Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (Global Reporting Initiative - GRI)
Ngày nay, các bên liên quan luôn quan tâm tới các hoạt động mang tính bền vững đem lại lợi ích cho hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp. Đối với nội bộ doanh nghiệp, quá trình xác định các khía cạnh phát triển bền vững, trong đó
Kinh tế Môi trường Xã hội
có vấn đề về thực hiện trách nhiệm xã hội và lập báo cáo bền vững giúp doanh
nghiệp, cân nhắc lợi ích của các bên có liên quan, nhận biết các rủi ro và cơ hội kinh doanh, từ đó chuẩn bị cho xu thế phát triển mới, phân cấp trách nhiệm và cải tiến hệ thống quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động. Bởi vậy, “Tiêu chuẩn lập Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) được xây dựng để các tổ chức sử dụng nhằm báo cáo về tác động của mình đối với nền kinh tế, môi trường và/hoặc xã hội.” (Bộ Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI Hợp nhất, 2016)
Khung báo cáo phát triển bền vững phổ biến nhất trên thế giới được xây dựng bởi Sáng kiến Global Reporting Initiative (GRI). Khung GRI đề cập đến các vấn đề cốt lõi của phát triển bền vững bao gồm tác động tới kinh tế, xã hội và môi trường với hướng dẫn kỹ thuật về cách thức đo lường và báo cáo các vấn đề này. Từ đó, tổ chức nhận diện những tác động đáng kể đối với nền kinh tế, môi trường và/hoặc xã hội và công bố những tác động theo tiêu chuẩn được chấp nhận toàn cầu.
Báo cáo Phát triển Bền vững dựa trên Tiêu chuẩn GRI phải đánh giá các tác động tích cực và tiêu cực của tổ chức đối với mục tiêu phát triển bền vững một cách cân bằng và hợp lý. Thông tin cung cấp thông qua báo cáo phát triển bền vững cho phép các bên liên quan nội bộ và bên ngoài đưa ra quan điểm và quyết định dựa trên thông tin đầy đủ về sự đóng góp của tổ chức cho mục tiêu phát triển bền vững. Vậy nên, tiêu chuẩn GRI tạo ra một tiếng nói chung cho các tổ chức và các bên liên quan, để truyền đạt và được hiểu rõ các tác động về kinh tế, môi trường và xã hội của tổ chức.
Trong phiên bản gần nhất được phát hành năm 2016 GRI đưa ra hướng dẫn công bố thông tin chia theo 3 nhóm kinh tế, môi trường và xã hội với các nội dung như sau:
15
Bảng 1.1 : Danh mục các nội dung thông tin trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn GRI
-Hiệu quả kinh tế -Sự hiện diện trên thị trường -Tác động kinh tế gián tiếp -Thông lệ mua sắm -Chống tham nhũng -Hành vi cản trở cạnh tranh -Vật liệu -Năng lượng -Nước -Đa dạng sinh học -Phát thải
-Nước thải và chất thải -Tuân thủ môi trường -Đánh giá nhà cung cấp về môi trường
-Việc làm
-Quan hệ Quản trị/Lao động -An toàn, sức khỏe nghề nghiệp -Giáo dục và đào tạo
-Đa dạng và cơ hội bình đẳng -Không phân biệt đối xử
-Tự do lập hội và thương lượng tập thể
-Lao động trẻ em
-Lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc
-Thông lệ về an ninh -Quyền của người bản địa -Đánh giá quyền con người -Cộng đồng địa phương
-Đánh giá nhà cung cấp về mặt xã
hội
-Chính sách công
-An toàn và sức khỏe của khách hàng
-Tiếp thị và nhãn hàng
-Quyền bảo mật thông tin khách hàng
Điều hành tổ chức
Quyền con người - Nỗ lực thích đáng
- Tình huống rủi ro về quyền con người - Tránh đồng lõa
- Giải quyết khiếu nại
- Phân biệt đối xử và nhóm dễ bị tổn thương - Quyền dân sự và chính trị
- Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa
- Các nguyên tắc cơ bản và quyền tại nơi làm việc
Thực hành lao động - Việc làm và mối quan hệ việc làm - Điều kiện làm việc và bảo trợ xã hội - Đối thoại xã hội
- Sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc
Nguồn: Bộ Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRIHợp nhất, 2016
16 Bộ tiêu chuẩn Quốc tế ISO 26000
ISO 26000 là một Tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (gọi tắt là ISO) đưa ra hướng dẫn về trách nhiệm xã hội. Nó sẽ được áp dụng cho các tổ chức ở mọi loại hình, cả ở lĩnh vực công cộng lẫn tư nhân, tại các nước phát triển và đang phát triển, cũng như các nền kinh tế chuyển đổi. TCVN ISO 26000:2013 do Tiểu Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC01/SC1 Trách nhiệm xã hội biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố, tương đưuong với TCVN ISO 26000:2010. Tiêu chuẩn này có thể sử dụng cho các tổ chức bắt đầu thực thi trách nhiệm xã hội cũng như các tổ chức có kinh nghiệm hơn trong việc này.
Bộ tiêu chuẩn này xác định các mục tiêu cốt lõi của TNXH DN trong 7 nhóm vấn đề: điều hành tổ chức, nhân quyền, thực hành lao động, môi trường, thực tiễn hoạt động công bằng, các vấn đề của người tiêu dùng, sự tham gia và phát triển cộng đồng.
- Phát triển con người và đào tạo tại nơi làm việc
Môi trường
- Phòng ngừa ô nhiễm
- Sử dụng nguồn lực bền vững
- Giảm nhẹ và thích nghi với biến đổi khí hậu
- Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và khôi phục môi
trường sống tự nhiên
Thực tiễn hoạt động công bằng
- Chống tham nhũng
- Tham gia chính trị có trách nhiệm - Cạnh tranh bình đẳng
- Thúc đẩy trách nhiệm xã hội trong chuỗi giá trị - Tôn trọng quyền sở hữu
Vấn đề người tiêu dùng
- Thực hành marketing công bằng, thông tin xác thực, không định kiến và thực hành hợp đồng công bằng - Bảo vệ sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng - Tiêu dùng bền vững
- Dịch vụ, hỗ trợ người tiêu dùng và giải quyết tranh chấp, khiếu nại
- Bảo vệ dữ liệu và sự riêng tư của người tiêu dùng - Tiếp cận các dịch vụ thiết yếu
- Giáo dục và nhận thức
Sự tham gia và phát triển của cộng đồng
- Sự tham gia của cộng đồng - Giáo dục và văn hóa
- Tạo việc làm và phát triển kỹ năng - Phát triển và tiếp cận công nghệ - Tạo của cải v à thu nhập
- Sức khỏe - Đầu tư xã hội
Nguồn: TCVNISO 26000:2013
Nhân quyền Lao động Môi trường Chống tham nhũng
Hiệp ước toàn cầu của Liên hiệp quốc (United Nations Global Compact - UNGC)
UNGC là một sáng kiến tự nguyện cho các doanh nghiệp và tổ chức tham gia vào việc tạo ra một khuôn khổ toàn cầu để đạt được tăng trưởng bền vững bằng cách hoạt động như một phần của xã hội thông qua sự lãnh đạo có trách nhiệm và sáng tạo.
UNGC kêu gọi các công ty áp dụng, ủng hộ và tôn trọng mười nguyên tắc trong bốn lĩnh vực nhân quyền, lao động, môi trường và chống tham nhũng.
Mạng lưới Hiệp ước toàn cầu của Liên hợp quốc (UNGC) là sáng kiến lớn nhất
trên thế giới về phát triển DN bền vững đã được lãnh đạo các cộng đồng DN thông qua
năm 2000 nhằm thúc đẩy vai trò của khối DN tư nhân trong quá trình phát triển. UNGC cung cấp một định hướng nền tảng cho các DN để xây dựng, thực hiện và công
bố thông tin về các chính sách và hành động có trách nhiệm và bền vững. UNGC mong
muốn cộng đồng các DN lồng ghép trong chiến lược sản xuất kinh doanh của mình theo 10 nguyên tắc do UNGC đưa ra và các DN cũng như các tổ chức thành viên được
yêu cầu hàng năm lập một Báo cáo Tiến bộ (COP - Communication of Progress) trình
bày các hoạt động thực tế mà DN đã thực hiện hoặc có kế hoạch thực hiện 10 nguyên
tắc của UNGC.
