1 .Tính cấp thiết
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3 Kinh nghiệm về công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp
1.3.1 Kinh nghiệm về công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ở một số nước
trên thế giới
Tác giả tham khảo một số tài liệu về công tác kiểm tra thuế ở một số nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) như Anh, Mỹ, Canada, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước trong khu vực ASEAN (Singapore, Malaysia, Indonesia).
a/ Hệ thống, mô hình tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm tra thuế
Về cơ bản, hầu hết các nước Anh, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia đều có hệ thống kiểm tra thuế được tổ chức theo hệ thống ngành dọc gắn với mô hình tổ chức của cơ quan thuế.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu mô hình tổ chức kiểm tra của các nước này, tác giả nhận thấy không có mô hình chính xác hoặc áp dụng chung để tổ chức các hoạt động kiểm tra thuế. Mặc dù vậy, có thể nhận thấy 2 xu hướng được lồng ghép, kết hợp khi tổ chức các hoạt động kiểm tra thuế:
- Sử dụng mô hình “chức năng” để tổ chức các hoạt động quản lý thuế; - Xuất hiện việc tổ chức theo nhóm các chức năng quản lý DN trên cơ sở phân đoạn DN.
Trong thực tế, các nước này tổ chức một bộ phận chuyên thanh tra, kiểm tra riêng các DN lớn và hình thành tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên trách đối với các DN khác.
Hoạt’động’thanh’tra, kiểm’tra’được’chuyên’môn’hóa’cao. Các’phòng’kiểm tra’tại’cơ’quan’thuế’được’tổ’chức’với’chức năng chuyên biệt, nói cách khách họ chỉ thực hiện một giai đoạn của hoạt động kiểm tra như: thu thập, xử lý, phân tích rủi ro, lập kế hoạch kiểm tra; kiểm tra và xác định thuế; phân tích những thông tin liên quan đến việc trốn thuế và điều tra tội phạm.
Đối với hành vi trốn thuế, hầu hết tại các nước này bộ phận điều tra trốn thuế đều được tập trung tại cấp trung ương. Ngoại trừ Nhật Bản, cấp vùng cũng được trao thẩm quyền điều tra trốn thuế. Bên cạnh đó, Mỹ là quốc gia có thẩm quyền điều tra rộng nhất, Ban điều tra của Mỹ là lực lượng bán vũ trang. Lực lượng này được tổ chức gồm các bộ phận trong nước và nước ngoài, chịu trách nhiệm điều tra các hành vi vi phạm thuế có tính chất hình sự, kể cả tội phạm liên quan đến hình thức rửa tiền và buôn bán ma túy.
Theo như kết quả tìm hiểu, các nước này có tỷ lệ công chức làm trong công tác kiểm tra thuế chiếm khoảng trên dưới 30% tổng số công chức, cụ thể: Nhật Bản là 28%, Hàn Quốc là 29% và ở Anh là 31%...
b/ Công tác tuyển chọn và đào tạo cán bộ kiểm tra thuế
Theo sự tìm hiểu của tác giả, hầu hết tại các nước phát triển trên thế giới đều có yêu cầu khá cao về việc tuyển dụng đội ngũ kiểm tra viên, thông thường những ứng viên phải được đào tạo qua bậc đại học.
Bên cạnh việc đáp ứng được yêu cầu về bằng cấp thì những người được tuyển chọn còn phải có đầy đủ kiến thức chuyên ngành và các kỹ năng cần thiết. Cụ thể về kiến thức, luật thuế chuyên sâu, kế toán theo các chuẩn mực trong nước và quốc tế, am hiểu mối liên kết giữa kế toán tài chính và kế toán thuế. Đồng thời đòi hỏi các kỹ năng về thanh tra, phân tích kinh tế; ngoại ngữ; sử dụng máy vi tính (đối với kỹ năng này thì người được tuyển chọn phải có kiến thức cơ bản về hệ điều hành, thành thạo mô hình lưu trữ dữ liệu, các ứng dụng cơ sở và ứng dụng chuyên ngành phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra); có khả năng làm việc độc lập, chịu đựng áp lực cao và tư duy nhạy bén.
