thành công của Việt Nam
1.6.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương
Khác với nhiều tỉnh, Bình Dƣơng không thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tƣ, thay vào đó việc kêu gọi đầu tƣ đƣợc thực hiện thông qua hoạt động đối ngoại của tỉnh. Việc tỉnh chủ động đặt văn phòng đại diện tại nƣớc ngoài cũng nhƣ việc chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhiều quốc gia nhƣ Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ… nhằm tìm kiếm đối tác trong những lĩnh vực tỉnh cần thu hút đầu tƣ. Ông Phạm Hoàng Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dƣơng, chia sẻ: “Đã có nhiều trƣờng hợp đại diện lãnh đạo tỉnh cùng doanh nghiệp đi xúc tiến đầu tƣ, làm việc trực tiếp với đối tác để tạo niềm tin cho doanh nghiệp, đồng thời nắm đƣợc tâm tƣ nguyện vọng của đối tác để kịp thời xử lý các vƣớng mắc, lo ngại khi đầu tƣ vào tỉnh”. Bình Dƣơng là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Liên tục trong nhiều năm qua Bình Dƣơng là tỉnh có tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao với sự phát triển mạnh mẽ của các KCN cả về số lƣợng và chất lƣợng. Sự phát triển của các KCN và sức lan tỏa của nó đã tạo ra cho Bình Dƣơng một sức sống mới với tốc độ đô thị hóa nhanh, thu hút lao động lớn trong và ngoài tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng hiện đại…
Trong những năm qua, Bình Dƣơng liên tục tạo những điều kiện thuận lợi nhằm thu hút vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài vào các Khu Công Nghiệp.
Cụ thể chỉ sau hơn 10 năm, Bình Dƣơng đã thu hút 1.951 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI) với số vốn đăng ký đạt 13 tỷ 260 triệu USD, cùng với 9.605 doanh nghiệp trong nƣớc đƣợc thành lập với tổng số vốn đăng ký 65.577 tỉ đồng. Toàn tỉnh Bình Dƣơng hiện có 28 khu công nghiệp với tổng diện tích 8.979 ha, trong đó 24 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động. Mục tiêu đến năm
2020, Bình Dƣơng sẽ thành lập mới 11 khu công nghiệp để nâng tổng số khu công nghiệp lên 39 với tổng diện tích khoảng gần 20 ngàn ha.
Một nét mới trong thu hút đầu tƣ phát triển của tỉnh Bình Dƣơng trong thời gian gần đây chính là số dự án FDI có chiều hƣớng thiên về công nghệ cao, sản phẩm có khả năng cạnh tranh và lĩnh vực dịch vụ xuất hiện ngày càng nhiều. Trong đó, nổi bật có dự án sản xuất lốp ô tô của tập đoàn Kumho Asiana với tổng vốn 380 triệu USD, dự án khu đô thị sinh thái Mỹ Phƣớc đƣợc ký kết hợp tác giữa SP Setia Berhad (Malaysia) và Becamex corp với vốn đầu tƣ khoảng 600 triệu USD, dự án sản xuất bao bì cao cấp của tập đoàn SDG Sam cment với tổng vốn giai đoạn 1 là 140 triệu USD…
Thành tựu đạt đựơc của KCN tỉnh Bình Dƣơng.
Trong những năm qua kinh tế Bình Dƣơng tăng trƣởng rất nhanh, trở thành một trong những tỉnh, thành có nền công nghiệp (CN) phát triển mạnh nhất nƣớc. Thành công đó có đóng góp quan trọng của các khu công nghiệp (KCN) là đòn bẩy đƣa CN Bình Dƣơng đi lên.
Với tỷ trọng CN chiếm 63% trong cơ cấu kinh tế và giá trị sản xuất CN hàng năm trên 105.000 tỷ đồng, Bình Dƣơng đang trở thành một trong những tỉnh, thành CN có tốc độ tăng trƣởng cao nhất nƣớc. Theo phân tích của các nhà quản lý, yếu tố để làm nên thành công này chính là tầm nhìn của lãnh đạo tỉnh trong xây dựng các KCN tập trung làm đòn bẩy, đƣa CN của tỉnh phát triển nhanh chóng.
Bình Dƣơng đã tận dụng đƣợc lợi thế mà thiên nhiên ban tặng, cùng những kinh nghiệm rút ra từ những địa phƣơng khác nên các KCN luôn thỏa mãn và tạo ấn tƣợng với các nhà đầu tƣ. Các KCN đã tạo việc làm ổn định cho hơn 250.000 lao động trong và ngoài tỉnh.
Đánh giá từ UBND tỉnh, hoạt động của các KCN Bình Dƣơng đã góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hƣớng tăng dần tỷ trọng CN - dịch vụ. Bên cạnh đó, vai trò của các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN rất quan trọng, góp phần nâng cao trình độ công nghệ cho kinh tế Bình Dƣơng. Từ KCN, nhiều công nghệ mới đã đƣợc nhập vào tỉnh nhƣ: sản xuất lốp ô tô, linh kiện ô tô, linh kiện máy tính... Nhiều sản phẩm mới với chất lƣợng đạt tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế đã ra đời và đƣợc xuất khẩu sang nhiều nƣớc trên thế giới.
Hạn chế trong việc thu hút vốn đầu tƣ vào KCN của tỉnh Bình Dƣơng - Việc đầu tƣ phát triển các khu công nghiệp không theo một quy hoạch thống nhất, hầu nhƣ địa phƣơng nào cũng có các khu công nghiệp với chức năng tƣơng tự nhau nên không tận dụng đƣợc những lợi thế so sánh, dẫn tới tình trạng cạnh tranh nhau gay gắt, thậm chí có tình trạng chèn lấn để thu hút đầu tƣ.
- Thiếu sự phối hợp giữa các KCN, giữa các địa phƣơng trong các vùng. Các KCN thƣờng phát triển riêng rẽ, đầu tƣ tất cả các hạng mục công trình, kể cả xây dựng các cụm dân cƣ, đầu tƣ tốn kém, giảm hiệu quả hoạt động của các KCN.
Các KCN không có sẵn đất để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tƣ do thiếu quỹ đất, mặc dù khách hàng không nhiều, trong khi quỹ đất còn nhiều nhƣng lại không khai thác đƣợc do giá đền bù giải tỏa tăng mạnh, giá san lấp mặt bằng lớn. Mặt khác giá thuê đất lrong KCN khá cao.
- Chất lƣợng nguồn nhân lực chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển các KCN, KCX. Các dự án đầu tƣ thu hút vào các KCN ở các địa phƣơng có nhu cầu lớn về cán bộ quản lý ngƣời Việt Nam giỏi, công nhân tay nghề cao, kỷ luật lao động tết, song đa số các nơi không đáp ứng đƣợc.
1.6.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh là một tỉnh nằm giáp Hà Nội, cách trung tâm hà nội 30km, là cửa ngõ phía đông bắc của thủ đo, thuộc khu vực phía bắc của vùng đồng bằng sông Hồng và tiếp giáp với vùng trung du Bắc Bộ. Hiện nay, Bắc Ninh là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhanh nhất miền Bắc cũng nhƣ cả nƣớc. Năm 2011, trong bối cảnh kinh tế trong nƣớc rất khó khăn, Bắc Ninh vẫn đạt tốc độ tăng trƣởng kinh tế 16,2% cao nhất cả nƣớc, Về chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh (PCI), Bắc Ninh đứng vị trí thứ 2 (sau Lào Cai) năm 2011, là tỉnh dẫn đầu trong khu vực đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ về môi trƣờng đầu tƣ, và cũng là năm thứ 3 liên tiếp Bắc Ninh có mặt trong tốp 10 vị trí cao nhất về chỉ số PCI cả nƣớc. Có đƣợc những thành công này là do những nỗ lực của chính quyền tỉnh Bắc Ninh mà trực tiếp là đồng chí Chủ tịch UBND luôn giành sự quan tâm đặc biệt để cải thiện môi trƣờng kinh doanh nhằm mục tiêu duy trì và nâng cao chỉ số PCI.
Bắc Ninh đã ban hành chính sách phù hợp nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tìm hiểu môi trƣờng đầu tƣ cũng nhƣ hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp quyết định đầu tƣ tại tỉnh. Do đó, đầu năm đế nay, mặc dù trong điều kiện suy thoái toàn cầu, nhƣng với nhiều giải pháp tích cực trong cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tƣ cho hơn 30 dự án , trong đó có 20 dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ; điều chỉnh tăng vốn 16 dự án, tổng vốn thu hút đầu tƣ đạt 300 triệu USD. Nhƣ vậy theo lũy kế đến nay, Bắc Ninh đã thu hút đƣợc 322 doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài , với tổng vốn đầu tƣ 3,9 tỷ USD. Các thƣơng hiệu lớn trên thế giới đã đầu tƣ tại đây nhƣ: Samsung, Canon... Năm 2011dù khó khăn nhƣng Bắc Ninh vẫn thu hút đƣợc 5 triệu USD vôn FDI.
