trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 3 theo Thông tư 22/2016/TT - BGDĐT
Các bài tập mức độ vận dụng, vận dụng cao có vai trò quan trọng trong kiểm tra, đánh giá:
- Thực hiện mục tiêu dạy học nói chung, thực hiện mục tiêu, yêu cầu kiểm tra đánh giá nói riêng.
- Là công cụ để kiểm tra, đánh giá mức độ nhận thức và các kĩ năng toán học ở mức độ vận dụng, vận dụng cao của HS: thông qua hoạt động kiểm tra đánh giá giúp học sinh nắm vững và củng cố những kiến thức cơ bản đã học, rèn luyện kỹ năng kỹ xảo cho học sinh. Đặc biệt, thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập ở mức độ vận dụng và vận dụng cao giúp giáo viên phát hiện ra những học sinh năng khiếu, có tư duy tốt để có phương hướng bồi dưỡng năng khiếu cho các em. Đồng thời có phương hướng, kế hoạch bồi dưỡng cho các em học sinh nhận thức chậm.
- Là công cụ góp phần củng cố, tổng hợp kiến thức, rèn luyện tư duy cho học sinh: xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập ở mức độ vận dụng và vận dụng cao dựa trên nền tảng chuẩn kiến thức - kĩ năng.
- Là công cụ tạo nên sự kết nối kiến thức môn học với các môn học khác nhằm mở rộng hiểu biết của HS tới nhiều lĩnh vực khác nhau: việc xây dựng
hệ thống câu hỏi ở mức vận dụng và vận dụng cao không chỉ đơn thuần là đưa ra hệ thống các bài tập nâng cao dần mà còn có sự lồng ghép kiến thực tiễn đồng thời có cả kiến thức của các môn học khác như Địa Lí, Khoa học,…nhằm mở rộng vốn hiểu biết của các em, giúp các em có cơ hội tự mình tìm kiếm, khám phá kiến thức, phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh. - Là nguyên liệu để xây dựng các nội dung ôn tập, đề kiểm tra đánh giá HS tiểu học theo Thông tư 22: hệ thống câu hỏi, bài tập ở mức độ vận dụng và vận dụng cao là nền tảng để xây dựng các nội dung ôn tập và đề kiểm tra, đánh giá năng lực của học sinh. Từ đó giúp giáo viên nắm bắt được trình độ cũng như nhận thức của học sinh để có hướng ra đề phù hợp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
* Về yêu cầu:
Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập mức độ vận dụng, vận dụng cao trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 3 theo Thông tư 22/2016/TT - BGDĐT không phải là việc nâng dần độ khó của câu hỏi lên mức thật cao mà là việc giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với năng lực và trình độ của học sinh. Bên cạnh đó hệ thống các câu hỏi, bài tập ở hai mức độ vận dụng và vận dụng cao cần phải gắn liền với thực tiễn cũng như sự trải nghiệm của học sinh để các em có điều kiện tích lũy và mở rộng vốn hiểu biết không chỉ trong môn Toán mà còn ở thực tiễn cuộc sống. Từ đây, chúng ta xác định được yêu cầu của câu hỏi, bài tập mức độ vận dụng, vận dụng cao trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 3 theo Thông tư 22/2016/TT - BGDĐT:
Thứ nhất, nội dung phải bao quát chương trình đã học, các câu hỏi đưa ra phải gắn với thực tiễn, phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh.
Thứ hai, đảm bảo mục tiêu dạy học, bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng. Thứ ba, đảm bảo tính chính xác, khoa học và góp phần đánh giá khách quan trình độ của học sinh.