Xtserial ROA CSRD DBTC GRW QMO TSCD KNTT
F( 1, 21) = 5.669
Prob > F = 0.0268
Nguồn: Số liệu từ phần mềm Stata 15
Để kiểm định tự tương quan giữa các biến trong mô hình FEM, tác giả đã sử
dụng câu lệnh “xtserial”. Theo kết quả trong Bảng 2.8, Prob>F= 0.0268( >5%), ta
Nguồn: Số liệu từ phần mềm Stata 15
Dựa vào Bảng 2.6, kết quả hồi quy FEM với biến phụ thuộc ROA cho thấy các biến độc lập giải thích được 27,61% sự thay đổi của biến phụ thuộc khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thống kê F có Prob(F-statistic) = <5%, cho ta thấy kết quả mô hình phù hợp với dữ liệu mẫu.
Kết quả mô hình cho thấy, biến mức độ công bố TT TNXH (CSRD) có tác động tích cực đến khả năng sinh lợi trên tổng tài sản với giá trị P-value là 0.003<5% và biến đòn bẩy tài chính (DBTC) có tác động tiêu cực đến đến khả năng sinh lời trên tổng tài sản (ROA) với giá trị P-value là 0.001<5% . Đối với các biến kiểm soát, biến GRW có tác động cùng chiều với ROA tuy nhiên biến GRW trong mô
Prob > chi2 = 0.0000
ROA Hệ số tương quan Sai số chuẩn z
P>|z| CSRD 0.0012381 0.000369 3.36 0.001 DBTC -0.1588748 0.0275504 -5.77 0.000 GRW 6.02e-06 0.0121987 0.00 1.000 QMO 0.002093 0.0029641 0.71 0.480 TSCD -0.0683009 0.0298677 -2.29 0.022 KNTT -0.0012931 0.0021637 -0.60 0.550 60
có thể bác bỏ giả thuyết H0: Mô hình không có hiện tượng tự tương quan và chấp
nhận giả thuyết H1: Mô hình có sự tự tương quan.
Khắc phục các khuyết tật FEM
Sau khi kiểm định PSSS thay đổi và tự tương quan, tác giả nhận thấy mô hình xảy ra cả 2 khuyết tật. Chính vì vậy, tác giả khắc phục hiện tượng PSSS thay đổi và hiện tượng tự tương quan bằng kỹ thuật bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) để mô hình trở nên đáng tin cậy và có ý nghĩa hơn.
Nguồn: Số liệu từ phần mềm Stata 15
Nhìn vào kêt quả trong Bảng 2.9 ta có thể thấy các biến độc lập và biến kiểm soát tác động lên biết phụ thuộc đã thay đổi. Sau khi sử dụng kỹ thuật bình phương tối thiểu tổng quát (GLS), biến tỷ lệ tài sản cố định (TSCD) có tác động ngược chiều đến ROA giống như biến đòn bẩy tài chính (DBTC) với mức ý nghĩa thống kê P-value là 0.022<5%. Dựa theo bảng 2.9, ta có thể thấy, biến DBTC có hệ số tương quan là -0.1588748 nhưng có tác động ngược chiều với ROA. Điều này mang ý nghĩa là khi DBTC tăng 1% thì ROA sẽ giảm 15.89%. Do đó, nếu doanh nghiệp có tỷ lệ nợ quá cao, sự tăng trưởng của lợi nhuận không bắt kịp sự tăng trưởng của chi
phí, điều đó sẽ khiến cho doanh nghiệp giảm khả năng sinh lợi. Mối quan hệ ngược chiều giữa 2 biến cũng thể hiện việc sử dụng tỷ số nợ chưa hiệu quả của các DN trong ngành, điều đó có thể gây ra nhiều rủi ro đến DN như giảm lợi nhuận hay nguy cơ phá sản trong trường hợp DN không đủ khả năng thanh toán nợ. Kết quả này tương đồng với lý thuyết trật tự phân hạng (Gordon Donaldson (1961); Stewart C.Myers và Nicolas Majluf (1984)) và kết quả nghiên cứu của Afza và Hussain (2011). Vậy giả thuyết H2 được chấp nhận.
