Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững cây quýt trên địa bàn xã quang thuận, huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn​ (Trang 29 - 30)

4.1.4.1. Những thuận lợi

- Quang Thuận là xã miền núi có quỹ đất dồi dào,có địa hình và điều kiện tương đối thuận lợi cho việc phát triển một cách đa dạng cho việc buôn bán hàng hóa, các loại hình kinh tế nông lâm nghiệp, kết hợp các loại hình phát triển kinh tế.

- Xã có lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong lao động sản xuất đây là nhân tố chính quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của xã.

-Xã có vị trí nằm dọc theo trục lộ 257 từ km số 5 đến km số 15 đường Bắc Kạn đi Chợ Đồn nên giao thông khá thuận lợi tạo điều kiện cho việc giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa với nơi khác.

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của xã ngày càng được đầu tư hoàn chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội - Điều kiện tự nhiên khí hậu, tài nguyên đất đai thích hợp cho phát triển trồng rừng và trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như cam, quýt...

-Tiềm năng phát triển rừng, tài nguyên đất, nước với sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và phục vụ dân sinh là rất lớn;

-Đất sản xuất nông - lâm nghiệp trên địa bàn huyện trong thời gian qua đã được quản lý sử dụng hiệu quả.

4.1.4.2. Những khó khăn:

- Trình độ dân trí chưa đồng đều nên còn gặp nhiều khó khăn trong công tác vận động, tuyên truyền nhân dân.

-Địa hình một số xã còn khá phức tạp đất dốc luôn bị xói mòn, rửa trôi, canh tác khó khăn; Hệ thống đường giao thông chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, đặc biệt giao thông nội đồng; Hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất phần lớn chưa chủ động được tưới tiêu trong nông nghiệp;

- Sự tác động bất lợi của thời tiết như: Hạn hán, lũ lụt, sạt lở đất, lũ quét làm vùi lấp và mất diện tích đất sản xuất; Nhiều loại dịch bệnh mới xuất hiện đã ảnh hưởng tới cây trồng, vật nuôi là một trong những khó khăn lớn trong sản xuất nông nghiệp.

- Lực lượng lao động dồi dào nhưng số lượng lao động chưa qua đào tạo còn nhiều, chủ yếu là lao động phổ thông chỉ mới có kiến thức sản xuất qua kinh nghiệm truyền thống. Số lao động có trình độ chuyên môn còn ít nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế dẫn đến năng suất cây trồng chưa được cao.

- Sức cạnh tranh trong nền kinh tế yếu, hàng hóa dịch vụ nông nghiệp phát triển với quy mô nhỏ, manh mún, chưa thu hút thị trường. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, sản xuất vẫn mang tính nhỏ lẻ, tự cung tự cấp là chính, sản xuất chưa mang tính hàng hóa, đời sống của đại đa số nhân dân nói chung còn gặp khó khăn.

- Sử dụng đất chưa đạt hiệu quả cao, một số quỹ đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ, chưa tập trung và gắn kết giữa các mục đích sử dụng.

- Hệ thống hạ tầng xã hội cũng như hạ tầng kỹ thuật phục vụ khu dân cư và sản xuất còn yếu kém.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững cây quýt trên địa bàn xã quang thuận, huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn​ (Trang 29 - 30)