Thái Nguyên
21. Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ: Nghị quyết số: 05/NQ-HĐND ngày
13 tháng 5 năm 2021 Về phƣơng án phân bổ kế hoạch đầu tƣ công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025
22. Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ: Nghị quyết số: 12/2020/NQ-HĐND
ngày 09 tháng 12 năm 2020 Về kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2021 - 2025
23. Nguyễn Thị Bích Hạnh: Hiệu quả quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ phát
triển ở tỉnh Phú Thọ: nhìn từ góc độ lý luận và thực tiễn, bài đăng tạp chí Khoa học và Công nghệ (Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng, Tập 16, số 3 năm 2019)
24. Lê Thu Hƣơng Tình hình thực hiện công tác quyết toán vốn đầu tƣ các
dự án hoàn thành sử dụng vốn Nhà nƣớc.– Trƣởng phòng Tài chính
Đầu tƣ, bài đăng vào lúc: 10:17:45, ngày: 30/03/2018 trên Cổng thông tin điện tử Sở tài chính Bình Định
25. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà và Đỗ Thị Hải Hà (2012),
Giáo trình Quản lý học, Nxb Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
26. Đoàn Kim Khuyên (2012), Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán
vốn đầu tư XDCB tại Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