Tình hình sâu bệnh hại cây quýt trên địa bàn các xã ở nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững cây quýt trên địa bàn xã quang thuận, huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn​ (Trang 43 - 49)

TT Sâu bệnh Thời điểm gây hại Mức độ gây hại

Thành phần

gây hại Cách phòng trừ I. Sâu hại

1 Sâu vẽ bùa 4-10 +++ Hại lá non Phun thuốc

2 Nhện đỏ Tháng 4-6

và 9- 11 +++

Hại lá non

và quả Phun thuốc

3 Nhện rám Vàng

(nhện ống) ++ Hại quả Phun thuốc

4 Sâu đục cành

Cuối tháng 5 và tháng 6, gây hại mạnh vào

tháng 8-10 +++ Hại thân, cành Dùng vợt, phun thuốc 5 Sâu đục thân gốc 8-10 ++ Hại thân và gốc Dùng vôi, thuốc

6 Ruồi vàng ++ Hại quả Thu hoạch sớm,phun

thuốc

7 Sâu ăn lá 5-8 +++ Hại lá non và

chồi non

Nuôi kiến vàng, phun thuốc

8 Bọ xít xanh

hại quả 5-11 +++ Hại quả Phun thuốc

II. Bệnh hại

1 Bệnh trắng phấn Quanh năm +++ Hại lá, quả Phun thuốc

2 Bệnh sẹo ++ Hại lá, quả Tỉa cành

3 Bệnh nứt

thân sùi bọt ++ Hại cây

Tỉa cành, thoát nước, phun thuốc

4 Bệnh vàng

Lá gân xanh ++ Hại cây Tỉa cành

(Nguồn: Các hộ trồng quýt điều tra, 2019)

Ghi chú: + + + Gây hại nặng

++ Tương đối phổ biến (gây hại trung bình)

+ Ít phổ biến (gây hại nhẹ)

Khí hậu của vùng là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện hết sức thuận lợi cho sâu bệnh hình thành và phát triển gây hại. Sâu bệnh hại quýt có rất nhiều loại. Chúng gây hại trên khắp các bộ phận của cây,

ở các mức độ khác nhau, là tác nhân trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng quýt.

Theo bảng ta thấy có rất nhiều loại sâu, bệnh gây hại trên cây quýt. Loại sâu bệnh thường gặp trên cây quýt là sâu vẽ bùa, sâu đục thân, nhện đỏ, ruồi đục quả, bệnh phấn trắng,…Trong đó sâu vẽ bùa, bệnh phấn trắng, có mức độ gây hại cao nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển của cây cũng như ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả quýt.

4.4. Tình hình tiêu thụ quýt

Quýt Quang Thuận vào vụ thu hoạch khá thuận lợi cho việc vận chuyển và tiêu thụ. Đầu vụ tư thương vào mua tận vườn, người dân chỉ việc hái. Đến chính vụ nhu cầu của thị trường có phần được đáp ứng đủ hơn thì người dân thu hoạch và vận chuyển từ đồi xuống đến đường giao thông. Quýt được các từ thương mua và chở đi lên Cao Bằng, Thái Nguyên đầu vụ giá bán quýt dao động từ 15 nghìn đồng đến 20 nghìn đồng, đến chính vụ giá quýt có phần giảm từ 14 nghìn đồng đến 16 nghìn đồng tùy từng loại quả, đến cuối vụ giá quýt được nâng lên đến 17-18 nghìn đồng. Với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất quýt nên năng suất cao, sản lượng quả lớn dẫn tới việc tư thương ép giá, giá cả cấp bênh, đó là một nỗi lo cho người nông dân. Để người dân an tâm sản xuất, mở rộng diện tích góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cần phải có sự chung tay góp sức của các cấp ngành để nâng cao giá trị của quýt, ổn định thị trường đầu ra.

Làm ra sản phẩm đã là một khó khăn nhưng điều quan trọng hơn cả là phải làm như thế nào để sản phẩm tới được tay người tiêu dùng. Tuy nhiên để làm sao sản phẩm của mình bán được giá cao không phải là điều đơn giản, khá nhiều bài học trong nông nghiệp về việc được mùa thì giá rẻ mà mất mùa thì giá cao.

Sản phẩm cung ứng cho thị trường là quả tươi, chính vì vậy nếu không có được đầu ra ổn định cùng với một mức giá phù hợp thì người dân sẽ rơi vào tình trạng khó khăn, HQKT sẽ giảm sút thậm chí có nhiều hộ gia đình sẽ bị nợ nần.

Thông qua quá trình điều tra phỏng vấn tại địa phương về tình hình tiêu thụ quýt của huyện thì tôi được biết quýt được tiêu thụ qua hai con đường đó là trực tiếp bán cho người tiêu dùng và tiêu thụ gián tiếp

4.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây quýt tại các hộ điều tra

Để có một vườn quýt cho năng suất cao các hộ dân phải bỏ ra nhiều tiền của, công sức, thời gian chăm sóc trong từng giai đoạn nhất định. Quýt là cây ăn quả lâu năm, sau khi trồng được khoảng 4 - 5 năm thì mới cho thu hoạch, trong giai đoạn kiến thiết chi phí đầu tư cũng tương đối lớn. Mặc dù mức sống nhân dân trong huyện khá ổn định nhưng các khoản thu của người dân không chỉ chi tập chung cho sản xuất quýt mà còn phải phân chia cho rất nhiều hoạt động trong cuộc sống như sinh hoạt thường ngày, công tác xã hội,… Mặt khác, trong giai đoạn này sản xuất chưa có nguồn thu bởi vậy nguồn vốn đầu tư của các hộ thường phải vay mượn hoặc từ các khoản tiền tích cóp. Chi phí chủ yếu trong giai đoạn này là chi phí phân bón bởi nhu cầu dinh dưỡng của cây quýt rất lớn, chi phí giống không đáng kể bởi giống quýt chủ yếu do người dân tự ghép cành hoặc mua giống thì được hỗ trợ 25% giá giống điều đó cũng phần nào giảm được chi phí sản xuất cho người nông dân.