Trong các biến có ý nghĩa, chỉ có duy nhất biến CSRD có tác động thuận chiều với ROA với ý nghĩa thống kê p-value=0.001. Như vậy, giả thuyết H0 được chấp nhận và loại bỏ giả thuyết H1. Kết quả trên phù hợp với kết quả của nghiên cứu của Hồ Thị Vân Anh(2018) khi nghiên cứu tất cả các DN trên TTCK. Qua đó, ta thấy rằng công bố thông tin Trách nhiệm xã hội có thể mang lại những lợi ích tích cực đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp bằng cách quảng bá doanh nghiệp thông qua những hoạt động cộng đồng hay thu hút người tiêu dùng bằng các thông tin sản phẩm an toàn chất lượng. Bên cạnh đó, việc công bố thông tin TNXH có khả năng thu hút nhà đầu tư và giúp cho doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính một cách linh hoạt. Tuy nhiên, hệ số tương quan của CSRD và ROA khá thấp chỉ là 0.12381%. Giải thích cho điều này, CSRD có thể chỉ là một nhân tố rất nhỏ ảnh hưởng đến ROA, các DN thực phẩm đồ uống, các NĐT hay người lao động chưa có nhận thức cao và coi trọng đến thông tin TNXH. Các NĐT trước khi ra quyết định đầu tư tài chính chưa thực sự chú ý đến các báo cáo phi tài chính hay người lao động chưa thực sự quan tâm đến các phúc lợi họ được nhận khi làm việc trong DN như chăm sóc sức khỏe, an toàn lao động,.. mà người lao động mới chỉ chú ý đến mức lương DN trả. Tiếp theo, biến TSCD có tác động tiêu cực đến ROA với mức ý nghĩa thống kê p-value = 0.22 và hệ số tương quan là 6.83%. Kết quả này ngược lại với nghiên cứu của Dương Thị Hồng Vân, Trần Phương Nga (2018) khi tỷ lệ tài sản cố định có tác động tích cực đến ROA. Theo Jensen và Meckling (1976), việc DN cầm cố tài sản có thể làm giảm đi quyền sở hữu bởi vì trong trường hợp DN phá sản, người cho vay sẽ nắm quyền sở hữu TSCD. Vì vậy, để tránh việc giảm đi quyền sở hữu TSCD, DN sẽ có xu hướng công bố thông tin ít đi. Bên cạnh đó, theo phân tích ở trên, các doanh nghiệp trong ngành đang sử dụng đòn bẩy tài chính chưa
ROA Mức độ công bố thông tin TNXH
(CSRD)
Tác động thuận chiều
Đòn bẩy tài chính (DBTC) Tác động ngược chiều
Tăng trưởng tài sản(GRW) Không có tác động
Quy mô doanh nghiệp (QMO) Không có tác động
Khả năng thanh toán (KNTT) Không có tác động
Tỷ lệ tài sản cố định(TSCD) Tác động ngược chiều
hiệu quả, tỷ lệ vay nợ cao, vì vậy tỷ lệ TSCD tăng sẽ khiến cho DN giảm đi quyền sở hữu tài sản, từ đó gây ra việc ROA giảm.
Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản theo kết quả trong bảng không có tác động tới ROA với hệ số tương quan quá thấp (6.02e-06). Điều này trùng khớp với kết quả nghiên cứu của Quan Minh Nhựt và Lý Thị Phương Thảo trong Tạp chí khoa học Trường đại học Cần thơ (2014) tuy nhiên kết quả đó ngược lại với nghiên cứu của Zeitun & Titan (2007). Biến QMO có tác động cùng chiều với ROA tuy nhiên quy mô doanh nghiệp không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Điều này giống với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hưng và Trịnh Hiệp Thiện (2016); HoàngTùng (2016) khi quy mô doanh nghiệp cũng không có tác động đến ROA trong mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của công bố thông tin TNXH đến KNSL và. Cuối cùng, biến KNTT không có ý nghĩa thống kê trong mô hình, không ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi trên tổng tài sản của DN (ROA). Kết quả phù hợp với kết quả nghiên cứu của Chu Thị Thu Thủy và cộng sự (Kinh tế và phát triển, 2015).
Kết luận, sau khi sử dụng mô hình hồi quy FEM, do có các khuyết tật trong mô hình là tự tương quan giữa các biến và phương sai sai số thay đổi, mô hình hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát(GLS) đã được sử dụng thay thế để khắc phục các khuyết tật.
63
CHƯƠNG 3: THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT KHUYÊN NGHỊ
3.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Theo kết quả thu thập được từ các phương pháp định lượng, mức độ công bố thông tin TNXH (CSRD) có tác động cùng chiều với ROA và đòn bẩy tài chính (DBTC), tỷ lệ tài sản cố định (TSCD) có tác động ngược chiều với khả năng sinh lợi trên tài sản ROA.
Nguồn: Số liệu từ phần mềm Stata 15
Sau khi sử dụng mô hình hồi quy GLS để khắc phục các hiện tượng khuyết tật trong FEM, kết quả của nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa mức độ công bố thông tin TNXH và KNSL trên tổng tài sản là mối quan hệ cùng chiều với mức ý nghĩa thống kê là 0.0012 và P-value của kiểm định F là 0.000<5% . Điều đó thể hiện các doanh nghiệp thực phẩm đồ uống có chất lượng công bố TT TNXH càng cao thì tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản càng lớn. Kết luận này góp phần khẳng định giả thuyết của tác giả công bố thông tin TNXH ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính DN (ROA) và củng cố khẳng định kết luận về chiều ảnh hưởng của công bố TT TNXH đến KNSL DN của Mahoney & Roberts (2007); Elena Platonova & cộng
sự (2016); Mustaruddin Saleh & cộng sự (2011) và nghiên cứu của Hồ Thị Vân Anh (2018) với cùng mẫu nghiên cứu là các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam. Vì chỉ có biến đòn bẩy tài chính (DBTC), tỷ lệ tài sản cố định (TSCD) có tác động đến ROA nên các biến còn lại Tăng trưởng tài sản(GRW), Quy mô doanh nghiệp (QMO), khả năng thanh toán (KNTT) sẽ không được trình bày dưới đây.
Đòn bẩy tài chính (DBTC) có mối quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lợi trên tổng tài sản với hệ số tương quan là -0.159 và mức ý nghĩa thống kê P- value=0.000 <5%. Điều này thể hiện khi tỷ lệ nợ càng cao thì KNSL càng giảm và các doanh nghiệp cũng chưa sử dụng đòn bẩy một cách hiệu quả. Kết quả khá phù hợp với ngành thực phẩm đồ uống tại Việt Nam khi đây là một trong những ngành có lượng sản phẩm xuất khẩu lớn với cấu trúc vốn thiên về nợ nhiều, vì vậy nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ về tỷ số nợ, thì khả năng sinh lợi của doanh nghiệp giảm là điều tất yếu. Kết quả của nghiên cứu khá tương đồng với một số nghiên cứu như nghiên cứu của Onaolapo &Kajola (2010) và nghiên cứu của Trinh và Dung(2012).
Cuối cùng, tỷ lệ tài sản cố định (TSCD) của DN có ảnh hưởng ngược chiều với khả năng sinh lời trên tổng tài sản với mức ý nghĩa thống kê là -0.068 và P- value=0.022 <5%. Nguyên nhân có thể do doanh nghiệp đầu tư tài sản cố định chưa hiệu quả, chưa tận dụng hết công suất của tài sản doanh nghiệp đã đầu tư. Hơn nữa, ta thấy tỷ trọng đầu tư tài sản cố định của doanh nghiệp nhóm ngành này có xu hướng giảm trong 2010-2014, việc đầu tư vào TSCD vẫn chưa đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp lúc này. Có thể giải thích điều này là do tình hình kinh tế biến động, còn nhiều khó khăn nên việc đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh lúc này cần được cân nhắc kỹ. Bên cạnh đó, nó còn phụ thuộc vào trình độ quản lý của doanh nghiệp, hiệu quả mà tài sản mang lại cũng như chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra, trình độ lao động.
3.2. Đề xuất khuyến nghị
3.2.1. Đối với nhà nước
Dựa trên kết quả khóa luận, hoạt động công bố TT TNXH các doanh nghiệp thực phẩm - đồ uống vẫn còn chưa theo một chuẩn mực nhất định. Một số doanh
nghiệp thực phẩm - đồ uống chú trọng vào việc công bố TT TNXH bằng việc lập riêng bản báo cáo phát triển bền vững hoặc đưa thành mục riêng TNXH trong báo cáo thường niên của doanh nghiệp nhưng ngược lại, một số doanh nghiệp công bố TT TNXH vẫn còn sơ sài, chưa đầy đủ thông tin. Hầu hết, các thông tin về TNXH doanh nghiệp thực phẩm - đồ uống công bố đều tập trung vào phần công bố TT trách nhiệm với người lao động và thông tin về chất lượng sản phẩm cũng như mối quan hệ với khách hàng. Các thông tin về môi trường và thông tin về trách nhiệm với cộng đồng vẫn chưa được doanh nghiệp chú trọng công bố, một số doanh nghiệp công bố TT hai phần đều giống nhau trong nhiều năm liên tiếp và chưa nêu ra các hoạt động cụ thể mà doanh nghiệp thực hiện. Chính vì vậy, tác giả đề xuất Nhà nước cần chuẩn hóa những yêu cầu về công bố TT TNXH dựa theo các chuẩn mục chung của thị trường và thế giới cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp thực phẩm đồ uống nói riêng.