19
Bảng 1.3.: Mười nguyên tắc thực hành trách nhiệm xã hội của UNGC được yêu cầu trình bày trong COP
1. Các DN cần hỗ trợ, tôn trọng tuyên ngôn quốc tế quyền bảo vệ con người 2. Đảm bảo rằng DN không là đồng lõa trong vụ lạm dụng nhân quyền 3. Các DN cần duy trì quyền tự do lập hội, quyền thương lượng tập thể 4. Loại bỏ tất cả các hình thức lao động cưỡng bức,bắt buộc 5. Bãi bỏ lao động trẻ em 6. Xoá bỏ phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp 7. Các DN cần nỗ lực thực hiện phương pháp phòng ngừa sự thay đổi của môi trường. 8. Thực hiện các sáng kiến để thúc đẩy trách nhiệm với môi trường nhiều hơn. 9. Khuyến khích sự phát triển, phổ biến công nghệ thân thiện môi trường 10. Các DN cần hành động để chống lại tất cả các hình thức tham nhũng, bao gồm cả tống tiền và hối lộ
Nguồn: United Nations Global Compact (2014)
Hội đồng Báo cáo Tích hợp quốc tế (International integrated reporting Council - IIRC)
Hội đồng báo cáo tích hợp quốc tế (IIRC) là một liên minh toàn cầu của các nhà quản lý, các nhà đầu tư, các DN, các chuyên gia kế toán, hiệp hội chuẩn mực quốc tế và các tổ chức phi chính phủ nhằm xây dựng khuôn khổ toàn cầu đối với Báo
cáo Tích hợp. IIRC được hình thành xuất phát từ lời kêu gọi của Giáo sư Mervyn King- Chủ tịch GRI từ diễn đàn Kế toán vì sự phát triển bền vững. Sau đó, Paul Druckman - chủ tịch của dự án kế toán vì sự phát triển bền vững kêu gọi thành lập Ủy
ban báo cáo tích hợp quốc tế và và đưa ra một khuôn khổ báo cáo tích hợp được chấp
nhận trên toàn cầu và IIRC đã được thành lập vào tháng 9 năm 2012. IIRC đã công bố dự thảo Khuôn khổ Nguyên mẫu đối với Báo cáo Tích hợp hướng dẫn phương pháp và nguyên tắc lập báo cáo tích hợp. Báo cáo tích hợp xây dựng nhằm cung cấp thông tin định hướng kinh doanh cho DN, phân bổ nguồn lực kinh doanh hiệu quả, đảm bảo phát triển ổn định và bền vững. DN có thể lựa chọn việc công bố báo cáo bền vững một cách độc lập và/hoặc được lồng ghép về nội dung trong báo cáo thường
niên. Thông qua việc tích hợp thông tin tài chính và thông tin bền vững, DN cung cấp
bức tranh toàn diện hơn và ý nghĩa hơn về mô hình và hoạt động kinh doanh của mình đối với nhà đầu tư và bên liên quan.
1.1.3. Đo lường mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội
Phân tích công bố thông tin TNXH không chỉ dựa trên việc công bố cái gì mà cần đánh giá nội dung được công bố như thế nào. Trong các nghiên cứu về tác động công bố thông tin TNXH, các tác giả đặc biệt quan tâm đến chất lượng thông tin được công bố. Một trong các phương pháp thực hiện đo lường mức độ công bố thông tin TNXH đó là thông qua xây dựng chỉ số công bố thông tin TNXH. Theo đó, các nhà nghiên cứu xây dựng một danh sách kiểm tra các khía cạnh khác nhau của hoạt động TNXH để có được bức tranh đầy đủ về thực hành TNXH của DN. Danh sách kiểm tra này được các nhà nghiên cứu xây dựng trên lý thuyết về TNXH. Chẳng hạn như một số nhà nghiên cứu dựa trên những tiêu chuẩn công bố thông tin nhất định như GRI để đưa ra danh sách các chỉ mục thông tin TNXH (Nina karina Karim & cộng sự, 2013; Klerk, 2014; Yingjun Lu & cộng sự, 2015) hay thậm chí các tác giả tự xây dựng danh sách kiểm tra thông tin TNXH công bố phù hợp với bối cảnh nghiên cứu của mình dựa trên những nghiên cứu trước đó (ví dụ như Jitaree, 2015; Khlif và cộng sự, 2015; Mohammed Nma Ahmed và cộng sự, 2016; Dewi and Monalisa, 2016). Dựa trên cơ sở danh sách kiểm tra, các nhà nghiên cứu tiến hành tính toán chỉ số công bố thông tin TNXH của các DN trong mẫu thông qua việc chấm điểm thông tin công bố của DN. Theo đó, Al-Tuwajiri và cộng sự (2004), Khlif và cộng sự (2015), Mustaruddin Saleh và cộng sự (2011), Yingjun Lu và cộng sự (2015) đề xuất gán điểm cho mỗi chỉ mục trong danh sách kiểm tra theo
