CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Giới thiệu chung về Chi cục Thuế huyện Gia Lâm
3.1.4 Đặc điểm về địa bàn quản lý thuế của Chi cục Thuế huyện Gia Lâm
3.1.4.1 Vị trí địa lý
Gia Lâm là một huyện ngoại thành, nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng giao thoa của văn hóa Thăng Long và văn hóa Kinh Bắc. Phía Bắc của Huyện là quận Long Biên; phía Tây Nam có địa giới là dòng sông Hồng, bên kia bờ là huyện Thanh Trì và quận Hoàng Mai; phía Đông Bắc và Đông giáp với các huyện Từ Sơn, Tiên Du, Thuận Thành của tỉnh Bắc Ninh; phía Nam giáp với huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Huyện có diện tích là 114,79 km2.
Về địa bàn hành chính, huyện Gia Lâm ngày nay gồm 20 xã, 2 thị trấn. Đó là các xã: Bát Tràng, Cổ Bi, Dương Hà, Dương Quang, Dương Xá, Đặng Xá, Đa Tốn, Đình Xuyên, Đông Dư, Kiêu Kỵ, Kim Lan, Kim Sơn, Lệ Chi, Ninh Hiệp, Phù Đổng, Phú Thị, Trung Màu, Yên Viên, Yên Thường, Văn Đức và 2 thị trấn: Yên Viên, Trâu Quỳ.
3.1.4.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội a/ Dân số và lao động
Dân số toàn huyện đến 31 tháng 12 năm 2018 là 277.600 người, tỷ lệ tăng tự nhiên là 12,29 %. Số hộ gia đình là 65.832 hộ. Người nộp thuế Bộ phận Một cửa (Nhận và trả hồ sơ)
Đội Kê khai (Xử lý tờ khai)
Đội Kiểm tra (khai thác thông tin, kiểm tra và xử lý thông tin, đôn đốc
thu nợ)
Đội Quản lý nợ (theo dõi nợ thuế, đôn đốc
Tổng số lao động năm 2018 là 181.240 người. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 149.050 người. Chất lượng lao động tương đối khá. Đến năm 2018, số lao động qua đào tạo là 69.815 người, chiếm 36,69% tổng nguồn lao động. Dân số tập trung chủ yếu sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, song cơ cấu hộ nông nghiệp, thuỷ sản trong tổng số hộ toàn huyện có xu hướng giảm nhanh, từ 45.983 hộ (năm 2016) còn 45.107 hộ (năm 2018). Lao động nông nghiệp, thuỷ sản có chiều hướng giảm, còn lao động ngành Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp, Xây dựng cơ bản và ngành Thương mại dịch vụ có chiều hướng tăng lên qua các năm..
b/ Cơ sở hạ tầng của huyện Gia Lâm
Hệ thống giao thông huyện Gia Lâm hiện có 586 km đường giao thông, trong đó đã trải nhựa hoặc bê tông hoá được 441,08 km(74%).
Hệ thống lưới điện từng bước được đầu tư xây dựng mới và cải tạo nâng cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất. Đến nay có 100% số xã sử dụng điện lưới, 100% số hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn. Có 155 trạm biến áp với tổng dung lượng 44.055KVA, cơ bản đảm bảo đáp ứng đầy đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt trong những năm tới.
c/ Tình hình phát triển kinh tế của huyện Gia Lâm
Năm 2018, kinh tế huyện Gia Lâm tiếp tục phát triển và tăng cao hơn mức cùng kỳ năm trước; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng ngành Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – Xây dựng và Thương mại dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành Nông nghiệp. Cụ thể:
Giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu do Huyện quản lý ước tăng 11,65% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: Công nghiệp, xây dựng tăng 10,53%; Thương mại, dịch vụ tăng 17,17%; Nông nghiệp, thủy sản giảm 1,75%
Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 41,2 triệu đồng/người, bằng 1,07 lần so với cả nước.
Trên địa bàn có 7 cụm công nghiệp, làng nghề, trong đó có 4 cụm công nghiệp, làng nghề đang hoạt động với tỷ lệ lấp đầy đạt trên 99%.
Gia Lâm
Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế đất nước, kinh tế huyện Gia Lâm cũng chuyển biến mạnh mẽ, các DN tăng nhanh về số lượng. Số liệu báo cáo của Chi cục Thuế về số DN đang hoạt động thể hiện qua bảng 3.4
Bảng 3.4 Số lượng DN đang hoạt động, giai đoạn 2016-2018
STT Loại hình DN Năm So sánh (%) 2016 2017 2018 2018/2017 2017/2016 1 Công ty TNHH 2.311 2.680 2.823 105,3% 116,0% 2 Công ty Cổ phần 1.086 1.216 1.328 109,2% 112,0% 3 DN tư nhân 81 81 83 102,5% 100,0% 4 HTX 50 59 65 110,2% 118,0% 5 Chi nhánh 111 136 142 104,4% 122,5% Tổng cộng 3.639 4.172 4.441 106,4% 114,6%
(Nguồn: Chi cục Thuế huyện Gia Lâm, 2016-2018)
Theo bảng 3.4, năm 2016 có 3.639 DN; năm 2017 có 4.172 DN, tăng 14,6% so với năm 2016; năm 2018 toàn huyện Gia Lâm có 4.441 DN, tăng 269 DN tương ứng tăng 6,4 % so với năm trước. Các DN chủ yếu tập trung trên địa bàn các xã, thị trấn phát triển về giao thông và đô thị, tập trung đông dân cư, sầm uất, có tốc độ phát triển kinh tế cao hoặc là nơi tập trung các làng nghề như: Thị trấn Yên Viên, TT Trâu Quỳ, xã Ninh Hiệp, xã Bát Tràng, xã Dương Xá.
Theo số liệu năm 2018, loại hình công ty TNHH chiếm tỷ trọng lớn nhất với 63,6% trong cơ cấu loại hình DN, tiếp đến là loại hình công ty CP chiếm 29,9%, DN tư nhân chỉ có 1,9%, HTX chiếm 1,5% và thành phần kinh tế khác là 3,2%, cơ cấu các loại hình DN như sau:
Hình 3.3 Cơ cấu loại hình DN tại huyện Gia Lâm năm 2018
(Nguồn: Chi cục Thuế huyện Gia Lâm, 2018)
Tổng số DN đang thực hiện kê khai thuế tại Chi cục Thuế xấp xỉ 4.440 DN, tổ chức; Các DN phát triển SXKD ở nhiều lĩnh vực từ sản xuất, xây dựng, chế biến, dịch vụ, vận tải, đồng thời bao gồm cả kinh doanh tổng hợp nhiều ngành nghề. Những DN này đã và đang góp phần phát triển các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ của huyện Gia Lâm, từng bước thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo hướng phát triển các ngành nghề truyền thống. Các DN này có xu hướng đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu thấp, tỷ suất lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh (chế biến nông sản, thực phẩm, vật liệu dân dụng hàng may mặc xuất khẩu, gốm xứ mỹ nghệ...).
Bên cạnh các DN làm ăn nghiêm chỉnh, tuân thủ pháp luật Nhà nước thì vẫn còn không ít các DN kinh doanh không trung thực, tính tuân thủ pháp luật về KK&NT còn kém. Đặc biệt lợi dụng quy trình tự tính thuế, tự giác kê khai thuế để trốn thuế, kê khai không đúng với thực tế, lập bảng kê khai khống để gian lận thuế, tình trạng mua bán không xuất hóa đơn, lập hóa đơn liên 2 cao hơn liên 1 để chiếm đoạt tiền thuế, bán hóa đơn khống. Mặt khác, do việc định hướng kinh doanh ban
63.60% 29.90%
1.90% 1.50% 3.20%
Công ty TNHH Công ty cổ phần Doanh nghiệp tư nhân Hợp tác xã Thành phần kinh tế khác
đầu chưa rõ ràng, nên sau khi được cấp giấy phép kinh doanh, có một số DN không hoạt động, có một số DN chưa thực sự tổ chức kinh doanh ngay, hoặc hoạt động không hiệu quả.
Từ tình hình thực tiễn về sự phát triển của các DN trên địa bàn Gia Lâm thời gian vừa qua cùng với xu hướng phát triển của nó đã cho thấy nguồn thu từ SXKD ở khu vực này có vị trí quan trọng đối với NSNN. vì vậy, công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý thuế nói riêng cần được tăng cường, nhất là công tác kiểm tra thuế nhằm chống thất thu và tăng nguồn thu cho ngân sách.