Nguồn: phần mềm Stata 15
Dựa vào bảng thống kê mô tả các biến trong mô hình, ta có thể nhận xét tổng quan về tỷ suất sinh lời và các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp của các công ty trong mẫu. Bảng 2.3 cho thấy ROA biến thiên trong khoảng từ -20,79% đến 78,37% với giá trị trung bình là 6,99%. Điều này cho thấy cách biệt giữ tỷ suất
ROA CSRD DBTC GRW QMO TSCD KNTT
ROA 1.0000
sinh lời trên tổng tài sản của các doanh nghiệp là khá lớn. Lý do cho sự cách biệt này là một số doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa sử dụng thật sự hiệu quả tài sản. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp có kết quả hoạt động kinh doanh chưa thật sự tốt dẫn đến chỉ số lợi nhuận sau thuế âm, khiến cho tỷ số ROA giảm và chỉ số trung bình của ngành thấp. Đối với biến mức độ công bố TT TNXH, ta có thể thấy giá trị trung bình là 27.76 và biến thiên trong khoảng từ 5 đến 62 điểm. Với mức điểm công bố TT TNXH tối đa các DN có thể đạt được theo từng năm là 70 điểm, tác giả nhận định các doanh nghiệp vẫn chưa thật sự quan tâm đến việc công bố TT TNXH. Tại Việt Nam, từ năm 2015 trở về trước, các thông tin về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vẫn chưa được chú trọng và cũng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc thêm thông tin TNXH vào trong bản báo cáo thường niên của DN, vì vậy một số doanh nghiệp trong mẫu có chỉ số mức độ công bố TT TNXH khá thấp khi tác giả phân tích để thu thập dữ liệu. Chỉ khi có thông tư 155/2016/TT-BTC được ban hành, các DN mới tuân thủ đúng và đầy đủ về nghĩa vụ công bố TT TNXH trên TTCK Việt Nam với xu hướng tăng đều qua các năm. Quy mô doanh nghiệp biến thiên trong khoảng từ 24.36 đến 32.21. Điều này cho thấy Quy mô doanh nghiệp thực phẩm đồ uống khá đồng đều, không có sự khác biệt lớn. Đối với biến tốc độ tăng trưởng, các doanh nghiệp thực phẩm đồ uống có tốc độ tăng trưởng với giá trị nhỏ nhất là -38,14% và lớn nhất là 189,39%. Điều này cho thấy, một số doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng thấp, thậm chí là âm có thể vì khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng cao, nhu cầu về chất lượng sản phẩm và yêu cẩu về an toàn thực phẩm đạt chuẩn chất lượng quốc tế của khách hàng ngày một nâng cao, điều đó khiến cho một số doanh nghiệp chưa thể bắt kịp xu hướng và thích nghi khiến cho tốc độ tăng trưởng âm. Chỉ số đòn bẩy tài chính có giá trị biến thiên từ 4.21% đến 96.69% và giá trị trung bình là 48.2%. Có thể thấy giá trị trung bình của các DN thực phẩm đồ uống khá cao, điều này thể hiện các doanh nghiệp thực phẩm đồ uống đang sử dụng chủ yếu nợ để duy trì hoạt động. Biến khả năng thanh toán có giá trị biến thiên từ 0.55 đến 26.04 và giá trị trung bình là 2.325584, độ lệch chuẩn là 3.151541. Độ lệch chuẩn chênh lệnh khá lớn giữa các doanh nghiệp thực phẩm đồ uống. Điều đó cho thấy tài sản ngắn hạn của một số doanh nghiệp thực phẩm đồ
56
uống khá thấp dẫn đến việc khó chi trả đầy đủ các khoản nợ ngắn hạn. Cuối cùng, biến TSCĐ có giá trị biến thiên từ 4.6% đến 90.48% và giá trị trung bình là 25.23%.
2.6. Kết quả nghiên cứu.
2.6.1. Kiểm định tự tương quan: