CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2 Các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh
4.2.1 Tăng cường công tác quản lý thuế
Tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT ở tất cả các khâu, các bộ phận, các lĩnh vực, đảm bảo phương châm hành động của ngành Thuế “minh bạch, chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới” đi vào thực chất. Thường xuyên tổ chức các “tuần lễ lắng nghe ý kiến NNT”, các hội nghị đối thoại, tập huấn chính sách thuế mới nhằm tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc, cũng như hướng dẫn NNT thực hiện đúng các thủ tục hành chính thuế theo quy định; xác định những bất hợp lý trong thủ tục hành chính thuế để đề ra các biện pháp xử lý tốt; qua đối thoại phát hiện các cán bộ thuế có hành vi gây phiền hà, sách nhiễu với NNT để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời. Làm tốt công tác công bố các thủ tục về thuế trên các phương diện thông tin đại chúng và tại trụ sở Chi cục Thuế để NNT được biết và thực hiện, đồng thời cũng qua đó giám sát việc làm của cán bộ thuế.
Thường xuyên kiểm tra, rà soát số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh để phát hiện kịp thời các trường hợp thực tế có kinh doanh nhưng không đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế để đưa vào diện quản lý. Giám sát và nắm bắt kịp
thời số doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh, số doanh nghiệp ngừng hoạt động (bỏ trốn, giải thể, phá sản), số doanh nghiệp đang hoạt động.
Triển khai thực hiện Quy chế luân phiên, luân chuyển cán bộ công chức thuế nhưng phải đảm bảo mục tiêu phát triển cán bộ chuyên sâu theo chức năng của quản lý thuế và quyền lợi hợp pháp của cán bộ, công chức thuế, tạo điều kiện để cán bộ, công chức thuế tiếp cận, rèn luyện, bồi dưỡng và thông thạo nhiều lĩnh vực công việc ở nhiều vị trí khác nhau, có năng lực thực tiễn để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; kiểm soát công việc lẫn nhau, góp phần ngăn chặn hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu NNT và tăng cường ý thức kỷ luật công tác của mỗi cán bộ, công chức; khắc phục tình trạng công chức do giữ cương vị lãnh đạo hoặc quản lý một công việc ở một vị trí quá lâu dẫn đến thỏa mãn, bảo thủ, trì trệ, thiếu sự chủ động, sáng tạo và đổi mới để nâng cao chất lượng công việc.
Quán triệt đến toàn thể cán bộ công chức, viên chức việc tuân thủ các quy định về giờ giấc làm việc, tác phong kỷ luật, văn minh công sở. Xây dựng và ban hành quy chế giám sát đoàn kiểm tra với mục tiêu là giám sát nhằm chuẩn hóa các nội dung công việc bảo đảm tính minh bạch, tăng cường tính giám sát của cấp trên đối với cấp dưới, của trưởng đoàn với thành viên. Tăng tính tuân thủ của cán bộ kiểm tra thuế, tuyên truyền để NNT được kiểm tra và hoàn thuế hiểu được quyền và trách nhiệm của mình; đồng thời có sự phối hợp, trao đổi, phản hồi kịp thời, chính xác với Cơ quan thuế trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của CBCC thuế. Để từ đó, Cơ quan thuế sẽ xử lý nghiêm minh đối với những CBCC có hành vi chưa đúng mực, thiếu văn minh trong giao tiếp ứng xử, gây phiền hà cho NNT cũng như vi phạm pháp luật.
Phát động phong trào nghiên cứu, sáng kiến trong quản lý thuế nói chung và kiểm tra thuế nói riêng, cần có những tiêu chuẩn và tiêu chí khen thưởng cụ thể để động viên và kích thích được năng lực sáng tạo cán bộ công chức, viên chức. Việc phát huy năng lực sáng tạo có ý nghĩa quan trọng trong quản lý thuế, thông qua công tác thực tiễn, cán bộ công chức, viên chức sẽ nghiên cứu đưa những sáng kiến, từ đó đề ra những giải pháp khai thác hiệu quả nguồn thu, đồng thời phát hiện
những kẻ hở, bất cập của chính sách để từng bước hoàn thiện phương pháp quản lý thuế khoa học