Hiệu quả từ trồng quýt của các hộ điều tra theo quy mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững cây quýt trên địa bàn xã quang thuận, huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn​ (Trang 49)

( tính bình quân cho 1ha)

TT Chỉ tiêu ĐVT QML QMV QMN Bình quân So sánh (lần) QML/ QMN QML/ QMV QMV/ QMN 1 GO 1.000đ 55.000,0 40.000,0 28.000,0 41.000,0 1,96 1,37 1,42 2 IC 1.000đ 12.000,0 9.000,0 6.000,0 9.000,0 2,0 1,33 1,5 3 TC 1.000đ 32.900,0 27.400,0 23.500,0 9.666,0 1,4 1,20 1,16 4 VA 1.000đ 43.000,0 31.000,0 22.000,0 32.000,0 1,95 1,38 1,40 5 MI 1.000đ 32.799,0 23.000,0 17.000,0 24.266,0 1,92 1,12 1,35 6 Pr 1.000đ 22.100,0 12.600,0 4.500,0 13.066,0 4,9 1,67 2,8

7 Hiệu quả /một đồng chi phí

7.1 GO/TC Lần 1,67 1,45 1,19 1,43 1,40 1,15 1,21

7.2 MI/TC Lần 0,99 0,83 0,72 0,84 1,37 1,19 1,15

7.3 VA/TC Lần 1,30 1,13 0,93 1,39 0,80 1,15 1,21

8 Hiệu quả/một đồng vốn trung gian

8.1 GO/IC Lần 4,58 4,44 4,66 4,56 0,98 1,03 0,95

8.2 VA/IC Lần 3,58 3,44 3,66 3,65 0,97 1,04 0,93

8.3 MI/IC Lần 2,73 2,55 2,83 2,70 0,96 1,07 0,90

8.4 Pr/IC Lần 1,84 1,4 0,75 1,33 2,45 1,31 1,86

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

Phân tích bảng 4.11

Qua bảng trên ta thấy hiệu quả trồng quýt theo quy mô tính bình quân cho 1ha (GO) là giá trị sản xuất: (QMN):là 28.000.000đồng/ha. Tổng giá trị sản xuất (QMV):là 40.000.000đồng/ha. Tổng giá trị sản xuất (QML):là 50.000.000đồng/ha.

Chi phí sản xuất của quýt (QMN):là 23.500.000đồng. Chi phí sản xuất của quýt (QMV):là 27.400.000đồng. Chi phí sản xuất của quýt (QM):là 32.900.000đồng.

- Nếu bỏ ra 1đồng chi phí sản xuất quýt (QMN) thì sẽ thu lại được 1,19đồng.

- Nếu bỏ ra 1đồng chi phí sản xuất quýt (QMV) thì sẽ thu lại được 1,45đồng.

- Nếu bỏ ra 1đồng chi phí sản xuất quýt (QML) thì sẽ thu lại được 1,67đồng.

- Nếu bỏ ra 1đồng vốn trung gian sản xuất quýt (QMN) thì sẽ thu lại được 4,66đồng.

- Nếu bỏ ra 1đồng vốn trung gian sản xuất quýt (QMV) thì sẽ thu lại được 4,44đồng.

- Nếu bỏ ra 1đồng vốn trung gian sản xuất quýt (QML) thì sẽ thu lại được 4,58 đồng.

Như vậy trồng quýt với (QML) mang lại hiệu quả kinh tế cao và nâng cao thu nhập ổn định cho người dân, tuy nhiên để mô hình được thực hiện có hiệu quả kinh tế ổn định lâu dài hơn, thì cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà nước, trạm khuyến nông và nông dân từ khâu sản xuất và tiêu thụ nhằm đưa ra sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường.

4.6. Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong sản xuất quýt tại xã Quang Thuận tại xã Quang Thuận

4.6.1. Thuận lợi

Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất quýt, đây là cơ sở để xây dựng điểm trồng quýt với quy mô lớn và theo hướng sản xuất hàng hóa.

-Nguồn lao động dồi dào. Người dân có kinh nghiệm sản xuất, cần cù, chăm chỉ, chịu khó.

-Chính quyền địa phương quan tâm theo dõi, tư vấn thường xuyên nhằm đảm bảo cho tiến trình phát triển của cây quýt được tốt nhất và có những chính sách hộ trợ cho người dân trong sản xuất quýt.

- Quýt địa phương có chất lượng cao, đẹp cả về kích cỡ lẫn màu sắc.

4.6.2. Khó khăn

Phải đầu tư lớn về phân bón, công chăm sóc nên một số hộ không có khả năng hoặc chưa mạnh dạn đầu tư nên năng suất chưa thực sự cao so với tiềm năng của nó.Quýt là cây trồng có nhiều sâu bệnh, cần phải có biện pháp phòng trừ thích hợp.

Về cơ bản lao động có trình độ dân trí còn thấp và chưa đồng đều, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế còn nhiều hạn chế dẫn tới năng suất chưa thực sự cao.

-Thị trường thường xuyên biến động về nhu cầu, chất lượng sản phẩm, giá cả.

4.6.3. Cơ hội

Sản phẩm quýt được nhiều người dân ưa chuộng và sử dụng nhiều.

Cây quýt đem lại thu nhập cao hơn cho người nông dân so với các cây trồng khác, đẩy mạnh nền kinh tế địa phương cũng như trong huyện, tỉnh phát triển.

-Có cơ hội phát huy hết tiềm năng kinh tế vốn có của địa phương, thâm nhập vào thị trường không chỉ ở trong nước mà còn cả nước ngoài.

Quýt trong toàn tỉnh Bắc Kạn đã được cấp giấy chứng nhận địa lý “Quýt Bắc Kạn”, có cơ hội được nhiều người tiêu dùng biết đến và tin tưởng sử dụng.

4.6.4. Thách thức

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, thời tiết cũng ngày một khắc nghiệt hơn.

Luôn phải cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã với sản phẩm quýt ở những vùng khác.

Người dân có áp lực khi thị trường biến đổi về nhu cầu, về giá cả dẫn đến tâm lý không an tâm sản xuất.

Chưa giải quyết được vấn đề thị trường đầu ra trong lâu dài bởi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn chưa có nhà máy sơ chế hoặc chế biến sản phẩm quýt, phần lớn chỉ để ăn tươi.

GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN

5.1. Một số giải pháp phát triển cây quýt

5.1.1. Giải pháp về kỹ thuật

Quy trình kỹ thuật là yếu tố hàng đầu giúp cây quýt sinh trưởng và phát triển tốt, đảm bảo cây trồng cho năng suất cao, sản lượng lớn, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp. Do đó để thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật người dân trồng quýt cần:

Sử dụng giống cho năng suất cao, có nhiều phẩm chất tốt, sạch bệnh. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất từ khâu chọn giống, trồng, chăm sóc, thu hái, phân loại sản phẩm. Thực hiện quản lý dịch hại theo phương pháp IPM, đầu tư thâm canh, bón phân cân đối, nhất là khai thác nguồn phân hữu cơ sẵn có.

Tăng cường tập huấn kỹ thuật cho người dân, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa cán bộ kỹ thuật với bà con nông dân để nắm bắt được kỹ thuật sản xuất của người dân.

Xây dựng mô hình trình diễn để nông dân chuyển giao được kỹ thuật và kiến thức cho nhau.

5.1.2. Giải pháp về vốn

Cây quýt là cây trồng cần có sự đầu tư về phân bón và chăm sóc thì cây mới đạt hiệu quả cao, trong điều kiện thiếu vốn nên nhiều hộ không có khả năng mở rộng diện tích, đầu tư thâm canh hạn chế nên năng suất, chất lượng quýt chưa cao và chưa ổn định. Cũng do thiếu vốn mà nhiều hộ nông dân đã từ bỏ sản xuất quýt để trồng các cây trồng khác có chi phí thấp hơn mặc dù biết rằng cây trồng khác cho thu nhập thấp hơn cây quýt. Vốn sản xuất đối với người nông dân thì đó là một vấn đề khó khăn, bởi vậy cần phải có những giải pháp về vốn hợp lý như:

Huy động nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách của tỉnh theo chính sách như hỗ trợ người dân giống, phân bón hoặc cho ứng vật tư nông nghiệp, bán theo hình thức trả chậm.

Khuyến khích người dân sử dụng nguồn vốn tích lũy, cho người dân vay vốn với lãi suất thấp.

5.1.3. Giải pháp về quản lý, chính sách

Cần có sự định hướng đúng đắn của các cấp ngành, các tổ chức có liên quan về cách quản lý, về các chính sách để phát triển cây quýt có hiệu quả và bền vững.

Tăng cường công tác quản lý hiệu quả, các cơ chế chính sách, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện chương trình phát triển gọn nhẹ phù hợp với nhận thức của người dân.

Phát triển mạnh cây quýt ở những thôn có điều kiện đất đai, khí hậu thích hợp, các vùng có nhiều đất trồng trọt, các hộ giàu kinh nghiệm sản xuất và đảm bảo các điều kiện về vốn, kỹ thuật.

5.1.4. Giải pháp về thị trường

Sản phẩm sản xuất ra cần có thị trường tiêu thụ thì mới đáp ứng được vấn đề thu nhập của người dân, đây là yếu tố quan trọng trong sản xuất, giải quyết được vấn đề thị trường là giúp cho người dân có thêm niềm tin và động lực để tiếp tục sản xuất quýt có hiệu quả. Để giải quyết vấn đề này cần:

Duy trì, quản lý tốt chỉ dẫn địa lý “ Quýt Bắc Kạn” và phát triển thương hiệu “Quýt Bắc Kạn” để ngày càng có chỗ đứng trên thị trường.

Dự báo được nhu cầu thị trường để điều tiết giá cả, số lượng và phân phối hợp lý,

Nâng cao chất lượng, mẫu mã để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Tiến hành các hình thức quảng bá quýt trên báo, internet để nhiều người biết đến, tin dùng và lựa chọn.

5.1.5. Giải pháp về giống

Chọn cây giống có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng cao và sạch bệnh. Đặc biệt là sử dụng giống đầu dòng để ghép mắt, ghép cành thay thế cho phương pháp triết cành truyền thống, khai thác ưu thế của phương pháp này đó là sử dụng gốc bưởi để ghép nên cây có bộ rễ khỏe, có thể sống trên diện tích đất cằn

cỗi, thời gian cho thu hoạch sớm 4 năm, thời gian bói quả và cho thu hoạch được lâu khoảng 10 năm, chất lượng quả tốt hơn, năng suất cao.

5.1.6. Giải pháp về thu hoạch

Vấn đề thu hoạch cũng cần được quan tâm để nâng cao giá trị của quả cam, quýt, thực tế cho thấy khi thu hoạch nông dân không cẩn thận để quả bị dập, vỏ bị thâm, trầy xước cũng làm giảm đi giá trị của sản phẩm, khi thu mua đương nhiên sẽ bị loại. Vì vậy công tác tập huấn về bảo quản sau thu hoạch cũng đã được phòng chuyên môn triển khai đến tận người dân.

hiện nay tình trạng người dân sử dụng phân bón hóa học trong quá trình chăm sóc với một thời gian dài đã khiến cho đất đai bị chai cứng, bạc màu, mất khả năng sản xuất dẫn đến sâu bệnh ngày càng phát triển mạnh và rất khó phòng ngừa.

Đơn cử, trên địa bàn huyện hiện có nhiều cây quýt già cỗi, thoát hóa, chất lượng và mẫu mã quả không đạt yêu cầu, nếu chặt đi trồng mới cũng không hiệu quả vì vậy huyện đã có chủ trương đưa cây hồng không hạt vào trồng thay thế những diện tích đã bị già cỗi.

Vì vậy huyện đã tuyên truyền, khuyến cáo người trồng quýt nên ưu tiên sử dụng phân hữu cơ, những chế phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để chăm bón cho cây, giúp cải tạo đất, nâng cao chất lượng quả. Đi đôi với đó là đẩy mạnh công tác tập huấn về phòng trừ sâu bệnh trên cây ăn quả quýt cho nông hộ.

5.1.7. Giải pháp về quy hoạch

Được biết, hiện nay tỉnh đã có Dự án trồng cây, quýt theo quy trình của VietGap và đã triển khai tập huấn kỹ thuật cho nhân dân các xã nằm trong vùng quy hoạch của huyện. Đây là hướng đi mới nhằm giúp nông hộ tiếp cận với phương thức canh tác mới, hiện đại, nâng cao giá trị nông sản tiến tới ổn định về chất lượng và an toàn thực phẩm, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của thị trường tiêu thụ.

Thiết nghĩ nếu như chính quyền địa phương, ngành chức năng và nhân dân có sự phối hợp chặt chẽ, thực hiện thành công theo mô hình VietGap không những góp phần nâng cao giá trị nông sản hàng hóa mà còn giảm tình trạng mở rộng diện tích rồi lại phá bỏ để trồng cây khác như đã từng xảy ra.

5.2. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu đề tài: “Giải pháp phát triển bền vững cây quýt trên điạ bàn xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn” , từ các số liệu thu thập được qua các hộ nông dân, các phòng ban của huyện tôi rút ra một số kết luận:

Cây quýt sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng ổn định có thể thấy cây quýt rất phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Quang Thuận.

Sản xuất cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế rất cao trung bình mỗi ha thu nhập trên 80 triệu đồng/năm trồng quýt với tổng chi phí là 32,900 triệu đồng như vậy mỗi hộ thu được lợi nhuận là 52,700 triệu đồng/năm. Và sẽ liên tục tăng trong những năm tiếp theo vì quýt càng trồng lâu quả càng sai Quýt khá dễ trồng, không đòi hỏi kỹ thuật quá cao, là loại hoa quả sạch nên rất có tiềm năng phát triển tại Quang Thuận nói riêng và Bắc Kạn nói chung. Năng suất và sản lượng quýt tăng nhanh qua các năm, mang lại thu nhập ngày càng tăng cho các hộ trồng quýt. Nhờ có cây quýt mà đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần của người dân ở địa phương tăng lên một cách rõ rệt. Nhiều hộ gia đình từ tình trạng nghèo đói, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc nhưng nhờ có cây quýt đã vươn lên thoát khỏi cảnh đói nghèo, mua sắm được tivi, xe máy… và cải thiện được chất lượng cuộc sống.

Ngoài ra giá trị của cây quýt còn được thể hiện trong việc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, cải tạo môi trường sinh thái. Hơn nữa xã Quang Thuận có đủ điều kiện như: Khí hậu, đất đai tương đối phù hợp cho cây quýt sinh trưởng và phát triển. Bên cạnh những mặt đạt được, việc sản xuất quýt còn gặp phải một số mặt hạn chế.

Trình độ kỹ thuật sản xuất quýt chưa đồng đều, còn mang nặng tập quán sản xuất cũ, đội ngũ cán bộ kỹ thuật chưa nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu

đặt ra. Do chi phí sản xuất quýt lớn, đời sống còn gặp nhiều khó khăn nên một số hộ chưa mạnh dạn đầu tư để phát huy tiềm năng của cây quýt, đặc biệt việc bón phân đúng kỹ thuật để ổn định năng suất, chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ quýt vẫn còn bấp bênh, không ổn định khiến người dân chưa thực sự yên tâm và tin tưởng vào sản xuất quýt hàng hóa.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt

1. Lê Lâm Bằng (2008), Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái, luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên.

2. Hoàng Hùng (2007), Hiệu quả kinh tế trong các dự án phát triển nông thôn , sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Bình.

3. Phòng Nông nghiệp & PTNT (2007), Dự án trồng thử nghiệm cam quýt trên đất một vụ lúa thuộc các xã Dương Phong - Bạch Thông, xã Đông Viên, Rã Bản huyện Chợ Đồn, Chợ Đồn.

4. Phòng Nông nghiệp & PTNT, Kỹ thuật trồng cây cam, quýt, các cách phòng chống sâu bệnh hại cây quýt.

5. Phòng thống kê huyện Bạch Thông(2018), Các số liệu về tình hình đất đai, lao động của huyện giai đoạn 2016-2018.

6. Phòng Nông nghiệp & PTNT (2008), Dự án trồng thử nghiệm cam quýt trên đất một vụ lúa thuộc các xã Quang Thuận - Bạch Thông, xã Đông Viên, Rã Bản huyện Chợ Đồn, Chợ Đồn

7. UBND xã Quang Thuận, báo cáo tổng kết năm 2017 8. UBND xã Quang Thuận, báo cáo tổng kết năm 2017 9. UBND xã Quang Thuận, báo cáo tổng kết năm 2018

II. Internet

10.http://conganbackan.vn/backan/vi/news/Thoi-su-Xa-hoi/Quang- Thuận-mo-rong-dien-tich-trong-quyt-24225/#.UWDzPKI8RGg

11.http://socola.vn/gia-dinh/khoe-moi-ngay/60866_Tac-dung-cua-qua- quyt.aspx

12. http://www.baobackan.org.vn/channel/1121/201212/don-nhan-Chi- dan-dia-ly-Quyt-Bac-Kan-va-Nhan-hieu-tap-the-Mien-dong-Bac-Kan- 2209536/ 13..http://ns2.backan.gov.vn/Pages/Xa%20Ra%20Ban%20Cho%20Don %20x ay%20dung%20nong%20thon%20moi.aspx?BaiVietID=8475 14.http://www.faostat.fao.org

PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ

(Dành cho những hộ sản xuất quýt)

Phiếu số: ………… Thời gian điều tra: Ngày tháng ... năm ...

Địa bàn điều tra: ... Thông tin cơ bản

Tên chủ hộ: ... Giới tính: ... ...Tuổi:... Dân tộc:...Trình độ văn hóa:... Số nhân khẩu:... Số lao động chính:...

Địa chỉ: Thôn: ...Xã ...Huyện Bạch Thông Tỉnh Bắc Kạn. Thông tin chi tiết về hộ sản xuất quýt

1. Tổng diện tích đất trồng cây ăn quả của Ông (bà) đến năm 2018:...(Ha) Trong đó diện tích trồng quýt là: ...(ha)

2. Ông (bà) bắt đầu trồng cây quýt từ năm nào: ... ... 3. Sau khi trồng bao lâu thì quýt cho thu hoạch: ... ...

4. Năng suất quýt của gia đình năm 2018: ...(tấn/ha) Tăng hay giảm so với năm trước:

5. Ông (bà) cho biết diện tích, sản lượng, giá bán quýt của gia đình từ năm 2016 đến năm 2018? (ĐVT: ha) Năm Tổng diện tích (ha) DT cho thu hoạch DT chưa cho TH Sản lượng (tấn) Giá bán TB (đ/kg) 2016 2017 2018

6.Các loại sâu bệnh thường gặp ở cây quýt:...

Thường gặp vào giai đoạn nào………...…

Biện pháp để phòng trừ sâu bệnh:...

...

7. Mật độ trồng:...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững cây quýt trên địa bàn xã quang thuận, huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn​ (Trang 49)