Hoạt động công bố thông tin trách nhiệm xãhội của các

Một phần của tài liệu 027 ảnh hưởng của mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến khả năng sinh lợi của DN thuộc nhóm ngành SX TP đồ uống niêm yết trên TTCKVN (Trang 54 - 57)

thực phẩm đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Ngày nay, người dân tại các nước phát triển đang có sự quan tâm rất lớn đến các vấn đề về xã hội, cụ thể sản phẩm tiêu dùng họ lựa chọn không chỉ phải đảm bảo về chất lượng mà còn phải đảm bảo từ quy trình sản xuất. Người mua hàng ở những nước này có xu hướng chọn các sản phẩm thân thiện với môi trường, không vi phạm nhân đạo và các chuẩn mực xã hội khác....Cũng tại đây có rất nhiều phong trào về môi trường và sức khỏe của người tiêu dùng đã xuất hiện, ví dụ như phòng trào tẩy chay sản phẩm lông thú, da thú hay các sản phẩm được tạo ra từ việc bóc lột sức lao động của trẻ em của hãng Nike hay Gap; phong trào tẩy chay sử dụng chất phụ gia có khả năng gây ung thư trong chế biến thực phẩm của một số công ty thức ăn,...

Tại Việt Nam việc thực hiện công bố TT trách nhiệm xã hội vẫn còn mới mẻ đối với các doanh nghiệp bởi khung pháp lý về vấn đề này vẫn chưa thực sự hoàn thiện. Nội hàm TNXH mặc dù đã được đề cập ở nhiều quy định pháp luật khác nhau, ví dụ như luật bảo vệ môi trường, các văn bản pháp luật của Bộ Lao động, luật bảo vệ người tiêu dùng, luật DN, luật cạnh tranh, luật quảng cáo nhưng chưa đồng bộ. Quy định về công bố thông tin TNXH cũng chỉ mang tính hướng dẫn và chưa hoàn thiện. Chỉ đến năm 2012, xuất phát từ thực tế các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện chưa chưa có nhiều thông tin chính xác về những hoạt động đảm bảo sự vững chắc và về môi trường - xã hội cho các nhà đầu tư Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) cũng như những chuyên gia tư vấn của DN kiểm toán Price water house Coopers (PwC) cộng tác để đồng xuất bản cuốn “Hướng dẫn lập Báo cáo phát triển bền vững” cho các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam. Vậy nhưng đây cũng mới là tài liệu mang tính hướng dẫn cho các DN có nhu cầu cung cấp thông tin tự nguyện về các vấn đề môi trường xã hội, bởi vậy sự đồng nhất và tuân thủ trong công bố TT TNXH không được nhiều DN quan tâm. Chính vì vậy với mục đích thúc đẩy các DN có ý thức hơn trong việc thực hiện công bố TT TNXH của những DN đại chúng và đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Từ năm 2015, nước ta đã chính thức có quy định yêu cầu bắt buộc các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam phải công bố những thông tin liên quan đến những ảnh hưởng đến môi trường và xã hội.

Xét riêng về những doanh nghiệp ngành thực phẩm - đồ uống, khi kiểm tra chi tiết về mức độ công bố TT trung bình TNXH theo những yếu tố thông tin trách nhiệm môi trường (ENV), trách nhiệm với lao động (EMP), trách nhiệm với cộng đồng (COM), trách nhiệm với khách hàng (CUS) được thể hiện như sau:

Hình 2.7: Mức độ CBTT TNXH trung bình theo thành phần thông tin giai đoạn 2013 - 2019

Đơn vị: %

Nguồn: Tác giả tự tính toán từ số liệu thu thập được của các công ty

Qua biểu đồ, có thể thấy rằng Việt Nam chưa quan tâm đến việc công bố thông tin trách nhiệm cộng đồng khi điểm trung bình của những công ty lớn trong ngành thực phẩm - đồ uống luôn dưới 25% và không cho thấy sự tăng trưởng mấy qua những năm gần đây. Công bố thông tin về trách nhiệm với lao động và với về môi trường được duy trì ở mức khá với điểm trung bình là khoảng từ 15% đến 50% và cho thấy sự phát triển đều đặn qua các năm. Đặc biệt là yếu tố môi trường, nhân tố cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ về cơ cấu điểm, chứng tỏ các doanh nghiệp tại VN ngày càng có ý thức hơn về môi trường và coi CBTT môi trường là quan trọng. Những hoạt động về xả thải, kiểm soát ô nhiễm trong quá trình kinh doanh, những chiến lược hỗ trợ cho hoạt động bảo vệ môi trường dần được các DN quan tâm đúng mức. Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy thêm, yếu tố môi trường chưa được các DN quá coi trọng trong phần báo cáo TNXH, tuy nhiên từ năm 2016, tỷ lệ công bố trách nhiệm với môi trường tăng trưởng rõ rệt. Nguyên nhân là năm 2015, nhà nước đã ban hàng thông tư 155 hướng dẫn các DN CBTT trên TTCK, vì vậy trách nhiệm với môi trường của các DN bắt đầu được quan tâm hơn và công bố đầy đủ. Ngoài ra, biểu đồ cũng cho thấy các DN thực phẩm - đồ uống tại Việt Nam làm khá tốt

hoạt động CBTT về trách nhiệm với khách hàng khi cơ cấu điểm trung bình luôn đạt trên 60%.

Hiện tại rất nhiều công ty lớn tại nước ta nhận thức được rằng TNXH của doanh nghiệp là yêu cầu thiết yếu. Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nếu doanh nghiệp không tuân thủ TNXH thì không thể tiếp cận được với thị trường thế giới. Bởi lẽ đó, chất lượng công bố thông tin TNXH của các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và ngành thực phẩm - đồ uống nói riêng cho thấy sự tăng trưởng qua các năm dù chưa cao.

Một phần của tài liệu 027 ảnh hưởng của mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến khả năng sinh lợi của DN thuộc nhóm ngành SX TP đồ uống niêm yết trên TTCKVN (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w