Đánh giá khả năng sinh lời doanh thu là xem xét lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu thể hiện trong một trăm đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này được xác định như sau:
... L iợ nhu nậ
Kh năng sinh l i trên doanh thu (ROS) = ——,ả ợ ' * 100%
Doanh thu
Lợi nhuận được xác định trong công thức trên có thể là lợi nhuận gộp, lợi nhuận từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh hay lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế.
Tương ứng với chi tiêu lợi nhuận, doanh thu được xác định ở mẫu số trong công thức trên có thể là doanh thu thu được từ hoạt dộng bán hàng và cung cấp dịch vụ (doanh thu thuần), doanh thu hoạt động kinh doanh (bao gồm cả doanh thu thuần và doanh thu hoạt động tài chính) hoặc cũng có thể là tổng doanh thu và thu nhập khác của doanh nghiệp trong kỳ (bao gồm cà doanh thu thuần, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác). Việc sử dụng mỗi chỉ tiêu tính toán khác nhau nhăm mục đích đánh giá hiệu quả của mỗi hoạt động khác nhau hoặc hiệu quả toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Để đánh giá khả năng sinh lời cho hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ trong doanh nghiệp ta có thể dùng chỉ tiêu:
Ấ λ Lợi nhuận từ HĐBH
Tỷ suất lợi nhuận hoạt động bán hàng = —---———■—-- ×100% Doanh thu thuần
Khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh được xem xét qua tỳ số:
Tỷ suất lợi nhuận thuần từ HĐKD = 'ợ' n*±th⅛t^ ×100%
J Doanh thu HĐKD
Hay đánh giá tổng hợp khả năng sinh lời của toàn bộ hoạt động lại được sử dụng chỉ tiêu:
; λ ấ LN trước hoặc sau thuế
Tỷ suất LN trước hoặc sau thuế trên DT =---———7——---×100%
y DT và TN khác
Thông thường, những doanh nghiệp có các chi tiêu tỷ suất lợi nhuận doanh thu cao là những doanh nghiệp quản lý tốt chi phí trong hoạt động kinh doanh hoặc thực hiện các chiến lược cạnh tranh về mặt chi phí.
Các nhà đầu tư, chủ nợ và những chủ nợ khác dựa vào tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu để ra các quyết định cho vay, đầu tư bởi vì chỉ số này cho biết chính xác tỷ lệ tiền mặt hoạt động mà một doanh nghiệp kiếm được trên doanh thu của nó và cung cấp thông tin chi tiết về cổ tức tiềm năng, tiềm năng tái đầu tư và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Ngoài ra, ROS cho phép một doanh nghiệp tiến hành phân tích xu hướng và so sánh hiệu suất hiệu quả nội bộ theo thời gian. Đồng thời nó cũng hữu ích trong việc so sánh các doanh nghiệp trong cùng một ngành.
1.3. Cơ sở lý luận về tác động mức độ công bố thông tin TNXH đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp
Dưới góc độ học thuật, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu cơ sở lý thuyết để giải thích cho mối quan hệ giữa thực hành và công bố thông tin TNXH với KNSL DN trong các bối cảnh khác nhau bao gồm thuyết các bên liên quan, thuyết hợp đồng xã hội, thuyết tín hiệu... Dưới đây là nội dung một số lý thuyết giải thích cho tác động công bố thông tin TNXH đến KNSL của doanh nghiệp
Lý thuyết các bên liên quan
• Về mặt nội dung
Lý thuyết các bên liên quan được khởi đầu từ nghiên cứu của Freeman (1984) về quản trị tổ chức và đạo đức kinh doanh “Quản trị chiến lược: Cách tiếp cận từ các bên liên quan” (Strategic Management: A Stakeholder Approach). “công ty có mối quan hệ với nhiều nhóm thành phần (các bên liên quan) và các bên liên quan là bất kỳ nhóm hoặc cá nhân nào có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi việc đạt được các mục tiêu của công ty” (Freeman, 1984). Các bên liên quan của công ty bao gồm các cổ đông, chủ nợ, nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, các nhóm lợi ích công cộng và các cơ quan chính phủ. Vì nhu cầu của các bên liên quan thì khác nhau và luôn thay đổi nên tổ chức sẽ tập trung vào đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan có lợi ích lớn và trực tiếp và cho rằng lợi ích của các bên còn lại cũng được thỏa mãn thông qua việc tổ chức đó theo đuổi chiến lược kinh doanh và báo cáo thông tin phù hợp với các chuẩn mực và giá trị xã hội.
• Về cách áp dụng
Lý thuyết này được sử dụng để giải thích cho động cơ các tổ chức lựa chọn và tự nguyện áp dụng kế toán quản trị môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin về môi trường ngày càng cao từ phía các cơ quan chính phủ, các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư và người tiêu dùng, cộng đồng.
