Nguồn: Số liệu từ phần mềm Stata 15
Sau khi sử dụng mô hình hồi quy GLS để khắc phục các hiện tượng khuyết tật trong FEM, kết quả của nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa mức độ công bố thông tin TNXH và KNSL trên tổng tài sản là mối quan hệ cùng chiều với mức ý nghĩa thống kê là 0.0012 và P-value của kiểm định F là 0.000<5% . Điều đó thể hiện các doanh nghiệp thực phẩm đồ uống có chất lượng công bố TT TNXH càng cao thì tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản càng lớn. Kết luận này góp phần khẳng định giả thuyết của tác giả công bố thông tin TNXH ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính DN (ROA) và củng cố khẳng định kết luận về chiều ảnh hưởng của công bố TT TNXH đến KNSL DN của Mahoney & Roberts (2007); Elena Platonova & cộng
sự (2016); Mustaruddin Saleh & cộng sự (2011) và nghiên cứu của Hồ Thị Vân Anh (2018) với cùng mẫu nghiên cứu là các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam. Vì chỉ có biến đòn bẩy tài chính (DBTC), tỷ lệ tài sản cố định (TSCD) có tác động đến ROA nên các biến còn lại Tăng trưởng tài sản(GRW), Quy mô doanh nghiệp (QMO), khả năng thanh toán (KNTT) sẽ không được trình bày dưới đây.
Đòn bẩy tài chính (DBTC) có mối quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lợi trên tổng tài sản với hệ số tương quan là -0.159 và mức ý nghĩa thống kê P- value=0.000 <5%. Điều này thể hiện khi tỷ lệ nợ càng cao thì KNSL càng giảm và các doanh nghiệp cũng chưa sử dụng đòn bẩy một cách hiệu quả. Kết quả khá phù hợp với ngành thực phẩm đồ uống tại Việt Nam khi đây là một trong những ngành có lượng sản phẩm xuất khẩu lớn với cấu trúc vốn thiên về nợ nhiều, vì vậy nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ về tỷ số nợ, thì khả năng sinh lợi của doanh nghiệp giảm là điều tất yếu. Kết quả của nghiên cứu khá tương đồng với một số nghiên cứu như nghiên cứu của Onaolapo &Kajola (2010) và nghiên cứu của Trinh và Dung(2012).
Cuối cùng, tỷ lệ tài sản cố định (TSCD) của DN có ảnh hưởng ngược chiều với khả năng sinh lời trên tổng tài sản với mức ý nghĩa thống kê là -0.068 và P- value=0.022 <5%. Nguyên nhân có thể do doanh nghiệp đầu tư tài sản cố định chưa hiệu quả, chưa tận dụng hết công suất của tài sản doanh nghiệp đã đầu tư. Hơn nữa, ta thấy tỷ trọng đầu tư tài sản cố định của doanh nghiệp nhóm ngành này có xu hướng giảm trong 2010-2014, việc đầu tư vào TSCD vẫn chưa đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp lúc này. Có thể giải thích điều này là do tình hình kinh tế biến động, còn nhiều khó khăn nên việc đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh lúc này cần được cân nhắc kỹ. Bên cạnh đó, nó còn phụ thuộc vào trình độ quản lý của doanh nghiệp, hiệu quả mà tài sản mang lại cũng như chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra, trình độ lao động.
3.2. Đề xuất khuyến nghị
3.2.1. Đối với nhà nước
Dựa trên kết quả khóa luận, hoạt động công bố TT TNXH các doanh nghiệp thực phẩm - đồ uống vẫn còn chưa theo một chuẩn mực nhất định. Một số doanh
nghiệp thực phẩm - đồ uống chú trọng vào việc công bố TT TNXH bằng việc lập riêng bản báo cáo phát triển bền vững hoặc đưa thành mục riêng TNXH trong báo cáo thường niên của doanh nghiệp nhưng ngược lại, một số doanh nghiệp công bố TT TNXH vẫn còn sơ sài, chưa đầy đủ thông tin. Hầu hết, các thông tin về TNXH doanh nghiệp thực phẩm - đồ uống công bố đều tập trung vào phần công bố TT trách nhiệm với người lao động và thông tin về chất lượng sản phẩm cũng như mối quan hệ với khách hàng. Các thông tin về môi trường và thông tin về trách nhiệm với cộng đồng vẫn chưa được doanh nghiệp chú trọng công bố, một số doanh nghiệp công bố TT hai phần đều giống nhau trong nhiều năm liên tiếp và chưa nêu ra các hoạt động cụ thể mà doanh nghiệp thực hiện. Chính vì vậy, tác giả đề xuất Nhà nước cần chuẩn hóa những yêu cầu về công bố TT TNXH dựa theo các chuẩn mục chung của thị trường và thế giới cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp thực phẩm đồ uống nói riêng.