Sau khi đã tuyển chọn được những ứng viên đáp ứng đủ điều kiện, nhằm nâng cao trình độ hơn nữa cho đội ngũ kiểm tra viên, các nước này đều rất chú trọng đến công tác đào tạo và bồi dưỡng. Qua đó, các trung tâm đào tạo được thành lập với sự đầu tư hiện đại, chuyên nghiệp; được xếp hạng quốc tế hoặc khu vực như trung tâm đào tạo của Nhật Bản, Pháp, Malaysia,... Các kiểm tra viên thuế khi mới được tuyển chọn đều được tham dự các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ và đào tạo cơ bản.
Cá biệt như ở Vương quốc Anh, các kiểm tra viên được yêu cầu phải có hai bằng đại học, một bằng đại học về chuyên ngành luật và một bằng đại học thuộc chuyên ngành thuế hoặc kinh tế. Hàng năm, Cơ quan Ngân sách và Hải quan Anh (HMRC) đều mở các lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho các ngạch thanh tra bao gồm thanh tra cao cấp, thanh tra chính và thanh tra viên. Khi tham gia đào tạo, các học viên phải đảm bảo những tiêu chí và tiêu chuẩn theo quy định của từng ngạch tương ứng; kết thúc chương trình, họ phải vượt qua kỳ thi tuyển nhằm đạt công nhận về ngạch kiểm tra tương ứng với trình độ đã đào tạo.
c/ Hình thức tiến hành kiểm tra thuế
Các hình thức kiểm tra thuế hiện đang được các nước phát triển thực hiện là: - Kiểm tra thuế trên cơ sở phân tích rủi ro: Cơ quan thuế phân định, phân chia DN thành các nhóm theo cấp độ tuân thủ nghĩa vụ thuế. Các DN có cấp độ tuân thủ thấp đồng nghĩa với việc rủi ro lớn, cơ quan thuế sẽ tập trung công tác kiểm tra thuế đối với nhóm đối tượng này.
- Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế: Là hình thức kiểm tra các rủi ro không nghiêm trọng và có giá trị truy thu không trọng yếu ( thường là có ngưỡng nhất định).
- Kiểm tra thuế tại trụ sở NNT: Là hình thức kiểm tra các vụ việc có tính chất rủi ro nghiêm trọng, không thuộc phạm vi kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế.
d/ Lựa chọn đối tượng kiểm tra thuế
Tại các nước này, công tác thực hiện xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng năm được cấp trung ương chỉ tạo tập trung và thống nhất. Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ, hàng năm, cấp trung ương sẽ hướng dẫn việc thực hiện xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế tập trung vào các đối tượng, ngành nghề trọng yếu; đồng thời đưa ra những điều chỉnh về tỷ lệ đối tượng kiểm tra giữa các ngành nghề, từ đó ra các quyết định phê duyệt. Công tác kiểm tra thuế của các nước này đều được ưu tiên theo hướng giải quyết các rủi ro ở mức cao trước, kế đến mới giải quyết các rủi ro ở mức thấp hơn (những mức này có thể chấp nhận được) trong điều kiện nguồn lực cho phép.
Cơ quan thuế của Anh thường xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế theo cơ cấu: 40% do cơ quan thuế cấp trung ương xây dựng, 50% do Cục Thuế và Chi cục Thuế xây dựng và 10% còn lại từ lựa chọn ngẫu nhiên.
e/ Thời gian kiểm tra thuế
Tùy theo tính chất, quy mô... của cuộc kiểm tra, các nước sẽ quy định thời gian cụ thể, tuy nhiên thời gian kiểm tra thuế tương đối dài, từ một vài tháng đến một năm.
Tại Vương quốc Anh, thời gian điều tra thuế là 02 năm; thời gian kiểm tra các đối tượng lớn là 01 năm, các nhóm đối tượng nhỏ khoảng 06 tháng. Thời gian kiểm tra tại trụ sở cơ quan thế (bao gồm việc thu thập tài liệu và phân tích thông tin) từ 30 đến 45 ngày.
Ở Canada, mỗi đợt thanh tra, kiểm tra thuế mất thời gian khoảng 1 - 2 tuần, thậm chí có thể kéo dài hàng tháng tùy thuộc vào tính chất của vụ việc.