Lý thuyết các bên liên quan là một trong những lý thuyết có ảnh hưởng tới sự phát triển và ứng dụng của kế toán quản trị môi trường được sử dụng để giải thích cho kế toán quản trị chi phí môi trường. Áp dụng kế toán quản trị chi phí môi
trường trong doanh nghiệp sản xuất sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp trên cả hai khía cạnh tài chính và môi trường. Vì thế cần thiết phải nghiên cứu lí thuyết và đề xuất mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chi phí môi trường trong doanh nghiệp sản xuất.
Lý thuyết hợp pháp
• Về mặt nội dung
Thuyết hợp pháp có nguồn gốc từ các khái niệm về tính hợp pháp của tổ chức, đã được định nghĩa bởi Dowling and Pfeffer (1975) “Một thực thể có thể tồn tại khi mà hệ thống giá trị của nó phù hợp với hệ thống giá trị của hệ thống xã hội lớn hơn mà thực thể đó nằm trong. Khi tồn tại những chênh lệch trong thực tế hay tiềm năng giữa hai hệ thống giá trị thì tính hợp pháp của thực thể đó sẽ bị đe dọa”.
Kế thừa và phát triển thuyết hợp pháp hóa, Guthrie and Parker (1989) cho rằng thuyết hợp pháp hóa liên quan đến sức mạnh của xã hội. Ông cho rằng DN kinh doanh trong xã hội phải kí kết một hợp đồng xã hội mà nhà quản lý phải thực hiện theo một số yêu cầu của xã hội để đạt được các mục tiêu của mình. Các điều khoản của hợp đồng này có thể nhận thấy rõ chẳng hạn như quy định của pháp luật nhưng cũng có thể là những điều khoản chưa được xác định rõ điều này còn phụ thuộc vào kỳ vọng của cộng đồng xã hội với DN.
Theo Craig Deegan và cộng sự (2002) DN và xã hội có mối quan hệ vòng tròn và gắn kết với nhau, ví dụ, các DN có được nguồn nhân lực, nguyên liệu từ xã hội và ngược lại DN cũng cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho xã hội thậm chí cả những chất độc hại, phế phẩm, ô nhiễm từ quá trình sản xuất của DN cũng thải ra ngoài xã hội.
• Về cách áp dụng
Thuyết hợp pháp giải thích cho việc thúc đẩy các tổ chức/DN thực hành và báo cáo các hoạt động TNXH đó là nhằm mục đích có được, duy trì hay gây dựng lại
sự tồn tại hợp pháp của họ.Theo đó, CBTT TNXH được xem như là động lực để DN đạt được mong muốn hợp pháp hóa các hoạt động và từ những hoạt động hợp pháp đó mang lại lợi ích cho DN. Khi các nhà quản lý DN bị thúc đẩy bởi động cơ này thì
họ sẽ tiến hành các hành động mà họ cho là cần thiết để bảo vệ hình ảnh kinh doanh hợp pháp của họ. Chính vì vậy để cải thiện tính hợp pháp các DN thường thực hiện cải chính những thông tin tiêu cực không tốt liên quan đến họ, đưa ra những lời giải thích về những thông tin không lành mạnh trên phương tiện truyền thông đại chúng có liên quan đến họ và tăng những thông tin TNXH tích cực bằng nhiều kênh thông tin khác nhau như báo cáo thường niên, báo cáo phát triển bền vững hoặc qua các kênh truyền thông khác.
Lý thuyết tín hiệu
• Về mặt nội dung
Lý thuyết tín hiệu được Michael Spence giới thiệu năm 1974 trong bối cảnh thị trường không hoàn hảo và tồn tại bất cân xứng về thông tin. Sự bất cân xứng thông tin nảy sinh giữa những người nắm giữ thông tin và những người có khả năng đưa ra quyết định tốt hơn nếu họ có những thông tin này. Nội dung của lý thuyết này diễn tả hai bên tiếp cận thông tin khác nhau, phía người nắm giữ thông tin phải lựa chọn nội dung thông tin và phương thức truyền thông chuyển tải còn về phía người sử dụng thông tin phải tìm cách để hiểu các thông tin. Xét dưới góc độ quản trị doanh nghiệp lý thuyết tín hiệu chỉ ra cách thức phát tín hiệu nhằm giảm thiểu sự bất cân xứng thông tin cho đối tượng sử dụng thông tin của doanh nghiệp. Những tín hiệu này liên quan đến việc doanh nghiệp truyền tải những thông tin chất lượng và giá trị chẳng hạn như những thông tin công bố tự nguyện, bảo hành sản phẩm hoặc các chỉ số tài chính.
• Về cách áp dụng
Lý thuyết tín hiệu giải thích cho việc thúc đẩy công bố thông tin của doanh nghiệp nói chung và thông tin tự nguyện (bao gồm thông tin trách nhiệm xã hội) nói riêng nhằm mục đích truyền tải cho các đối tượng bên ngoài hiểu rõ hơn về tình hình tài chính kinh doanh của doanh nghiệp giúp người sử dụng đánh giá đúng tác động của doanh nghiệp đến môi trường, kinh tế và xã hội.
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU