2.1.1.1. Đảm bảo chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán lớp 3
Việc xây dựng hệ thống các câu hỏi, bài tập mức độ vận dụng, vận dụng cao trong kiểm tra nhằm đánh giá kết quả học tập môn Toán lớp 3 nhằm tạo thêm những tình huống, để góp phần giúp HS nắm vững kiến thức và kỹ năng Toán học cơ bản; rèn luyện cho HS khả năng vận dụng Toán học vào đời sống thực tiễn, rèn luyện các phẩm chất, phong cách con người đáp ứng yêu cầu mới, góp phần thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ dậy học. Vì vậy, việc thiết kế các câu hỏi, bài tập mức độ vận dụng, vận dụng cao cần phải được xem xét và đặt trong hoàn cảnh của quá trình dạy học toán ở nhà trường phổ thông trên cơ sở tôn trọng chương trình và SGK hiện hành. Đề kiểm tra định kì phải đảm bảo đúng chương trình môn toán lớp 3 nghĩa là câu hỏi, bài tập phải phù hợp và nằm trong phạm vi kiến thức mục tiêu chương trình cần đạt. Đề kiểm tra đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng Tiểu học tức là đề thi đảm bảo phù hợp với mọi đối tượng học sinh trung bình, khá, giỏi. Đảm bảo phát huy đầy đủ kĩ năng, kiến thức chuẩn.
2.1.1.2. Đảm bảo tính đúng đắn theo mạch kiến thức, kĩ năng đã xác định
Đảm bảo lý luận về các câu hỏi, bài tập mức độ vận dụng, vận dụng cao trong kiểm tra. Căn cứ vào các mức độ câu hỏi, bài tập của Thông tư 22 để mô tả cụ thể hóa mỗi mức độ trong 2 mức độ đối với câu hỏi, bài tập môn
Toán ở lớp 3, phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng và nội dung cốt lõi của từng thời điểm đánh giá.
Xây dựng câu hỏi, bài tập:
+ Xác định mục tiêu (nội dung và yêu cầu cần đạt). Từ đó xác định mức độ (bằng cách đối chiếu với 2 mức độ) và dự kiến câu hỏi, bài tập.
+ Xây dựng các đáp án.
+ Dự kiến các bước học sinh sẽ tiến hành làm bài để xác thực mức độ, nội dung của câu hỏi, bài tập phù hợp với mục tiêu.
+ Trong trường hợp nhận thấy mức độ câu hỏi, bài tập chưa phù hợp với mục tiêu, có thể tăng hoặc giảm độ khó câu hỏi bằng cách tăng hay giảm thông tin trong câu hỏi.
Đặc biệt, cần xây dựng nội dung các phương án sao cho mỗi bài tập học sinh có thể tìm được nhiều cách giải nhằm phát huy năng lực học sinh. Các câu hỏi được thiết kế phải đảm bảo sao cho giảm thiểu tỉ lệ đoán mò hay làm đúng ngẫu nhiên trong bài làm của học sinh.
2.1.1.3. Đảm bảo tính đa dạng, phủ rộng đối với nội dung kiến thức
Tất cả các nội dung môn Toán lớp 3 đều là vật liệu làm nên các tình huống kiến thức thuận lợi cho việc thiết lập các câu hỏi, bài tập ở mức độ vận dụng, vận dụng cao. Rõ ràng, để đảm bảo tính toàn diện trong việc kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng của mỗi chủ đề của môn học, hệ thống câu hỏi đi kèm cần phủ hết nội dung tương ứng. Đây là một nguyên tắc đặt ra tự nhiên đối với việc kiểm tra đánh giá nói chung, kiểm tra đánh giá bằng đề thi trắc nghiệm khách quan nói riêng.
Ngoài ra, khi xây dựng các câu hỏi kiểm tra chương, phần hay học kì, tùy yêu cầu, mục đích kiểm tra, các đề kiểm tra sử dụng các câu hỏi bài tập của hệ thống câu hỏi, bài tập kiểm tra phải lựa chọn được các câu hỏi phù hợp, phủ kín nội dung kiến thức của chủ đề kiểm tra tương ứng. Như vậy, câu
hỏi, bài tập kiểm tra mới bao quát hết được các phần kiến thức, kĩ năng cần đánh giá ở người học.