Bên cạnh đó, tuy nhà nước đã có thông tư yêu cầu các DN báo cáo tác động liên quan đến môi trường và xã hội, nhưng vẫn chưa có khung đánh giá cụ thể mức độ công bố TT TNXH tại Việt Nam mà vẫn dựa vào các chỉ số của quốc tế và các nghiên cứu trong khi bối cảnh kinh tế Việt Nam hoàn toàn khác so với nước ngoài. Dựa vào kết quả của nghiên cứu ta có thể thấy, mức độ công bố TT TNXH của doanh nghiệp thực phẩm đồ uống trên sàn chứng khoán Việt nam có tác động thuận chiều với chỉ số ROA, vì vậy để khuyến khích các doanh nghiệp phát triển và công bố TT đầy đủ, rõ ràng, phù hợp với pháp luật và chuẩn mực quốc tế, Nhà nước có thể xây dựng bộ khung chỉ số đánh giá chuẩn mức độ thực hiện công bố TT TNXH của doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán nói chung và doanh nghiệp thực phẩm đồ uống niêm yết trên sàn chứng khoán nói riêng.
3.2.2. Đối với các doanh nghiệp thực phẩm - đồ uống niêm yết trên sànchứng khoán chứng khoán
Dựa trên kết quả trong khóa luận, chất lượng công bố TT TNXH có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Vì vậy, để khả năng sinh lợi của doanh nghiệp ngày cảng tăng thì việc thực hiện và công bố TT Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp Thực phẩm đồ uống cần được cải thiện, nhận thức của các
nhà quản trị cần được nâng cao. TNXH không chỉ bao gồm việc thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội mà còn bao gồm việc thực hiện trách nhiệm với môi trường, người lao động và khách hàng của DN. Đại dịch Covid-19 cũng đã làm thay đổi nhu cầu của khách hàng, yêu cầu chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao và đáp ứng được sự thân thiện với môi trường, từ đó gia tăng sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Nâng cao nhận thức các nhà quản trị sẽ giúp cho việc thực hiện công bố TT TNXH được đưa vào trong các bản báo cáo một cách hợp lý và đầy đủ, phù hợp với mô hình của từng DN bên cạnh việc công bố các thông tin về tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, dựa trên kết quả của bài khóa luận, việc tăng cường thực hiện và công bố TT Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp Thực phẩm đồ uống sẽ giúp cho các nhà đầu tư có góc nhìn tích cực hơn đối với doanh nghiệp, từ đó có thể giúp cho doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư, nâng cao giá trị của doanh nghiệp và gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Tiếp theo đòn bẩy tài chính và tỷ lệ tài sản cố định có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời trên tổng tài sản. Tác giả đề xuất công ty nên kiểm soát chặt chẽ tỷ số nợ, xây dựng cơ chế, chính sách cẩn trọng hơn khi đầu tư và tổ chức giám sát hoạt động tài chính thường xuyên, do hiệu quả kinh doanh có liên quan chặt chẽ với hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh; Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản sẽ hướng tới xây dựng cơ cấu vốn tối ưu. Bên cạnh đó nếu doanh nghiệp khai thác nguồn vốn vay hiệu quả, tỷ lệ nợ không quá cao, DN thực phẩm có thể nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Doanh nghiệp cũng nên tận dụng tối đa tài sản cố định hiện có, không nên đầu tư vào tài sản cố định với tỷ lệ quá cao nhất là trong thời kỳ Covid, tỷ lệ nhân viên làm việc từ xa là khá lớn. Thay vào đó, tác giả đề xuất các doanh nghiệp Thực phẩm đồ uống nên đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chú trong hơn đến đào tạo người lao động từ đó tăng năng suất và hiệu quả làm việc. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần đầu tư, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội cao, đáp ứng sản xuất thân thiện với môi trường và phát triển sản phẩm an toàn cho môi trường. Việc này cũng giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng sinh lợi.
