STT Ngành mục tiêu Các quốc gia mục tiêu
1 May mặc và dệt Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore 2 Da giầy/ giầy dép Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore 3 Điện tử Nhật Bản, Mỹ, các nƣớc thuộc EU, Hàn Quốc 4
Dầu khí, Nhiệt điện và Thủy Điện
Mỹ, các nƣớc EU, Malaysia, Nga
5 Chế biến thực phẩm Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nƣớc EU
6 Công nghệ thông tin Mỹ, Nhật Bản, các nƣớc thuộc EU, Singapore 7 Hóa chất Mỹ, các nƣớc thuộc EU, Nhật Bản, Hàn Quốc 8 Chế tạo cơ khí Nhật Bản, Hàn Quốc, các nƣớc thuộc EU
( Nguồn: Trung tâm XTĐT – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương.)
Các chiến lƣợc mục tiêu nhằm vào các ngành ƣu tiên XTĐT cũng nên đƣợc xem xét theo khía cạnh cơ cấu kỹ thuật sản xuất. Ví dụ nhƣ cho thấy cơ cấu của các ngành ƣu tiên đƣợc chia nhỏ ra theo các nhóm sau: sử dụng nhiều vốn, sử dụng nhiều lao động, dựa vào tài nguyên thiên nhiên, dựa vào công nghệ và dựa vào xuất khẩu. Theo kết quả phân tích này có thể đƣa ra các chính sách, các biện pháp và các chiến lƣợc tiếp thị đặc trƣng của từng ngành đƣợc phát triển có xem xét nhu cầu của các ngành đó theo yếu tố nhƣ tính cạnh tranh, tiềm năng thị trƣờng và trình độ công nghệ.
* Hỗ trợ tuyển dụng
Để phát huy tối đa ƣu thế của lực lƣợng lao động dồi dào Trung tâm XTĐT chọn một đơn vị hỗ trợ về việc làm đã có kinh nghiệm để tuyển dụng lao
động cho tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh khi gặp vấn đề khó khăn về lao động.
3.3.2. Kiến nghị với Nhà nước
3.3.2.1. Hệ thống pháp luật đồng bộ và hoàn thiện, bộ máy quản lý nhà nước có hiệu quả
Môi trƣờng pháp luật là bộ phận không thể thiếu đối với hoạt động FDI. Một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện và vận hành hữu hiệu là một trong những yếu tố tạo nên môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, định hƣớng và hỗ trợ cho các nhà ĐTNN. Vấn đề mà các nhà ĐTNN quan tâm là:
+ Môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, quyền sở hữu tài sản tƣ nhân đƣợc pháp luật bảo đảm.
+ Quy chế pháp lý của việc phân chia lợi nhuận, quyền hồi hƣơng lợi nhuận đối với các hình thức vận động cụ thể của vốn nƣớc ngoài.
+ Quy định về thuế, giá, thời hạn thuê đất...Bởi yếu tố này tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm và tỷ suất lợi nhuận. Nếu các quy định pháp lý bảo đảm an toàn về vốn của nhà đầu tƣ không bị quốc hữu hoá khi hoạt động đầu tƣ không phƣơng hại đến an ninh quốc gia, bảo đảm mức lợi nhuận cao và việc di chuyển lợi nhuận về nƣớc thuận tiện thì khả năng thu hút FDI càng cao.
Do vậy, hệ thống pháp luật phải thể hiện đƣợc nội dung cơ bản của nguyên tắc: Tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi và theo thông lệ quốc tế. Đồng thời phải thiết lập và hoàn thiện định chế pháp lý tạo niềm tin cho các nhà ĐTNN.
Bên cạnh hệ thống văn bản pháp luật thì nhân tố quyết định pháp luật có hiệu lực là bộ máy quản lý nhà nƣớc. Hải Dƣơng cần đẩy mạnh xây dựng bộ máy quản lý gọn nhẹ, cán bộ quản lý có năng lực, năng động, có phẩm chất đạo đức. Việc quản lý các dự án FDI phải chặt chẽ theo hƣớng tạo thuận lợi cho các
nhà đầu tƣ song không ảnh hƣởng đến sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội.
3.3.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Xây dựng và bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc năng động, trí tuệ, nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, đạo đức tốt để đáp ứng đƣợc những yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực về quy mô, số lƣợng, chất lƣợng để cung cấp kịp thời nguồn nhân lực qua đào tạo cho các doanh nghiệp ĐTNN.
Cần quan tâm, tạo điều kiện về kinh phí hỗ trợ đào tạo dạy nghề cho công nhân, thông qua các trƣờng đào tạo, các trung tâm đào tạo nghề và các doanh nghiệp tự đào tạo tay nghề tại chỗ. Cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến tạo việc làm cho những ngƣời lao động trong vùng đã dành đất cho phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp làm tiền đề cho việc vận động và thu hút đầu tƣ FDI.
3.3.2.3 Thực hiện tốt công tác quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ
Sớm hoàn thành công tác quy hoạch chi tiết và đồng bộ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp cho các giai đoạn từ nay đến năm 2020.
Chọn lựa các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có điều kiện khả năng phát triển để đầu tƣ xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, để thu hút đầu tƣ.
Quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp phải đồng thời đƣợc gắn với quy hoạch hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp và các khu đô thị, khu dân cƣ, khu dịch vụ, khu nhà ở công nhân phục vụ cho việc phát triển bền vững các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
Tạo môi trƣờng thuận lợi thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc đầu tƣ và kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
Thực hiện hỗ trợ và ƣu đãi kịp thời cho các nhà đầu hạ tầng theo quy định ƣu đãi vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh đã ban hành.
Tạo điều kiện để các chủ đầu tƣ hạ tầng đƣợc tiếp cận với các nguồn vốn vay, vốn ODA và các nguồn vốn khác của Chính phủ cho việc đầu tƣ phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp (đặc biệt là nguồn vốn để xử lý môi trƣờng).
Tỉnh cần bố trí kế hoạch vốn kịp thời cho đầu tƣ xây dựng đồng bộ các hạng mục công trình ngoài hàng rào khu công nghiệp, cụm công nghiệp (đƣờng gom, đƣờng điện, thông tin liên lạc, cấp nƣớc, thoát nƣớc, hỗ trợ xây nhà ở cho công nhân...).
Cần phải xây dựng một chiến lƣợc XTĐT ở cấp quốc gia mang tính dài hạn để định hƣớng cho công tác XTĐT tại Hải Dƣơng và các tỉnh thành trong cả nƣớc hoạt động hiệu quả hơn.
3.3.2.4 Nhanh chóng hoàn thiện cơ chế “một cửa liên thông”
Đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính nâng cao năng lực cán bộ và của Ban quản lý. Điều này sẽ tiết kiệm đƣợc rất nhiều thời gian, tiền bạc giảm thiểu phiền hà cho nhà đầu tƣ. Đặc biệt, chú trọng đến việc đào tạo cán bộ quản lý, quán triệt tƣ tƣởng cho cán bộ còn nặng công tác hành chính đơn thuần mà chƣa nắm đƣợc rõ quan điểm phục vụ nhà đầu tƣ theo cơ chế “một cửa”.
KẾT LUẬN
Đề tài này đã đƣợc hoàn thành đúng tiến độ yêu cầu. Tất cả các vấn đề đƣa ra đều đƣợc phân tích cụ thể, chi tiết. Từ đó đã trả lời đƣợc những câu hỏi nghiên cứu. Mục đích của đề tài nhằm nghiên cứu thực trạng thu hút vốn đầu tƣ FDI đồng thời tìm ra những hạn chế trong việc thu hút vốn đầu tƣ vào tỉnh Hải Dƣơng trong những năm qua, từ đó đƣa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tƣ FDI trong giai đoạn tiếp theo và tăng cƣờng hơn nữa sự hấp dẫn của môi trƣờng đầu tƣ tại Hải Dƣơng.
Trên cơ sở đánh giá, phân tích, những kết quả tiểu luận đạt đƣợc là: đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn của thu hút vốn đầu tƣ FDI, trong đó nhấn mạnh vai trò của chính quyền địa phƣơng; vẽ lên bức tranh tổng thể về thực trạng thu hút vốn đầu tƣ FDI vào địa bàn tỉnh Hải Dƣơng; xây dựng các giải pháp và chiến lƣợc nhằm tăng cƣờng thu hút và duy trì tăng trƣởng dòng vốn FDI trên địa bàn tỉnh.
Đề tài cũng đã chỉ ra đƣợc các điểm yếu, hạn chế trong việc vận động thu hút, quản lý đầu tƣ FDI của chính quyền địa phƣơng cần khắc phục.
Một số kiến nghị và giải pháp tiểu luận đƣa ra dựa trên kết quả việc phân tích đánh giá những số liệu thu đƣợc từ quan sát, phỏng vấn và các lý thuyết về đầu tƣ cũng nhƣ các lý thuyết khác.
Những giải pháp đƣa ra có tính thực tế cao có thể áp dụng thực tế đối với tỉnh Hải Dƣơng trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên do thời gian và trong phạm vi nghiên cứu có giới hạn đã không cho phép tác giả đánh giá sâu sắc hơn nữa một số mặt có ảnh hƣởng làm giảm sự hấp dẫn trong việc thu hút vốn đầu tƣ FDI vào Hải Dƣơng. Hy vọng đây cũng là một vấn đề gợi mở cho việc nghiên cứu tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Quản lý các KCN tỉnh Hải Dƣơng (2006, 2007, 2008, 2009, 2010) Báo cáo tình hình phát triển các khu công nghiệp.
2. Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài (các năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010), Báo cáo Tình hình đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài; Cục đầu tƣ nƣớc ngoài - Bộ KH&ĐT
3. Cục Thống kê tỉnh Hải Dƣơng (2008, 2009, 2010), Niên giám thống kê tỉnh Hải Dƣơng, NXB Thống kê
4. Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Hải Dƣơng (2000, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010) Báo cáo tình hình thu hút đầu tƣ FDI, Báo cáo tổng kết 20 năm đầu tƣ nƣớc ngoài tại Hải Dƣơng – 2008, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Hải Dƣơng
5. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài với tăng trƣởng kinh tế ở Việt Nam - NXB Thống kê 2004
6. Hoàng Văn Hải, Quản trị chiến lƣợc, tái bản lần thứ nhất, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013.
7. Nguyễn Thị Hƣờng (2002), Giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài - FDI, NXB Thống kê
8. Bùi Anh Tuấn (2007), Thu hút và nuôi dƣỡng sự tăng trƣởng doanh nghiệp FDI ở tỉnh Đồng Nai (Đề tài cấp tỉnh), Website: Thuvienluanvan.com
9. Vƣơng Đức Tuấn, Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài với sự phát triển kinh tế của nƣớc ta hiện nay, Tạp chí Kinh tế phát triển số 225 tháng 3.2010
10. Phan Hữu Thắng, Một số giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục thu hút mạnh mẽ và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài năm 2009, Báo Đầu tƣ số 196 tháng 4 năm 2009
11. UBND tỉnh Hải Dƣơng (2010), Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 của tỉnh Hải Dƣơng; UBND tỉnh Hải Dƣơng