Tình hình sử dụng kỹ thuật chăm sóc và thu hái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững cây quýt trên địa bàn xã quang thuận, huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn​ (Trang 37 - 38)

Trước đây khi quy mô còn nhỏ lẻ người dân chủ yếu chăm sóc theo kinh nghiệm, phương pháp thủ công, ít đầu tư nên chưa đạt hiệu quả cao. Được sự khuyến khích phát triển của địa phương người dân đã mở rộng diện tích trồng quýt, tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật để chăm sóc quýt sao cho hiệu quả từ mật độ, cách trồng, đến bón phân, tạo tán,… Tuy nhiên trình độ dân trí và thu nhập không đồng bộ nên còn nhiều hộ chưa tiến hành đúng quy cách như bón phân theo cảm tính, chưa đúng liều lượng, chưa giành nhiều thời gian làm cỏ, tỉa cành nên chất lượng quả, màu sắc cũng chưa đồng đều Vụ thu hoạch quýt có thể rải rác trong mấy tháng, những quả chín đều được người dân hái trước, thu

hái hoàn toàn bằng phương pháp thủ công nên không thể tránh khỏi những trường hợp quýt bị rập, nát.Đối với những hộ có diện tích lớn, quýt chín nhiều cùng một lúc không kịp thu hái nên quả thường bị rụng hoặc dễ hỏng hơn trong quá trình vận chuyển quýt từ đồi xuống đường giao thông để bán. Một số hộ lại thu hoạch quýt quá sớm (lúc này quýt chín chưa đều đẹp) hoặc quá muộn (quýt chín ngẫu) cũng ảnh hưởng đến thu nhập của hộ mặc dù năng suất tương đối cao.

Để đạt được hiệu quả kinh tế cao từ trồng quýt người dân không chỉ tạo ra sản lượng lớn quả mà còn phải thu hoạch quả đúng thời điểm, đúng quy cách. Đối với những hộ có diện tích thu hoạch lớn cần tập trung lao động để thu hoạch kịp thời khi quýt chín đồng loạt trên diện rộng để đảm bảo được chất lượng cũng như mẫu mã của quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững cây quýt trên địa bàn xã quang thuận, huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn​ (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)