Tình hình sản xuất quýt trên địa bàn xã QuangThuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững cây quýt trên địa bàn xã quang thuận, huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn​ (Trang 31 - 32)

Bảng 4.2. Sản xuất quýt tại xã Quang Thuận giai đoạn 2016 – 2018 Năm Chỉ tiêu So Sánh (%) ĐVT 2016 2017 2018 2017/ 2018/ BQC 2016 2017 Tổng diện tích Ha 435,00 470,00 540,00 108,04 114,89 111,46 Diện tích cho thu hoạch Ha 300,00 340,00 370,00 113,33 108,82 111,07 Năng suất Sản lượng Gía trị sản xuất Tấn/ha 5,0 5,3 5,8 106 109,43 107,71 Tấn 1.500 1.802 2.146 120,13 119,08 119,605 Tỷ đồng 22,5 25,228 36,482 112.12 144,609 128.364

(Nguồn: UBND xã Quang Thuận năm 2018

Quang Thuận là xã có điều kiện đất đai, khí hậu thích hợp cho việc phát triển sản xuất cây quýt. Cây quýt là cây trồng bản địa và đã có từ lâu đời tại địa phương. Quýt được trồng tại địa phương từ khoảng 100 đến hơn 100 năm nay và càng ngày người dân càng tích cực mở rộng diện tích trồng quýt, đầu tư chăm sóc để đem lại nguồn thu nhập cao cho gia đình. Theo thống kê của ngành Nông Nghiệp địa phương, đến nay Quang Thuận có khoảng 530ha trồng quýt, trong đó diện tích đã cho thu hoạch khoảng 350 ha, chưa cho thu hoạch khoảng

180ha.Từ trồng quýt, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo, từng bước vươn lên khá giả và làm giàu.

Bảng 2.4 cho thấy: Qua 3 năm (2016 - 2018) diện tích trồng quýt đã tăng 105 ha, bình quân chung là 11,46% cụ thể, năm 2016 là 435 ha, năm 2017 là 470 ha đến năm 2018 tổng diện tích trồng quýt là 540 ha tăng 105 ha so với năm 2016. Và năng suất cũng tăng, năm 2016 năng suất chỉ đạt 5,0 tấn/ha, năm 2017 là 5,3 tấn/ha tăng 6% so với năm 2016. Đến năm 2018 năng suất toàn xã lên đến 5,8 tấn/ha, tăng 9,43% so với năm 2017.

Đạt được kết quả này là do người dân đã thấy được tiềm năng phát triển của cây quýt, tích cực sử dụng giống có năng suất cao, chú trọng, tăng mức đầu tư thâm canh và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Sản lượng năm 2016 là 1.500 tấn, năm 2017 là 1.802 tấn, tăng 302 tấn so với năm 2016. Năm2018 sản lượng toàn xã đạt 2.146 tấn cao hơn năm 2017 là 344 tấn.

Như vậy có thể thấy qua 3 năm cả diện tích trồng, năng suất và sản lượng quýt của xã Quang Thuận có xu hướng tăng lên rõ rệt. Có được điều đó là do có sự chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương, sự hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp huyện, cán bộ khuyến nông xã Quang Thuận cùng với sự tham gia, ủng hộ nhiệt tình của bà con nông dân đã góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của cây quýt trên địa bàn xã theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững cây quýt trên địa bàn xã quang thuận, huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn​ (Trang 31 - 32)