Để chất lượng công bố TT TNXH được nâng cao, tác giả đề xuất mỗi doanh nghiệp cần có bộ phận riêng phụ trách về TNXH của DN. Phòng ban TNXH của 67
DN sẽ có nhiệm vụ phụ trách về báo cáo phát triển bền vững của công ty với các hoạt động như đề xuất sáng kiến về thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, xây dựng khung đánh giá từng thành phần TNXH của doanh nghiệp theo chuẩn mực của Nhà nước và phù hợp với mô hình doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bộ phận có thể tuyên truyền trong nội bộ cũng như bên ngoài DN nhằm cải thiện và nâng cao ý thức TNXH với các bên liên quan và báo cáo tiến trình thực hiện TNXH của DN với ban lãnh đạo. Từ đó, hình ảnh của doanh nghiệp sẽ càng được nâng cao trong mắt khách hàng cũng như các nhà đầu tư.
3.2.3. Đối với nhà đầu tư
Thông qua kết quả của khóa luận, nhà đầu tư cần xem xét kỹ về tình hình của doanh nghiệp Thực phẩm - đồ uống để đưa ra quyết định cho việc cung cấp tài chính cho DN. NĐT nên lựa chọn những doanh nghiệp có hệ số nợ thấp, đảm bảo tính an toàn trong cấu trúc tài sản của doanh nghiệp. NĐT cũng cần xem xét đến tỷ lệ TSCD vì nếu tỷ lệ TSCD và đòn bẩy tài chính cao thì khả năng doanh nghiệp đã vay để đầu tư vào tài sản cố định. Khi đó nếu hiệu quả tài chính thấp, thì tỷ lệ chi trả cổ tức của doanh nghiệp cũng không cao, gây bất lợi cho NĐT. Bên cạnh đó NĐT cũng cần xem xét đến các báo cáo phi tài chính của DN điển hình là báo cáo phát triển bền vững. Nhằm phòng tránh rủi ro cao nhất và những tổn thất trong hoạt động đầu tư, các nhà đầu tư nên nâng cao sự nhận biết của bàn thân về TNXH để hiểu về mức độ công bố TT TNXH và từ đó giảm thiểu khả năng gặp rủi ro trong quá trình đầu tư ví dụ như DN xả thải ra môi trường không đúng theo quy định của pháp luật hay DN bị khách hàng tẩy chay vì chất lượng an toàn thực phẩm.
KẾT LUẬN
Dựa vào kết quả nghiên cứu, ta có thể thấy, mức độ công bố TT TNXH là một trong những yếu tố quan trọng giúp nâng cao khả năng sinh lời của doanh nghiệp thực phẩm - đồ uống. Nghiên cứu sử dụng mẫu là 22 doanh nghiệp ngành Thực phẩm - đồ uống niêm yết trên TTCK từ năm 2013 đến năm 2019 và đo lường các nhân tố liên quan đến mức độ công bố TT TNXH và khả năng sinh lợi thông qua phần mềm Stata 15. Sau khi phân tích và đo lường, tác giả tìm ra được mối quan hệ thuận chiều giữa mức độ công bố TT TNXH và lợi suất trên tổng tài sản. Bên cạnh đó, các yếu tố đòn bẩy tài chính và tỷ lệ tài sản cố định của doanh nghiệp có tác động ngược chiều khi thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng mức độ công bố TT TNXH đến tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp. Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả có thể kết luận các doanh nghiệp có mức độ công bố TT TNXH thì doanh nghiệp sẽ càng phát triển và hiệu quả tài chính càng cao. Không chỉ vậy, bài khóa luận còn đưa ra một số khuyến nghị cho nhà nước, doanh nghiệp ngành Thực phẩm - đồ uống và nhà đầu tư nhằm phát triển, nâng cao việc thực hiện công bố TT TNXH, giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan và toàn diện hơn về doanh nghiệp trước khi ra quyết định cung cấp tài chính cũng như doanh nghiệp sẽ chú trong hơn trong việc công bố TT TNXH.
Bài nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế đó là mẫu nghiên cứu chưa đủ lớn khi phạm vi nghiên cứ là 22 doanh nghiệp thuộc nhóm ngành thực phẩm- đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khoán và phạm vi thời gian là 7 năm. Bên cạnh đó, việc đánh giá mức độ công bố TT TNXH trên báo cáo thường niên, báo cáo phát triển bền vững của tác giả mới chỉ mang tính chủ quan nên có thể ảnh hưởng đến kết quả mô hình. Vì vậy, nếu có thêm thời gian và cộng tác với các tác giả khác để có thể gia tăng số lượng mẫu và đánh giá mức độ công bố TT TNXH của DN thực phẩm - đồng uống một cách khách quan hơn thì bài nghiên cứu sẽ trở nên chính xác và toàn diện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạ Thị Thúy Hang(2019), ‘Nghiên cứu tác động của công bố thông tin
trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam’, Luận án tiến sĩ.
2. Nguyễn Thị Thanh Phương(2013),’ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
mức độ công bố thông tin trong BCTC của các doanh nghiệp niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh’, Luận văn thạc sỹ.
3. Đoàn Nguyễn Trang Phương (2011),’Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến mức độ công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam’.
4. Lê Thị Trúc Loan(2015), ‘Nghiên cứu về mức độ công bố thông tin rủi
ro trong báo cáo thường niên của các doanh nghiệp dấu khí niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh’, Nghiên cứu khoa học
5. Phạm Thị Thu Đông (2013), ‘Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội’, Luận văn thạc sỹ
6. Trần Thị Hoàng Yến (2016), ‘Nghiên cứu tác động trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp đến kết quả hoạt động tài chính tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ’
7. Nguyễn Thị Anh Bình và Phạm Long (2015), ‘Nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ’, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số 221, tr 74-81,
8. Nguyễn Phương Mai (2015), ‘Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp
sản xuất và chế biến thực phẩm tại Việt Nam - Tiếp cận từ góc độ người tiêu dùng’, luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
9. Tạ Thị Thúy Hằng (2017), ‘Mối quan hệ công bố thông tin trách nhiệm
xãhội và hiệu quả tài chính tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam’, Kỷ yếu hội thảo, Trường Đại học Quy Nhơn, Tháng 11/2017
10. Hồ Viết Tiến và Hồ Thị Vân Anh (2017), ‘Trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp và hiệu quả tài chính: bằng chứng từ các công ty niêm yết Việt Nam’, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số 242, tháng 8/2017
11. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVNISO26000:2013 <
https://vanbanphapluat. co/tcvn-iso-26000-2013 -huong-dan-ve-trach-nhiem-xa-hoi>
12. GRI Hợp nhất, 2016
<
https://www.globalreporting.org/standards/media/1566/vietnamese-consolidated-
set-of-gri-sustainability-reporting-standards-2016.pdf>
13. Hiệp ước toàn cầu của Liên hiệp quốc <
https://www.unglobalcompact.org/>
14. Nguyễn Văn Ngọc (2006), ‘Từ điển Kinh tế học’, NXB ĐH KTQD, HN
15. TS.Lê Thị Xuân, ‘Giáo trình Phân tích Tài Chính Doanh nghiệp’, NXB
Lao động, HN
16. Dương Thị Hồng Vân, Trần Phương Nga(2018), ‘Ảnh hưởng của quản
trị vốn lưu động tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp: Bằng chứng từ các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tại Việt Nam’, báo Quản trị ngân hàng và Doanh nghiệp.
17. Quan Minh Nhựt và Lý Thị Phương Thảo (2014), ‘Phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam’, Tạp chí khoa học đại học cần thơ, Số 33