Bảng tổng hợp tình hình SXKD của các doanh nghiệp FDI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dương (Trang 56 - 58)

STT Năm Doanh thu

(Triệu USD) Kim ngạch XK (Triệu USD) Nộp ngân sách (Triệu USD) 1 2006 470 183 47,8 2 2007 704,5 284,7 63,95 3 2008 1.133,7 572,8 67 4 2009 1.486 869,2 77 5 2010 1.783 1096,5 98

( Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu Báo cáo tình hình SXKD của các Doanh nghiệp FDI (2006, 2007, 2008, 2009, 2010), Sở Kế hoạch và Đầu tư

tỉnh Hải Dương).

Tóm lại, doanh thu, kim ngạch xuất khẩu, đóng góp ngân sách nhà nƣớc của các doanh nghiệp FDI tăng đều qua các năm. Doanh thu và kim ngạch xuất khẩu có tốc độ tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng đóng góp vào ngân sách tỉnh.

2.3 Hạn chế trong chiến lƣợc thu hút vốn đầu tƣ FDI

Tuy nhiên, tác động lan tỏa về công nghệ, kỹ năng quản lý của FDI ở Hải Dƣơng còn yếu. Một lý do là một số lĩnh vực sản xuất đƣợc bảo hộ quá lâu, thuế quan cao đƣợc dùng thay cho sự cạnh tranh với việc nhìn nhận đầy đủ vị trí của

mình trong mạng khu vực, toàn cầu. Kết quả là các lĩnh vực đó hoặc thiếu khả năng cạnh tranh khi hội nhập sâu rộng hơn, hoặc thiếu liên kết với các ngành thƣợng/hạ nguồn và cũng không thể có đƣợc lợi thế nhờ qui mô. Lý do nữa là do “khoảng giữa trống vắng” trong nền kinh tế. Mỗi năm có chục ngàn doanh nghiệp tƣ nhân ra đời, song phần đại đa số là các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ. Bên cạnh các công ty nhà nƣớc, công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và một số rất ít công ty tƣ nhân qui mô lớn, còn rất ít các doanh nghiệp tƣ nhân qui mô trung bình. Chính vì vậy, khả năng tiếp nhận hiệu ứng lan tỏa tích cực từ FDI còn hạn chế.

Nguy cơ rơi vào “bẫy chi phí lao động thấp” trong dài hạn không phải không hiện hữu đối với Việt Nam dù rằng nguồn nhân lực giá tƣơng đối rẻ vẫn còn là lợi thế so sánh (tĩnh) của Việt Nam trong một số năm tới. Có nhiều việc phải làm để có thể tránh đƣợc “bẫy chi phí lao động thấp”, trong đó một giải pháp quan trọng cho bài toán thu hút FDI hiện nay không phải là tối đa hóa số lƣợng mà là tối đa hóa FDI có hiệu quả.

Hội nhập kinh tế quốc tế đã, đang và sẽ giúp khơi dậy lợi thế so sánh vốn có của Việt Nam, đồng thời mở rộng cơ hội tiếp cận các nguồn lực (công nghệ, kỹ năng, vốn,…) và nâng cao hiệu quả phân bổ các nguồn lực đó nhờ cạnh tranh trong một môi trƣờng thông tin đầy đủ và minh bạch hơn. Tiềm năng kinh tế Hải Dƣơng đã bật dậy trong năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO. Đồng thời, những bất cập về thể chế, kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực có kỹ năng và rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô và bất ổn xã hội vốn có của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của Hải Dƣơng nói riêng cũng bộc lộ rõ ràng hơn. ở đây chỉ xin đề cập đến hai nhóm nhân tố thiết yếu hấp dẫn FDI là thể chế và phạm vi cam kết mở cửa, hội nhập.

Việc đáp ứng nhu cầu cấp nƣớc, cấp điện, làm đƣờng gom, xây dựng cơ sở hạ tầng tuy đã đƣợc chú trọng nhƣng đôi khi còn chƣa kịp thời và thiếu tính đồng bộ.

Công tác xúc tiến đầu tƣ trong thời gian qua còn nhiều bất cập, thiếu tính chuyên nghiệp, chƣa thực sự hiệu quả, nội dung và hình thức chƣa phong phú, còn chồng chéo, mâu thuẫn gây lãng phí nguồn lực. Nguyên nhân là do ta chƣa có một chiến lƣợc tổng thể về xúc tiến đầu tƣ, làm cho công tác xúc tiến đầu tƣ thiếu một tầm nhìn dài hạn, có tính hệ thống; đặc biệt là năng lực trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tƣ còn hạn chế và chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dương (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)