Cây quýt đối với nền kinh tế của địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững cây quýt trên địa bàn xã quang thuận, huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn​ (Trang 32 - 33)

Cây quýt góp phần thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển nhanh, bền vững, thu nhập từ quýt chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu nhập của huyện.

Cây quýt góp phần tạo môi trường sinh thái trong lành, phủ xanh đất trống đồi trọc, chống xói mòn, rửa trôi nâng tỷ lệ độ che phủ rừng hàng năm của địa phương.

Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, các công trình phúc lợi nông thôn hàng năm tăng khá nhanh như: Đường giao thông, hệ thống

kênh mương thuỷ lợi, tưới tiêu các công trình thiết chế văn hoá, công trình công cộng...

Thu nhập từ sản xuất quýt góp phần ổn định chung đời sống nhân dân trên địa bàn các xã, người dân có khả năng chi trả nhiều hơn cho cuộc sống hàng ngày, có điều kiện tham gia văn hóa, vui chơi giải trí. Đến nay trên địa bàn không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm, số hộ giàu, số hộ khá tăng lên.

Sản phẩm từ cây quýt đã tạo ra nguồn thu nhập khá ổn định cho nhân dân, cải thiện cơ bản đời sống đại bộ phận nhân dân, từng bước nâng cao mức sống dân cư nông thôn.

Có thu nhập ổn định, nhân dân đã tạo dựng được cơ sở vật chất phục vụ cho đời sống và sinh hoạt như tivi, tủ lạnh, phương tiện đi lại như xe máy, phương tiện sản xuất như máy gặt, máy tuốt. Mở mang phát triển văn hoá xã hội, giáo dục góp phần thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp nông thôn của địa phương.

Tác động cùng các ngành dịch vụ khác phát triển, tạo ý thức trong nhân dân về quản lý, tu bổ phát triển rừng trồng, góp phần thiết thực, hiệu quả trong công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững cây quýt trên địa bàn xã quang thuận, huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn​ (Trang 32 - 33)