điểm số như sau: gán điểm số 1 với thông tin được công bố định tính chung chung, gán điểm số 2 cho chỉ mục thông tin được công bố định tính mà được chi tiết về hoạt động TNXH cụ thể để phản ánh được đầy đủ lượng thông tin TNXH mà DN công bố. Các điểm công bố được cộng lại, và cuối cùng chỉ số đo lường công bố thông tin TNXH được tính toán bằng việc tổng cộng số điểm công bố:
CSRD j = ∑)Ti∕
Trong đó :
CSRD j: Chỉ số công bố thông tin TNXH của DN X là 1 hằng số được đo lường như sau (sửa lại tiêu chí đủ 0, 1, 2) kém chất lượng,
Xjj = 0 nếu chỉ mục thông tin TNXH i không được công bố ở DN j
= 1 nếu chỉ mục thông tin TNXH thứ i được công bố ở DN j là định tính chung chung
= 2 nếu chỉ mục thông tin TNXH thứ i được công bố ở DN j là định tính nhưng được chi tiết về hoạt động cụ thể
Việc đo lường mức độ công bố thông tin TNXH thông qua chỉ số như vậy giúp cho các nhà nghiên cứu có thể kiểm tra được các khía cạnh khác nhau và phản ánh được đầy đủ hơn mức độ công bố thông tin của các mục thông tin TNXH mà DN công bố. Theo cách làm này tài liệu kiểm tra là có sẵn và dễ dàng với các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, độ tin cậy của chỉ số công bố phụ thuộc vào quá trình mã hóa thông tin định tính thành định lượng thông qua việc chấm điểm. Để đảm bảo độ tin cậy việc mã hóa thông tin định tính thành định lượng Krippendor (1980) đã chỉ ra rằng quá trình đo lường mã hóa thông tin phải thỏa mãn: tính ổn định, tính lặp lại và độ chính xác. Tính ổn định đề cập đến kỹ năng của người hiểu biết thực hiện mã hóa dữ liệu theo cách tương tự ở thời điểm khác nhau. Tính lặp lại ý nói đến mã thu được như nhau khi những người mã hóa khác nhau cùng tham gia. Độ chính xác, đề cập đến đánh giá hiệu quả của mã so với một tiêu chuẩn định trước được thiết lập bởi một nhóm các chuyên gia hoặc được biết đến từ các nghiên cứu trước đó.
1.2. Cơ sở lý luận về khả năng sinh lợi của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm
Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp mang lại. Nội dung của lợi nhuận doanh nghiệp gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận từ hoạt động khác (Giáo trình Tài chính học- HVNH)
Khả năng sinh lợi theo từ điền Kinh tế học của Nguyễn Văn Ngọc là “Khái niệm phản ánh giữa lợi nhuận và quy mô doanh nghiệp. Thông thường khả năng sinh lợi được tính bằng cách lấy lợi nhuận chia cho tổng tài sản sử dụng, khối lượng tư bản dài hạn hoặc số người lao động. Nó cho chúng ta biết hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định”. Như vậy, có thể nói KNSL là chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận mà DN có thể thu được trên một đơn vị yếu tố nguồn lực để tạo ra lợi nhuận đó. Phân tích KNSL là một trong những nội dung phân tích được các nhà quản trị tài chính, các nhà cho vay, đầu tư quan tâm đặc biệt, vì nó gắn liền với lợi ích của họ trong hiện tại và tương lai. KNSL có thể được đánh giá ở nhiều góc độ khác nhau nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau như khả năng sinh lời hoạt động, khả năng sinh lời kinh tế, khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Khả năng sinh lời được thể hiện qua tỷ suất sinh lời. Đây là tỷ số tài chính được sử dụng để theo dõi khả năng sinh lời của một doanh nghiệp hoặc một tổ chức kinh doanh