Còn tại quốc gia khác thuộc Đông Nam Á, đó là Indonesia, thời gian kiểm tra tại cơ sở SXKD thường là 02 tháng, trường hợp có sự chỉ đạo và cho phép của Lãnh đạo cơ quan thuế thì thời gian này có thể được kéo dài thêm 06 tháng; kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế thì thời gian là 01 tháng, có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 01 tháng.
f/ Kiểm soát chất lượng kiểm tra thuế
Cũng giống như quy định về thời gian kiểm tra, công tác kiểm soát chất lượng kiểm tra thuế cũng được quy định theo tính chất và quy mô. Tùy theo đặc điểm của từng vụ kiểm tra, cơ quan thuế sẽ thành lập các bộ phận riêng, đảm nhận trách nhiệm rà soát kết quả kiểm tra theo các chuẩn mực mà họ xây dựng, sau đó mới ban hành quyết định cuối cùng hay có thể chuyển sang quy trình kiểm tra nội bộ.
g/ Ứng dụng CNTT góp phần hiện đại hóa trong kiểm tra thuế
Đối với các nước phát triển thì nền CNTT cũng vượt trội, do vậy khả năng ứng dụng CNTT trong công tác kiểm tra thuế là rất cao và thường thì họ áp dụng đối với những NNT lớn, có hoạt động đa quốc gia, lĩnh vực hoạt động đa dạng. Sở dĩ vậy là do tính hiệu quả, tại các nước này bộ phận thanh tra, kiểm tra bằng máy
tính được thành lập ở cấp trung ương, thông qua hệ thống ứng dụng tin học hỗ trợ công tác kiểm tra, cấp quyền truy cập, khai thác và sử dụng CSDL của ĐTNT để xác định số liệu thực tế về sổ sách kế toán và các giao dịch điện tử với khối lượng lớn.
Cơ quan Ngân sách và Hải quan Anh (HMRC) là cơ quan có thẩm quyền cao nhất về thuế và hải quan ở Anh, được thành lập từ năm 2005. HMRC chịu trách nhiệm về các vấn đề như: quản lý thuế, thu thuế, trả thuế trực tiếp, gián tiếp và các khoản thu về tín dụng thuế… Cơ quan này đã sử dụng hệ thống tự động bộ tín nhiệm để xác định ĐTNT nằm trong nhóm nguy cơ gian lận thuế GTGT ở mức trung bình hoặc cao. Sau khi hệ thống này phân loại đối tượng gian lận thuế ở mức độ cụ thể, HMRC sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá về số tiền thuế GTGT được hoàn. Tiếp đến, HMRC sẽ liên lạc với khách hàng trước khi các khoản tiền hoàn thuế GTGT được chuyển đi. Các yếu tố được sử dụng trong hệ thống tự động bộ tín nhiệm để hoàn thuế GTGT bao gồm: Lịch sử và hoạt động kinh doanh của công ty; các xu hướng khai thuế GTGT trước đây; cung cấp thông tin về việc hoàn thuế hiện tại. Với việc ứng dụng hệ thống này, trong giai đoạn 2012 - 2013, tổng doanh thu thuế ở Anh là 475,6 tỷ bảng, tăng 1,4 tỷ bảng so với năm 2011 và 2012. Trong đó, HMRC ước tính đã truy thu được khoảng 10,2 tỷ bảng tiền thuế thông qua việc kiểm tra, thanh tra thuế từ các đối tượng chịu thuế.
Nói chung, việc ứng dụng CNTT sẽ giúp góp phần hiện đại hóa công tác kiểm tra thuế nói riêng cũng như quản lý thuế nói chung, đây là trọng tâm trong cải cách thuế của các nước trên thế giới. Điều này sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho NNT cũng như cơ quan thuế khi chi phí được giảm đáng kể; đối với NNT những chi phí tuân thủ pháp luật về thuế sẽ được giảm mạnh, còn đối với cơ quan thuế đó là những chi phí hành chính và nguồn lực. Từ đó sẽ góp phần tăng chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra thuế, tăng thu cho NSNN.
1.3.2 Kinh nghiệm về công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại một số quận huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội
a/ Chi cục Thuế quận Long Biên
Trong những năm qua, Chi cục Thuế quận Long Biên đã bám sát sự chỉ đạo của Cục Thuế Hà Nội, các Quy trình, Quy chế về hoạt động kiểm tra; xem xét các
CSDL, hồ sơ quản lý thuế, tình hình thực tế tại địa phương... để hướng dẫn, chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện.