Ở giai đoạn kiến thiết chăm sóc cũng đóng vai trò quan trọng giúp cây có đủ chất dinh dưỡng, ánh sáng để sinh trưởng phát triển tốt. Đối với người nông dân, chi phí vật chất bỏ ra lớn nên họ phải lấy công làm lãi. Không giống như những cây trồng ngắn ngày, thời gian lao động bỏ ra cho cây quýt không liên tục nhưng có thể trải dài trong cả vụ. Trong giai đoạn mới trồng, cây chưa khép tán người dân có thể trồng xen các cây ngắn ngày thích hợp để tăng thu nhập, tăng độ tươi xốp cho cây quýt. Tuy nhiên, cần có chế độ canh tác hợp lý để tránh tình trạng tranh ánh sáng, chất dinh dưỡng của cây. Qua nghiên cứu 50 hộ điều tra cho thấy các hộ có diện tích quýt tương đối lớn và đã có diện tích cho thu hoạch, những diện tích quýt chưa cho thu hoạch là những diện tích mà các hộ trồng thay thế quýt già cỗi, bị sâu bệnh hại hoặc mở

rộng trồng mới từ 2 - 3 năm trở về trước. Bởi vậy, chi phí sản xuất quýt trong giai đoạn kiến thiết cơ bản của các hộ điều tra năm 2019 không được kể đến.

Bảng 4.9: Chi phí sản xuất 1ha quýt kinh doanh của các hộ điều tra năm 2018 quy mô lớn, vừa và nhỏ

ĐVT:đồng

STT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

QML QMV QMN QML QMV QMN QML QMV QMN

1 Chi phí vật tư 12.000,0 9.000,0 6.000,0

1.1 Phân chuồng Tấn 11,5 8,5 5,5 1,0 1,0 1,0 11.500,0 8.500,0 5.500,0

1.2 Thuốc sâu Lọ 10 10 10 30 30 30 300,0 300,0 300,0

1.3 Chi khác - - - - - 200,0 200,0 200,0

2 Khấu hao cây quýt - - - - - - 10.201,0 8.000,0 5.000,0

3 Chi phí lao động 195 195 195 - - - 20.900,0 10.400,0 12.500,0

3.1 Đào hố,bón lót Công 40 15 23 120,0 100,0 100,0 4.800,0 1.500,0 2.300,0

3.2 Trồng Công 35 12 20 100,0 100,0 100,0 3.500,0 1.200,0 2.000,0

3.3 Chăm sóc Công 65 56 55 100,0 100,0 100,0 6.500,0 5.600,0 5.500,0

3.4 Phun thuốc Công 30 15 12 120,0 100,0 100,0 3.600,0 1.500,0 1.200,0

3.5 Thu hoạch, vận

chuyển Công

25 6 15 100,0 100,0 100,0 2,500,0 600,0 1.500,0

Qua bảng 4.9 cho thấy tổng chi phí sản xuất là 32.900,0 đồng (QML). Trong giai đoạn này cây sinh trưởng, phát triển nhanh, cần nhiều chất dinh dưỡng kéo theo nhu cầu về phân bón tăng lên. Lượng phân bón tăng kéo theo chi phí phân bón cũng tăng lên. Tổng chi phí vật tư 12.000,0 đồng (QML). Trong đó, phân chuồng chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng chi phí bằng tiền bình quân là 11.500,0 đồng/ha (QML), trong giai đoạn này phân chuồng được sử dụng để bón kết hợp với các loại phân khác trong thời kỳ chăm sóc. Tuy nhiên, phần lớn phân chuồng là những loại phân loại mục được các hộ sử dụng từ sơ chế những sản phẩm phụ của chăn nuôi, nông nghiệp qua đó mà chi phí phân chuồng cũng giảm đáng kể.

Quýt là một trong những cây ăn quả có năng suất cao nhưng lại nhiều sâu bệnh, để phòng chống sâu bệnh hại các hộ phải phun thuốc trừ sâu. Chi phí lao động cho phun thuốc trừ sâu, phòng trừ sâu bệnh hại cao hơn một giá các chi phí lao động khác bởi phải trang bị bảo hộ đầy đủ để đảm bảo an toàn khi sử dụng hóa chất. Tổng chi phí lao động bỏ ra cho giai đoạn này là 32.900,0 đồng.

4.5.1.Doanh thu sản xuất 1ha quýt của các hộ

Bảng 4.10: Tình hình doanh thu sản xuất 1ha quýt của các hộ trên địa bàn các xã nghiên cứu

ĐVT:đồng

Chỉ tiêu Số lượng ĐVT Đơn giá Thành tiền

QMN 1,8 Tấn 15.000 28.000.000

QMV 2,85 Tấn 14.000 40.000.000

QML 3,66 Tấn 15.000 55.000.000

- Vậy doanh thu đạt được từ quy mô nhỏ là: 28.000.000 - Vậy doanh thu đạt được từ quy mô vừa là: 40.000.000 - Vậy doanh thu đạt được từ quy mô lớn là: 55.000.000

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững cây quýt trên địa bàn xã quang thuận, huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn​ (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)