Bên cạnh đó, tuy nhà nước đã có thông tư yêu cầu các DN báo cáo tác động liên quan đến môi trường và xã hội, nhưng vẫn chưa có khung đánh giá cụ thể mức độ công bố TT TNXH tại Việt Nam mà vẫn dựa vào các chỉ số của quốc tế và các nghiên cứu trong khi bối cảnh kinh tế Việt Nam hoàn toàn khác so với nước ngoài. Dựa vào kết quả của nghiên cứu ta có thể thấy, mức độ công bố TT TNXH của doanh nghiệp thực phẩm đồ uống trên sàn chứng khoán Việt nam có tác động thuận chiều với chỉ số ROA, vì vậy để khuyến khích các doanh nghiệp phát triển và công bố TT đầy đủ, rõ ràng, phù hợp với pháp luật và chuẩn mực quốc tế, Nhà nước có thể xây dựng bộ khung chỉ số đánh giá chuẩn mức độ thực hiện công bố TT TNXH của doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán nói chung và doanh nghiệp thực phẩm đồ uống niêm yết trên sàn chứng khoán nói riêng.
3.2.2. Đối với các doanh nghiệp thực phẩm - đồ uống niêm yết trên sànchứng khoán chứng khoán
Dựa trên kết quả trong khóa luận, chất lượng công bố TT TNXH có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Vì vậy, để khả năng sinh lợi của doanh nghiệp ngày cảng tăng thì việc thực hiện và công bố TT Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp Thực phẩm đồ uống cần được cải thiện, nhận thức của các
nhà quản trị cần được nâng cao. TNXH không chỉ bao gồm việc thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội mà còn bao gồm việc thực hiện trách nhiệm với môi trường, người lao động và khách hàng của DN. Đại dịch Covid-19 cũng đã làm thay đổi nhu cầu của khách hàng, yêu cầu chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao và đáp ứng được sự thân thiện với môi trường, từ đó gia tăng sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Nâng cao nhận thức các nhà quản trị sẽ giúp cho việc thực hiện công bố TT TNXH được đưa vào trong các bản báo cáo một cách hợp lý và đầy đủ, phù hợp với mô hình của từng DN bên cạnh việc công bố các thông tin về tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, dựa trên kết quả của bài khóa luận, việc tăng cường thực hiện và công bố TT Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp Thực phẩm đồ uống sẽ giúp cho các nhà đầu tư có góc nhìn tích cực hơn đối với doanh nghiệp, từ đó có thể giúp cho doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư, nâng cao giá trị của doanh nghiệp và gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Tiếp theo đòn bẩy tài chính và tỷ lệ tài sản cố định có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời trên tổng tài sản. Tác giả đề xuất công ty nên kiểm soát chặt chẽ tỷ số nợ, xây dựng cơ chế, chính sách cẩn trọng hơn khi đầu tư và tổ chức giám sát hoạt động tài chính thường xuyên, do hiệu quả kinh doanh có liên quan chặt chẽ với hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh; Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản sẽ hướng tới xây dựng cơ cấu vốn tối ưu. Bên cạnh đó nếu doanh nghiệp khai thác nguồn vốn vay hiệu quả, tỷ lệ nợ không quá cao, DN thực phẩm có thể nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Doanh nghiệp cũng nên tận dụng tối đa tài sản cố định hiện có, không nên đầu tư vào tài sản cố định với tỷ lệ quá cao nhất là trong thời kỳ Covid, tỷ lệ nhân viên làm việc từ xa là khá lớn. Thay vào đó, tác giả đề xuất các doanh nghiệp Thực phẩm đồ uống nên đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chú trong hơn đến đào tạo người lao động từ đó tăng năng suất và hiệu quả làm việc. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần đầu tư, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội cao, đáp ứng sản xuất thân thiện với môi trường và phát triển sản phẩm an toàn cho môi trường. Việc này cũng giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng sinh lợi.
Để chất lượng công bố TT TNXH được nâng cao, tác giả đề xuất mỗi doanh