Sau khi VCCI công bố bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hàng năm, Bắc Ninh đã mời các chuyên gia tƣ vấn có kinh nghiệm của Phòng Thƣơng
mại và Công nghiệp Việt Nam về làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tƣ mà trực tiếp là bộ phận chuyên nghiên cứu PCI để giúp cho tỉnh chỉ ra những mặt mạnh, hạn chế trong việc cải thiện môi đầu tƣ. Đồng thời đóng góp nhiều giải pháp tích cực để nâng cao năng lực chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Kinh nghiệm của Bắc Ninh là tập trung vào các nhóm giải pháp trọng tâm; Đề cao tính năng động tiên phong của lãnh đạo trong thực hiện các giải pháp duy trì nâng cao năng lực cạnh tranh; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý nghĩa của PCI trong phát triền kinh tế - xã hội ; nâng cao chất lƣợng và hiệu quả trong công tác đào tạo lao động, kết nỗi nhu cầu lao động cho doanh nghiệp để đào tạo lao động ; tạo đột phá trong ứng dụng Công nghệ thông tin để nâng cao tinh minh bạch trong chỉ số PCI; nâng cao các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp ; đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong đăng ký kinh doanh , thủ tục đầu tƣ, đất đai; kịp thời tháo gỡ những khó khăn , vƣớng mắc cho doanh nghiệp.
Tỉnh Bắc Ninh đã đề ra phƣơng châm hành động là: "Đồng hành cùng doanh nghiệp" theo các hoạt động tổ chức đối thoại, gặp gỡ nhằm tháo gỡ những khó khăn các doanh nghiệp là quan trọng. Đồng thời, yêu cầu các ngành chức năng tiếp tục thực hiện các giải pháp tích cực nhằm cải thiện môi trƣờng đầu tƣ tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế. Phát huy những chỉ số thành phần tốt và rất tốt đồng thời tìm mọi biện pháp nâng cao chỉ số còn hạn chế, gắn trách nhiệm ngƣời đầu tƣ vào trong việc thực hiện từng chỉ số theo từng ngành, lĩnh vực quản lý.
Vẫn đề minh bạch thủ tục rất đƣợc coi trọng. Năm 2009, tỉnh Bắc Ninh ban hanh Quyết định 165 quy định trình tự thủ tục về đầu tƣ ngoài khu công nghiệp. Đây đƣợc coi là chìa khóa thành công, tạo ra bƣớc đột phá về tính minh bạch trong cải thiện môi trƣờng Đầu tƣ của Bắc Ninh. Theo đó, văn bản này quy định chi tiết 4 bƣớc cần phải thực hiện của nhà đầu tƣ, so với quy định chung
của Chính phủ thì trình tự thủ tục đầu tƣ của Bắc Ninh rút ngắn một nửa. Thời gian tổng cộng để nhà đầu tƣ đi đến đích (tiếp cận đất đai) chỉ hơn 100 ngày, riêng đăng ký kinh doanh để khai sinh doanh nghiệp chỉ mất 5 ngày. Do tất cả thủ tục ở từng khâu đều quy định thời gian cụ thể nên các Sở, ngành đều phải trả trƣớc thời hạn quy định.
Mỗi năm, Bắc Ninh chọn một vẫn đề cải thiện PCI. Bắc Ninh nhận thấy điểm yếu của PCI 2011 là nguồn lao động, việc tiếp cận lao động của doanh nghiệp còn khó khăn, lao động chất lƣợng cao đang thiếu thốn. Vì vậy, năm 2012, Bắc Ninh sẽ tập trung cải thiện vẫn đề này, coi đó là nhiệm vụ hàng đầu.
1.6.3. Kinh nghiệm của Đà Nẵng
Đà Nẵng đứng đầu PCI năm thứ 2 liên tiếp: “Chúng tôi đặt mình vào vị thế DN”. Theo Ông Trần Văn Minh – Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng để giữ vững ngôi quán quân, chính quyền Đà Nẵng đã chủ động chỉ đạo khảo sát các DN nhằm tìm ra giải pháp nâng cao chỉ số PCI ngay từ đầu năm 2009.
Trên thực tế, tỉnh đã thực hiện các công việc theo quan điểm đặt mình vào vị thế của DN. Ngay đầu năm 2009, UBND thành phố đã trực tiếp chỉ đạo Trung tâm xúc tiến Đầu tƣ Đà Nẵng và Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng dựa vào các chỉ tiêu cơ bản của chỉ số PCI năm 2008, khảo sát các DN về các chỉ số năng lực cạnh tranh của Đà Nẵng để vạch ra kế hoạch quyết tâm giữ vững ngôi vị số 1 trong năm 2009. Kết quả cho thấy,nổi bật nhất là chỉ số tính năng động của chính quyền thành phố, có tới 82,87% DN cho rằng thành phố luôn linh động trong việc giải quyết những trở ngại đối với cộng đồng DN; 92,34% DN cho rằng thành phố triển khai tốt trong khuôn khổ các quy định của Trung ƣơng… Thời gian chờ đợi thực sự để có mặt bằng kinh doanh từ 75 ngày năm 2008 sang năm 2009 còn 60 ngày;Tỷ lệ DN khó khăn có đủ giấy phép cần thiết tăng từ 2,8% năm 2008 lên 10,98% năm 2009.
