Diện tích đất trồng quýt xã QuangThuận giai đoạn 2016-2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững cây quýt trên địa bàn xã quang thuận, huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn​ (Trang 34 - 36)

ĐVT: ha

Thôn Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Nà Thoi 175 188 203 Boóc Khún 80 85 100 Nà Chạp 76 75 79 Nà Đinh 55 58 73 Nà Lìu 15 16 26 Nà Vài 10 12 18 Khuổi Piểu 11 12 12 Nà Hin 3 11 10 Nà Lẹng 2 5 11 Phiêng An 3 3 3 Phiêng An II 3 3 3 Nà Kha 2 2 2 Tổng 435 470 540

(Nguồn từ UBND xã Quang Thuận)

Sau vụ thu hoạch năm 2018, người dân trồng quýt xã Quang Thuận khá phấn khởi vì quýt tuy không đạt được năng suất cao như năm 2016, song giá cả của quýt lại khá cao và ổn định với giá bình quân 15.000 - 17.000đ/kg có rất nhiều hộ thu nhập hàng chục triệu đồng.

Nhận thức được hiệu quả kinh tế từ loại cây ăn quả này, Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2013 - 2018 đã xác định cây cam, quýt là cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương. Hằng năm xã Quang Thuận đưa vào chỉ tiêu, phấn đấu phát triển trồng ra diện rộng từ 50 ha quýt trở lên.

Qua bảng dưới đây cho thấy diện tích trồng quýt của các thôn trong xã không ngừng tăng lên, cụ thể năm 2016 tổng diện tích toàn xã là 435 ha, năm 2017 là 470 ha tăng 8,04% so với năm 2016. Năm 2018 là 540 ha tăng 14,89% so với năm 2017. Nhìn chung, diện tích trồng quýt của các thôn tương đối lớn, lớn nhất là thôn Nà Thoi với 203 ha, thôn Boóc Khún với 100 ha năm 2017.

Nhận thấy được tiềm năng phát triển cũng như nhìn thấy hiệu quả rõ rệt từ các hộ trồng quýt, ba năm gần đây diện tích trồng quýt đã được nhân rộng ra các thôn trong toàn xã.

Như chúng ta đã biết yếu tố năng suất giữ vai trò chủ đạo giúp nâng cao hiệu quả của cây trồng. Với sự quan tâm chỉ đạo của UBND xã Quang Thuận và sự hướng dẫn tận tình của cán bộ khuyến nông cùng sự nỗ lực, chịu khó, ham học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và sự đầu tư của người dân nên năng suất của cây quýt đã không ngừng tăng lên.

Năng suất cây quýt của các thôn trên địa bàn xã đều tăng, cụ thể như sau: Năm 2016 năng suất bình quân của toàn xã đạt 5,0 tấn/ha, năm 2017 đạt 5,3 tấn/ha tăng 0,3 tấn/ha so với năm 2016. Năm 2018 năng suất bình quân đạt 5,8 tấn/ha. Tốc độ phát triển năng suất bình quân của xã tăng 9,43% mỗi năm.

Trong tất cả các thôn thì Nà Thoi là thôn có năng suất quýt cao nhất trong toàn xã. Năm 2016 đạt 6,1 tấn/ha, đến năm 2017 là 6,5 tấn/ha tăng 6,55% so với năm 2016, năm 2018 năng suất đạt 7,0 tấn/ha tăng 7,69% so với năm 2017. Có được kết quả này đó là do người dân thôn Nà Thoi có sự, đầu tư hợp lý cả về phân bón, chăm sóc cho việc trồng cây quýt và nơi đây được ưu ái đất sản xuất màu mỡ, thuận lợi cho cây quýt phát triển mạnh. Thôn có năng suất quýt thấp là những thôn Phiêng An I, Phiêng An II, Nà Kha do những thôn này mới bắt đầu trồng quýt nên năng suất quýt thấp hơn so với mặt bằng chung của toàn xã.

Theo kết quả điều tra thì những thôn trồng quýt có năng suất thấp là do mức đầu tư về phân bón, kinh nghiệm sản xuất, địa hình đất không thuận lợi cũng như công chăm sóc cho cây quýt là ít hơn so với các thôn khác đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho năng suất cây quýt thấp hơn so với các thôn khác.

Những diện tích quýt trồng trước đây chủ yếu người dân tự ươm giống, chiết cành giống quýt địa phương để trồng nên thời gian cho quả lâu và năng suất không được cao. Trong những năm gần đây, đánh giá được tiềm năng phát triển cây quýt của địa phương chính quyền đã có những chính sách như hỗ trợ

cây giống (cây ghép) ...Người dân áp dụng khoa học vào sản xuất, sử dụng giống mắt ghép từ những cây đã được tuyển chọn tốt để sản xuất giống, sử dụng những cây ghép to, khỏe để trồng đó khả năng chống chịu sâu bệnh cây quýt cũng tốt hơn, nhanh cho quả hơn và có thể thu hoạch sau khi trồng được 4 - 5 năm. Cụ thể được thể hiện ở bảng 4.4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững cây quýt trên địa bàn xã quang thuận, huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn​ (Trang 34 - 36)