Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững cây quýt trên địa bàn xã quang thuận, huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn​ (Trang 25 - 28)

4.1.1.1. Vị trí địa lí, địa hình.

Quang Thuận là xã miền núi nằm ở phía tây nam của huyện Bạch Thông, dọc theo trục lộ 257 Bắc Kạn-Chợ Đồn, kéo dài từ Km 5- Km 15. Có ranh giới tiếp giáp như sau:

-Phía Tây giáp xã Dương Phong, huyện Bạch Thông. -Phía Đông giáp phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn. -Phía Bắc giáp xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông. -Phía Nam giáp xã Mai Lạp, huyện Chợ Mới.

-Là một xã có vị trí tương đối thuận lợi về giao thông tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu thương mại, phát triển kinh tế xã hội, du lịch...

-Địa hình xã Quang Thuận không bằng phẳng,phần lớn là núi cao giữa là những cánh đồng nhỏ hẹp chạy dọc Sông Cầu và các suối lạch, độ cao trung bình từ 220m - 600m so với mặt nước biển. Địa hình được chia làm 2 dạng chính:

-Địa hình núi đất, độ cao phổ biến từ 400m-600m, bị chia cắt bởi các khe suối, là địa bàn có thể phát triển lâm nghiệp hoặc nông- lâm kết hợp.Tuy nhiên do địa hình đồi núi nên giao thông đi lại khó khăn.

- Địa hình thung lũng phân bố dọc theo các sông suối xen giữa các dãy núi cao là khu vực có thể phát triển nông nghiệp trồng lúa, màu nhưng cũng dễ chịu ảnh hưởng của lũ gây ngập úng cục bộ khi có mưa lớn

4.1.1.2. Khí hậu, thuỷ văn.

Thời tiết là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng nói chung và cây quýt nói riêng. Thời tiết thuận lợi thì cây quýt phát triển tốt, tỷ lệ ra hoa, tỷ lệ đậu quả lớn, cho năng suất cao, sản

lượng lớn và ngược lại thời tiết không thuận lợi sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phân hóa mầm hoa, tạo quả của cây.

Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Quang Thuận qua 3 năm (2016 - 2018)

Loại đất

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) 2017/2016 2018/2017 Tổng diện tích đất tự nhiên 3.249,28 100,00 3.249,28 100,00 3.249,28 100,00 100,00 100,00 1. Đất nông nghiệp 3.062,32 94,25 3.062,48 94,25 3.063,21 94,27 100,01 100,02 1.1.Đất sản xuất nông nghiệp 278,33 9,09 363,67 11,88 362,37 11,83 130,66 99,64 - Đất trồng cây hằng năm 140,34 4,58 126,09 4,12 128,37 4,19 89,85 101,81 - Đất trồng cây lâu năm 137,99 4,51 237,67 7,76 238,03 7,77 172,24 100,15 1.2. Đất lâm nghiệp 2.782,04 90.85 2.682,36 87,59 2.690,28 87,83 96,42 100,30 1.3. Đất nuôi trồng thủy sản 1,95 0,06 16,36 0,53 15,37 0,50 838,97 93,95 1.4. Đất nông nghiệp khác 0 0 0 0 0 0 0 0 2.Đất phi nông nghiệp 181,25 5,58 152,56 4,70 153,27 4,72 84,17 102,00 2.1) Đất ở 9,56 5,27 83,86 54,97 84,26 54,97 100,56 100,46 2.2) Đất chuyên dùng 132,49 73,10 38,37 25,15 39,27 25,62 102,59 100,88 2.3) Đất nghĩa trang, nghĩa địa 0,30 0,17 0,20 0,13 0,20 0,13 2.4) Đất sông suối và mặt nước 38,90 21,46 30,52 20,01 32,36 21,11 100,87 102,76 3) Đất chưa sử dụng 5,71 0,18 34,24 1,05 32,8 1,01 85,16 99,78

Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Bắc Kạn cho thấy:

Xã Quang Thuận thuộc vùng khí hậu nhiệt đới có 4 mùa rõ rệt. Mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông lạnh và khô, ít mưa có gió mùa Đông Bắc. Mùa xuân và mùa thu là mùa chuyển tiếp nên khí hậu ổn định và tương đối mát mẻ. Quang Thuận là xã phụ thuộc chủ yếu vào khí hậu của vùng Đông – Bắc có nhiệt độ trung bình thấp: Nhiệt độ trung bình cao nhất là 390C, thấp nhất là 80C, trung bình tuyệt đối 280C. Biên độ giữa ngày và đêm không quá cao, biến động từ 4,80C đến 7,80C. Lượng mưa trung bình năm không lớn chỉ đạt khoảng 1.518mm, chủ yếu tập trung vào mùa hạ thường từ tháng 5 đến tháng 9 chiếm 78,9% lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí trung bình là 81%, lượng bốc hơi 101.2mm = 66,6%.

- Nhìn chung, khí hậu tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng vật nuôi. Tuy nhiên do mưa lớn, tập trung theo mùa kết hợp với địa hình đồi núi dễ dẫn đến tình trạng lũ quét làm xói mòn, lở đất dọc theo các sông và sườn núi gây ngập úng cục bộ và phá hủy hệ thống giao thông, thủy lợi

- Đất lâm nghiệp: Là nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất với 2.782,04ha (năm 2016) có xu hướng giảm, do khai thác các đồi keo, mỡ để trồng quýt diện tích trồng quýt năm 2016 là 420ha đến năm 2018 là 530ha tăng 110ha so với các cây trồng khác thì diện tích cây quýt tăng nhanh nhất, lý do là đất chưa sử dụng được chuyển sang trồng quýt và là cây trồng thế mạnh, ngày càng được chú trọng sản xuất tại địa phương.

- Đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích đất nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ lệ ít chiếm 0,06% (năm 2016) so với tổng diện tích đất nông nghiệp, đến năm 2018 là 0,5% tăng lên 0.44%.Ở đây người dân chủ yếu là làm ao thả cá theo quy mô nhỏ lẻ, mang tính tự cung tự cấp và sản lượng thấp chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày nên chưa mang tính kinh tế do đó diện tích nuôi trồng thủy sản chưa được mở rộng và phát triển.

Như vậy ta có thể thấy trong nhóm đất nông nghiệp thì đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất, trong đó diện tích trồng quýt tăng nhanh do cây quýt có hiệu quả kinh tế cao.

- Đất phi nông nghiệp: Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2016 là181,25 ha chiếm 5,58% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất ở tăng mạnh, các công trình phúc lợi xã hội và các công trình công cộng khác.

- Đất chưa sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng năm 2016 là 5,71 ha chiếm 0,18% tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất chưa sử dụng tăng dần đến năm 2018 chỉ còn 32,8ha chiếm 1,01% do thay đổi cơ cấu cây trồng. Nhìn chung trong thời gian qua các cấp chính quyền đã chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân trong xã nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhất là đất nông nghiệp bằng cách tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp tới người nông dân. Hướng dẫn người dân sử dụng các công thức luôn canh, tăng vụ để sản xuất, sản lượng những năm gần đây tăng góp phần thu nhập cho nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững cây quýt trên địa bàn xã quang thuận, huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn​ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)