Tuy nhiên, một số chỉ số cấu thành PCI biến động đáng lo ngại nhƣ: Chỉ số: “Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất” năm 2008 Đà Nẵng xếp vị trí 58/64 (cách Bình Dƣơng khá xa là 2,2 điểm); Chỉ số “chi phí không chính thức” Đà Nẵng xếp hạng thấp trên bảng xếp hạng 63 tỉnh thành năm 2008 và đứng sau Bình Dƣơng với cách biệt 0,40 điểm.
Nắm đƣợc các hạn chế đó, UBND thành phố chỉ đạo cho các sở, ban ngành liên quan thực hiện tốt kế hoạch “một cửa liên thông”. Chỉ đạo tổ chức Hội thảo “Nâng cao Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố Đà Nẵng” và mời TS Jim Winkler – GĐ Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh VN (VNCI) tham dự để tƣ vấn cho chính quyền Đà Nẵng đƣa ra những giải pháp tốt nhất nâng cao chỉ số PCI. Từ đó UBND thành phố đã chính thức chỉ đạo các đơn vị tập trung tăng cƣờng hơn nữa tính công khai minh bạch về chủ trƣơng chính sách, mở rộng dân chủ, đi kèm một số định hƣớng mang tầm chiến lƣợc nhƣ lựa chọn mô hình phát triển thân thiện với môi trƣờng, cải thiện mạnh mẽ cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các loại hình dịch vụ, quy hoạch, xúc tiến đầu tƣ…; phát triển kinh tế mũi nhọn du lịch dịch vụ…
Theo Ông Lâm Quang Minh – Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tƣ TP Đà Nẵng: một trong những nguyên nhân chính trong thành công của Đà Nẵng là việc chế độ một cửa liên thông đã đƣợc thực hiện từ năm 2000. Ngay từ đó, UBND thành phố điều cán bộ đi nhiều nƣớc trên thế giới để học tập cách quản lý hành chính theo chế độ một cửa liên thông. Tiếp đó, UBND thành phố chỉ đạo Trung tâm xúc tiến đầu tƣ (TTXTĐT) chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND thành phố, chứ không thuộc sự quản lý của Sở KHĐT nhƣ các tỉnh thành khác. Từ đây, tất cả các dự án đầu tƣ vào Đà Nẵng đều thông qua TTXTĐT. Những dự án lớn chủ đầu tƣ sẽ làm việc trực tiếp với UBND thành phố. TTXTĐT chuyển hồ sơ liên quan đến từng sở, ban ngành để hợp thức hóa hồ sơ cấp phép đầu tƣ. Nhƣ
vậy, các nhà đầu tƣ đến Đà Nẵng không phải chạy đi xin “con dấu” bất kỳ cơ quan nào, mà chỉ cần đến làm thủ tục tại TTXTĐT. Năm 2003, chế độ một cửa đƣợc đẩy mạnh, mở rộng đến các sở, ban ngành. Mỗi sở có 3 phòng “một cửa liên thông” (một bộ phận tổng hợp hồ sơ – PV). Từ đó, TTXTĐT chỉ cần mang hồ sơ dự án nộp cho bộ phận duy nhất của các sở. Bộ phận tổng hợp đó chịu trách nhiệm thực hiện theo trình tự quy định. Đến nay, có nhiều sở đã lắp camera ngay tại cơ quan để lãnh đạo Sở theo dõi cụ thể về quy trình “một cửa liên thông” của sở. Từ thành công từ mô hình “chế độ một cửa liên thông” đẩy mạnh thu hút đầu tƣ của TP Đà Nẵng, Bộ KHĐT đã thành lập TTXTĐT miền Trung theo mô hình này để hỗ trợ các TTXTĐT các tỉnh miền Trung và chính TTXTĐT nhiều tỉnh thành nhƣ: Hà Nội, Đồng Nai, Đắk Lắk đã đến Đà Nẵng tìm hiểu về mô hình này.Chính nhờ sự thông thoáng ấy, năm 2009, TP Đà Nẵng đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới cho khoảng 2.350 DN, tổng vốn đăng ký ƣớc đạt 5.300 tỷ đồng. Lũy kế đến nay, trên địa bàn thành phố có trên 11.800 DN, tổng vốn đăng ký đạt 28,5 ngàn tỷ đồng, tăng 21,6% về số DN