2.1.1.4. Đảm bảo tính khả thi trong điều kiện dạy học hiện nay
Dạy học môn Toán ở Tiểu học nói chung, môn Toán lớp 3 nói riêng cần phải được xem xét và đặt trong yêu cầu của quá trình dạy học môn Toán. Việc xây dựng và thực hiện các câu hỏi, bài tập trong kiểm tra đánh giá phải đảm bảo thực hiện mục tiêu hiệu quả nhưng không đi chếch cấu trúc nội dung, yêu cầu về mức độ kiến thức, kỹ năng cần đạt của HS, kế hoạch dạy học hiện hành. Đây là một trong những điều kiện cơ bản để có thể đảm bảo tính khả thi. Các câu hỏi, bài tập cần dự tính được các hoạt động của HS, dự tính kế hoạch sử dụng, dự tính tính vừa sức HS, dự tính đến khả năng sử dụng rộng rãi trong thực tiễn dạy học Toán 3. Ngoài ra, các câu hỏi cần mang tư tưởng, giá trị giáo dưỡng, giáo dục cao, có tiềm năng tạo nên sự thoải mái, tự tin cho người học, thuận lợi cho việc thực hiện. Đặc biệt, cần tính đến các điều kiện hỗ trợ về cơ sở vật chất và con người phục vụ cho thực hiện việc kiểm tra, đánh giá trong điều kiện các trường Tiểu học hiện nay. Đây cũng là một yêu cầu quan trọng để có thể đảm bảo được tính khả thi và tính hiệu quả trong dạy học.
2.1.1.5. Đảm bảo tính thực tiễn, liên môn
Việc biên soạn câu hỏi, bài tập mức độ vận dụng, vận dụng cao trong kiểm tra để đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 3 phải dựa trên thực tiễn dạy học Toán 3, phải phù hợp với đặc điểm, nội dung, yêu cầu của chương trình Toán 3 vừa có tác dụng nâng cao hiệu quả dạy học.
Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu về tính tích hợp, liên môn trong dạy học ở Tiểu học đòi hỏi được đề cao nhằm mang lại những tác động tổng hợp cho việ hình thành và phát triển các năng lực của người học. Bởi thế, hệ thống câu hỏi, bài tập cũng đòi hỏi những nội dung mang yếu tố thực tiễn, liên môn. Tính thực tiễn, liên môn trong các câu hỏi, bài tập kiểm tra vừa là
yêu cầu, nguyên tắc của việc xây dựng các câu hỏi, bài tập hiện nay, vừa là công cụ khảo sát khả năng, tốc độ phản ứng của học sinh trong việc kết nối kiến thức toán học tới các vấn đề của thực tiễn. Hơn nữa, việc đưa vào các câu hỏi liên quan tới các vấn đề thực tiễn từ nhiều lĩnh vực khác nhau cũng giúp giáo viên khảo sát được sở trường của học sinh sau khi trải nghiệm các lĩnh vực đó qua làm bài tập. Từ đó, có định hướng cho học sinh một cách khoa học, đúng đắn nhằm phát huy ở các em tối đa tiềm năng bản thân với lĩnh vực yêu thích.
2.1.1.6. Đảm bảo nâng dần độ khó trong hệ thống câu hỏi, bài tập mức độ vận dụng, vận dụng cao trong kiểm tra đánh giá
Các câu hỏi ở các mức độ vận dụng và vận dụng cao phải được nâng dần độ khó, nhằm kích thích tính tự học, sáng tạo tư duy của học sinh, đảm bảo tính phân loại học sinh. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang tham gia Chương trình đánh giá quốc tế học sinh PISA, việc đánh giá học sinh không chỉ thiên về đánh giá kiến thức thuần túy mà tập trung xem xét khả năng lập luận, truyền đạt ý tưởng một cách hiệu quả đối với các vấn đề của thực tiễn bằng việc sử dụng kiến thức môn học. Do đó, các câu hỏi, bài tập kiểm tra không chú trong việc kiểm tra khả năng ghi nhớ, tái hiện lại kiến thức của học sinh mà chú trọng việc vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá kiến thức, đề xuất vấn đề mới, giải quyết vấn đề mới trong tình huống một cách khoa học, sáng tạo. Ngoài ra, các câu hỏi, bài tập cần được nâng dần mức độ khó để có thể đánh giá các kĩ năng của học sinh đạt được theo các mức: bắt chước, thuần thục, sáng tạo.