Điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dương (Trang 42 - 45)

2.1. Giới thiệu khái quát về Tỉnh Hải Dƣơng

2.1.2 Điều kiện kinh tế

Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân giai đoạn 2000-2006 của tỉnh đạt trên 10,84%/năm, giai đoạn 2006-2010 tăng trƣởng bình quân GDP là 9,7%/năm, kế hoạch giai đoạn 2010 – 2015 tăng trƣởng bình quân GDP đạt 11%. Tổng giá trị sản phẩm tăng từ 6.175 tỷ đồng năm 2000 lên 15.533 tỷ đồng năm 2006, năm 2012 tổng giá trị sản phẩm đạt trên 42.422 tỷ đồng.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2011 giá trị săn xuất các ngành nông, lâm thủy sản chiếm 14,49% tổng giá trị xản xuất của cả tỉnh thấp nhất trong các ngành, trong đó ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 67,48% và là ngành chủ chốt đóng góp thu ngân sách lớn nhất của tỉnh. Đến năm 2013, giá trị sản xuất của ngành nông, lâm, thủy sản giảm xuống còn 11,41% , ngành công nghiệp xây dựng tăng lên 70,03% và ngành dịch vụ tăng nhẹ không đáng kể 18,56% so với 18,03% năm 2011 (Xem bảng 2.1).

Bảng 2.1: Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế tỉnh Hải DƣơngChỉ tiêu Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh (%) Giá trị (tỷ đồng) CC (%) Giá trị (tỷ đồng) CC (%) Giá trị (tỷ đồng) CC (%) 12/11 13/12 BQ Tổng GTSX (Theo giá thực tế) 132.646 100,00 144.700 100,00 161.142 100,00 109,09 111,36 110,22

Nông, lâm, thuỷ

sản 19.218 14,49 18.725 12,94 18.379 11,41 97,43 98,15 97,79 Công nghiệp,

xây dựng 89.509 67,48 99.280 68,61 112.850 70,03 110,92 113,67 112,28 Dịch vụ 23.919 18,03 26.695 18,45 29.913 18,56 111,61 112,05 111,83

(Nguồn : Tổng hợp số liệu từ cục thống kê Hải Dương năm 2011, 2012, 2013) * Cơ sở hạ tầng

- Hệ thống giao thông: Gồm đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy phân bố hợp lý, giao lƣu thuân lợi với các tỉnh.

+ Đƣờng bộ: Có 4 tuyến đƣờng bộ quốc lộ qua tỉnh dài 99 km đều là đƣờng cấp 1, cho 4 làn xe đi lại thuận tiện. Quốc lộ 5 từ Hà Nội đi thành phố cảng Hải Phòng chạy qua tỉnh với chiều dài 44 km. Đây là con đƣờng chiến lƣợc, vận chuyển toàn bộ hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng Hải Phòng và nội địa. Quốc lộ 18 từ sân bay Nội Bài, Hà Nội đi tỉnh Quảng Ninh đoạn chạy qua Huyện Chí Linh của tỉnh dài 22 km. Quốc lộ 183, nối quốc lộ 5 với quốc lộ 18, quy mô cấp 1 vùng đồng bằng. Quốc lộ 37 dài 14 km, đây là đƣờng vành đai chiến lƣợc quốc gia, phục vụ khu du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc của tỉnh. Quốc lộ 38 dài 13 km là đƣờng cấp III vùng đồng bằng.

Đƣờng tỉnh có 13 tuyến dài 258 km đều là đƣờng nhựa tiêu chuẩn cấp II đồng bằng. Đƣờng huyện 352,4 km và 1448 km đƣờng xã đảm bảo cho xe ô tô

đến tất cả các vùng trong mọi mùa.

+ Đƣờng sắt: Tuyến Hà Nội - Hải Phòng chạy song song với quốc lộ 5, đáp ứng vận chuyển hành khách và hàng hóa qua 7 ga trong tỉnh. Tuyến đƣờng sắt Kép - Bãi Cháy (Quảng Ninh) chạy qua huyện Chí Linh, đây cũng là tuyến đƣờng quan trọng vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng Cái Lân, Quảng Ninh.

+ Đƣờng thủy: Với hơn 400 km đƣờng sông cho các tàu, thuyền 500 tấn qua lại dễ dàng. Cảng Cống Câu công suất 300.000 tấn/năm và hệ thống bến bãi đáp ứng vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng thủy thuận tiện.

- Hệ thống cấp điện: Trên địa bàn tỉnh có nhà máy nhiệt điện Phả Lại có công suất 1040 MW, hệ thống lƣới điện khá hoàn chỉnh, đảm bảo cung cấp điện chất lƣợng ổn định và an toàn, tỉnh có 05 trạm biến áp 110/35 kv tổng dung lƣợng 197 MVA và 11 trạm 35/10 kv, các trạm phân bố đều trên địa bàn tỉnh. Lƣới điện 110/35 kv đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật cung cấp điện đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt.

- Bƣu điện: Mạng lƣới bƣu chính viễn thông phủ sóng di động khắp toàn tỉnh; 100% các xã đều có điện thoại liên lạc cả nƣớc và thế giới nhanh chóng.

- Hệ thống ngân hàng: Có nhiều chi nhánh các ngân hàng lớn trong tỉnh nhƣ chi nhánh ngân hàng công thƣơng, chi nhánh ngân hàng ngoại thƣơng, chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng đầu tƣ và phát triển, ngân hàng chính sách xã hội...có quan hệ thanh toán trong nƣớc và quốc tế thuận lợi, nhanh chóng. Ngân hàng cổ phần nông nghiệp và 79 quỹ tín dụng đáp ứng việc khai thác và cung ứng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhân dân.

- Hệ thống thƣơng mại khách sạn: Trên địa bàn tỉnh có 18 doanh nghiệp nhà nƣớc, 12 hợp tác xã thƣơng mại, 54 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và

20.298 cửa hàng kinh doanh thƣơng mại. Có 01 trung tâm thƣơng mại tại thành phố Hải Dƣơng, là đầu mối giao dịch và xúc tiến thƣơng mại...Hệ thống khách sạn, nhà hàng bao gồm quốc doanh, tƣ nhân và các tổ chức khác có đầy đủ tiện nghi sang trọng và lịch sự đáp ứng nhu cầu của khách trong nƣớc và quốc tế.

- Cơ sở y tế: Mạng lƣới y tế từ tỉnh xuống huyện đƣợc củng cố và nâng cấp đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh. Tỉnh có 06 bệnh viện tuyến tỉnh, 01 khu điều trị bệnh phong, 13 trung tâm y tế huyện, 06 phòng khám đa khoa khu vực, 236 trạm y tế xã phƣờng. Bình quân 10.000 dân có 04 bác sỹ, 21 giƣờng bệnh. Tuyến tỉnh đƣợc đầu tƣ một số thiết bị hiện đại khám điều trị bệnh nhƣ: máy siêu âm, nội soi, chụp cắt lớp..

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dương (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)