Lãnh đạo của Chi cục và Đội trưởng đội kiểm tra thường xuyên theo dõi, chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh. Cán bộ trong đội kiểm tra có chuyên môn vững vàng, hầu hết đạt trình độ từ đại học trở lên, đều nắm rõ các luật thuế, quy trình kiểm tra và các thay đổi của luật thuế sửa đổi và bổ sung mới nhất.
Cùng với đó, các đoàn kiểm tra đã thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Quản lý thuế, các Luật thuế, Quy trình kiểm tra thuế và hướng dẫn của Tổng cục Thuế; thực hiện đầy đủ trình tự các công việc tiến hành tại CQT, tại DN; hồ sơ kiểm tra được lập đầy đủ, chặt chẽ; kết quả kiểm tra được báo cáo đầy đủ và đề xuất xử lý kịp thời, đúng chính sách; đã nâng cao việc khai thác thông tin, dữ liệu tại ứng dụng của ngành phục vụ kiểm tra thuế.
Bên cạnh đó, Chi cục Thuế quận Long Biên đã phối hợp tốt giữa các đội kiểm tra với các bộ phận chức năng khác trong Quy trình quản lý như Phòng tổng hợp nghiệp vụ và dự toán, Tuyên truyền hỗ trợ, Kê khai, Quản lý thu nợ... nâng cao hiệu quả công tác quản lý.
Nhìn chung hoạt động kiểm tra thuế đã đạt được nhiều kết quả, chất lượng kiểm tra dần được nâng lên; các cuộc kiểm tra cơ bản đã đảm bảo thời gian theo yêu cầu, việc xử lý sau kiểm tra thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Đồng thời, đội ngũ kiểm tra thuế trong Chi cục Thuế quận Long Biên đã tích cực đối chiếu xác minh hoá đơn, kiểm tra việc sử dụng hoá đơn chặt chẽ nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm hành vi sử dụng hoá đơn bất hợp pháp trên địa bàn như nhận dạng DN thành lập với mục đích mua bán sử dụng trái phép hoá đơn để thực hiện các biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Qua công tác kiểm tra đã góp phần tích cực vào việc chống thất thu cho NSNN, đồng thời đã phát hiện những hành vi vi phạm của NNT, giúp cho CQT có các biện pháp quản lý tốt hơn.
b/Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm
Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm quản lý thu thế trên địa bàn hơn 13.500 DN, với số thu chiếm tỷ trọng đến 92% tổng số thuế ngoài quốc doanh. Từ khi chuyển đổi mô hình DN tự kê khai, tự nộp thuế đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật thì công tác kiểm tra thuế ở Chi cục đã từng bước đổi mới không những về nội dung mà còn về phương pháp cũng như tổ chức thực hiện.
Trên cơ sở tuân thủ nghiêm chỉnh quy trình nghiệp vụ theo Luật quản lý thuế đã ban hành, cùng với những chỉ đạo của Cục Thuế thành phố Hà Nội và Tổng cục Thuế, những năm gần đây, công tác kiểm tra thuế luôn được ban lãnh đạo Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm quan tâm về cả số lượng và chất lượng. Chi cục đạt tỷ lệ 100% kiểm tra viên có trình độ đại học, thành thạo kỹ năng CNTT. Qua đó, giúp nâng cao hiệu quả khai thác thông tin từ CSDL của cơ quan thuế và NNT, từ đó lựa chọn đúng đối tượng cũng như nội dung kiểm tra.
Đồng thời, Chi cục cũng đã xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra như: khai thác dữ liệu HSKT định kỳ của NNT để kiểm tra tính trung thực, chính xác của hồ sơ; thu thập, phân tích thông tin; so sánh các dữ liệu và thông tin thu thập được của Chi cục; đánh giá, phát hiện những nghi vấn, bất thường trong kê khai, ra thông báo yêu cầu NNT giải trình hoặc điều chỉnh kịp thời.
Bên cạnh đó, chất lượng kê khai của NNT cũng đã nâng cao đáng kể từ khi Chi cục tăng cường công tác kiểm tra giám sát. Công tác này được tiến hành thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình quản lý đối với từng DN nhằm chấn chỉnh kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
Nhờ thực hiện tốt các công tác trên, kết quả thu ngân sách từ các DN và hộ SXKD được nâng cao; chống thất thu ngân sách có hiệu quả; tạo điều kiện cho DN tổ chức hạch toán SXKD tại trụ sở của mình; giảm thiểu, hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật về thuế.