Thực trạng về đội ngũ lao động

Một phần của tài liệu BÁO cáo kết QUẢ THỰC tập và GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC vụ tại bộ PHẬN lễ tân THUỘC KHÁCH sạn SATYA DANANG HOTEL (Trang 26 - 29)

Trong bất cứ hoạt động kinh doanh nào của doanh nghiệp thi nguồn lao động luôn đóng vai trò không thể thiếu. Trong kinh doanh khách sạn

điều này càng quan trọng hơn. Lao động ở bộ phận nào cũng đóng vai trò quan trọng nhất định. Nhưng có thể khẳng định rằng, lao động ở bộ phận lễ tân bao giờ cũng được tuyển chọn kĩ lưỡng nhất, không chỉ ở trình độ chuyên môn mà còn cả về hình thức. Bởi trong khách sạn, bộ phận lễ tân được coi là bộ mặt của khách sạn, là nơi tiếp xúc đầu tiên và cuối cùng với khách.

Bảng 2.3 Đội ngũ nhân viên lễ tân của khách sạn Satya Danang Hotel Stt Họ và tên Giới tính Chức danh Trình độ chuyên môn Trình độ ngoại ngữ

1 Đoàn Thị Thùy Liên Nữ Trưởng Đại học Kinh Tế C-Anh văn 2 Lê Ngọc Diễm Nữ Phó Đại học Kinh Tế C-Anh văn 3 Nguyễn Thị Thảo Nhi Nữ Phó Đại học Duy Tân C-Anh văn 4 Huỳnh Quốc Đạt Nam Nhân

viên Cao đẳng Thương Mại C-Anh văn 5 Nguyễn Thị Phương Thảo Nữ Nhân viên

Đại học Duy Tân C-Anh văn

6 Trần Nhật Nam Nam Nhân viên Cao đẳng Thương Mại C-Anh văn 7 Trần Xuân Tú Ly Nữ Nhân viên

Đại học Kinh Tế C-Anh văn

8 Bùi Thị Bích Ngọc Nữ Nhân viên

ĐH Duy Tân C-Anh văn

(Nguồn : Bộ phận nhân sự của khách sạn Satya Danang Hotel 10/04/2022)

Ưu điểm

Các nhân viên ở đây đa số tuổi còn trẻ nên rất năng động, trình độ giao tiếp tốt, sức khoẻ tốt lại thường xuyên học hỏi và trau dồi kiến thức nên dễ dàng thích ứng với công việc. Ngoài ra các nhân viên trẻ cũng được các chị trưởng ca có kinh nghiệm chỉ dẫn thêm rất nhiều.

Nhược điểm

Bộ phận lễ tân của khách sạn gồm có 8 người. Chia làm đi làm 3 ca. Về thời gian và lịch làm việc do trưởng lễ tân phân công. Các ca trực phân bố tương đối, nhân viên đi làm đúng giờ, tuy nhiên vẫn có hiện tượng đi trễ bặc biệt rơi vào các nhân viên nữ. Do đó vấn đề phân trực nên đi sớm 15 phút để công việc giao ca được thuận lợi và giảm sai sót. Tuy nhiên với trình độ, cơ cấu lễ tân của một khách sạn 4 sao như vậy là chưa thực sự phù hợp.

Xét về trình độ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ thì mặt bằng bộ phận lễ tân khách sạn Satya là tương đối ổn. Tuy nhiên cần nhận thấy rằng số lượng nhân viên qua đào tạo du lịch vẫn còn ít. Phục vụ trong ngành du lịch không chỉ thông thạo ngoại ngữ mà vấn đề nghiệp vụ rất quan trọng. Hơn nữa, trình độ ngoại ngữ chuyên môn của nhân viên lễ tân chưa đa dạng, chủ yếu là tiếng Anh nhưng khách quốc tế đến Đà Nẵng càng ngày càng nhiều. Vì thế, để khắc phục tình trạng đó, ban giám đốc cần có chính sách tuyển dụng hợp lí, đào tạo lại và tạo điều kiện cho nhân viên tiếp tục học nghiệp vụ để tạo nên tính chuyên nghiệp trong quá trình phục vụ, cũng như bổ sung thêm trình độ ngoại ngữ mới để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của du khách.

Một phần của tài liệu BÁO cáo kết QUẢ THỰC tập và GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC vụ tại bộ PHẬN lễ tân THUỘC KHÁCH sạn SATYA DANANG HOTEL (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w