Sử dụng trong kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng vận dụng toán học cho học sinh lớp 4 thông qua thiết kế và sử dụng các bài toán thực tiễn (Trang 72 - 79)

A. 2008 B 2009 C 2017 D

2.3.4. Sử dụng trong kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra, đánh giá là công đoạn cuối cùng và rất quan trọng trong quá trình giảng dạy và học tập. Căn cứ vào kết quả kiểm tra đánh giá, GV biết được hiệu quả phương pháp dạy học của mình để từ đó có kế hoạch điều chỉnh phương pháp dạy học, HS biết được kết quả học tập của mình từ đó điều chỉnh và tìm ra phương pháp học tập hợp lí.

Quy trình soạn thảo một đề kiểm tra định kì môn Toán:

Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu đề kiểm tra

Đề kiểm tra là phương tiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kỳ hay cả năm học.

Bước 2: Xác định mục tiêu cần kiểm tra, đánh giá

Để xác định nội dung đề kiểm tra, giáo viên cần liệt kê chi tiết các mục tiêu dạy học về kiến thức, kỹ năng, quá trình tư duy và thái độ, hình thành và phát triển các năng lực cá nhân.

Việc đánh giá năng lực dựa trên thang nhận thức của Bloom được phân chia thành các mức:

Đánh giá mức độ biết: được định nghĩa là sự nhớ, thuộc lòng, nhận biết

được và có thể tái hiện các dữ liệu, các sự việc đã biết hoặc đã học được trước đây. Điều đó có nghĩa là một người có thể nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các lí thuyết phức tạp, tái hiện trong trí nhớ những thông tin cần thiết. Đây là mức độ hành vi thấp nhất đạt được trong lĩnh vực nhận thức.

Đánh giá mức độ hiểu: được định nghĩa là khả năng nắm bắt được ý

nghĩa của tài liệu. Điều đó có thể thể hiện bằng việc chuyển tài liệu từ dạng này sang dạng khác (từ các ngôn từ sang số liệu,…), bằng cách giải thích tài liệu (giải nghĩa hoặc tóm tắt), mô tả theo ngôn từ của mình và bằng cách ước

lượng xu hướng tương lai (dự báo các hệ quả hoặc ảnh hưởng). Hành vi ở mức độ này cao hơn so với mức độ biết, và cũng bao gồm cả mức độ biết.

Đánh giá mức độ áp dụng: được định nghĩa là khả năng sử dụng các tài

liệu đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới. Điều đó có thể bao gồm việc áp dụng các quy tắc, phương pháp, khái niệm, nguyên lí, định luật và lí thuyết. Hành vi ở mức độ này cao hơn so với mức độ biết và hiểu trên đây, và cũng bao gồm cả các mức độ đó.

Đánh giá mức độ phân tích: được định nghĩa là khả năng phân chia

một tài liệu ra các thành phần của nó sao cho có thể hiểu được các cấu trúc tổ chức của nó. Điều đó có thể bao gồm việc chỉ ra đúng các bộ phận, phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận, và nhận biết được các nguyên lí tổ chức được bao hàm. Hành vi ở mức độ này cao hơn so với mức độ biết, hiểu và áp dụng, và cũng bao gồm cả các mức độ đó, vì nó đòi hỏi một sự thấu hiểu cả nội dung và hình thái cấu trúc tài liệu

Đánh giá mức độ tổng hợp: được định nghĩa là khả năng sắp xếp các

bộ phận lại với nhau để hình thành một tổng thể mới. Điều đó có thể bao gồm việc tạo ra một cuộc giao tiếp đơn nhất (chủ đề hoặc bài phát biểu), một kế hoạch hành động (dự án nghiên cứu), hoặc một mạng lưới các quan hệ trừu tượng (sơ đồ để phân lớp thông tin). Hành vi ở mức độ này cao hơn so với các mức độ hiểu biết, hiểu, áp dụng, phân tích, và cũng bao gồm cả các mức độ đó; nó nhấn mạnh các yếu tố sáng tạo, đặc biệt tập trung vào việc hình thành các mô hình hoặc cấu trúc mới.

Đánh giá khả năng đánh giá: là khả năng xác định giá trị của tài liệu,

phán quyết được về những tranh luận, bất đồng ý kiến (tuyên bố, tiểu thuyết, thơ, báo cáo nghiên cứu). Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí nhất định. Đó có thể là các tiêu chí bên trong (cách tổ chức) hoặc các tiêu chí bên ngoài (phù hợp với mục đích), và người đánh giá phải tự xác định hoặc được cung

cấp các tiêu chí. Hành vi ở mức độ này cao hơn so với tất cả các mức độ biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, và cũng bao gồm tất cả các mức độ đó.

Ngoài ra, các kĩ năng còn được phân ra thành các mức độ đánh giá: bắt chước, thuần thục, sáng tạo

Bước 3: Thiết lập ma trận đặc trưng

+ Ma trận đặc trưng là một bảng gồm hai chiều, một chiều là nội dung kiến thức chính cần kiểm tra, chiều còn lại là các mức độ nhận thức, kĩ năng, năng lực cần đạt của học sinh. Trong mỗi ô của ma trận là số lượng và hình thức của câu hỏi. Quyết định câu hỏi cho từng mục tiêu tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng của mục tiêu đó, thời gian làm bài và trọng số điểm quy định cho từng nội dung kiến thức, từng mức độ nhận thức.

+ Các bước thiết lập ma trận đặc trưng:

Xác định trọng số cho từng nội dung chính: trọng số này phụ thuộc vào tầm quan trọng của nội dung.

Xác định trọng số cho từng mức độ nhận thức: trọng số này phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng cần tập trung vào mức độ thông hiểu, vận dụng và khả năng bậc cao.

Xác định số lượng và hình thức câu hỏi.

Bước 4: Thiết kế câu hỏi theo ma trận đặc trưng

Căn cứ vào ma trận đặc trưng và các mục tiêu đã xác định, giáo viên thiết kế nội dung, hình thức, lĩnh vực kiến thức và mức độ nhận thức cần đo của học sinh qua từng câu hỏi.

Bước 5: Xây dựng đáp án và biểu điểm

Theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thang đánh giá gồm 11 bậc: 0, 1, 2,...,10 điểm tuỳ vào hình thức của để kiểm tra.

Biểu điểm đối với hình thức trắc nghiệm khách quan có hai cách: Cách 1: điểm tối đa toàn bài là 10 chia đều cho số câu hỏi.

Cách 2: mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, sai được 0 điểm quy về thang điểm 10 theo công thức:

ax

10

m

XX X

Trong đó: X : Số điểm đạt được của bài. Xmax : Tổng số điểm tối đa của đề . Phân phối tỉ lệ số câu, số điểm và các mức:

+ Xây dựng 10 câu hỏi trong đề kiểm tra gồm câu hỏi trắc nghiệm khách quan (khoảng 80% - tương ứng 8 câu) và câu hỏi tự luận (khoảng 20% - tương ứng 2 câu). Phân phối mỗi câu hỏi 1 điểm.

+ Căn cứ vào thời lượng, nội dung chương trình, phân phối tỉ lệ theo mạch kiến thức: Số học: khoảng 70% (7 câu); Đại lượng và đo đại lượng: khoảng 13% (1 câu); Hình học: khoảng 17% (2 câu); Giải toán có lời văn được tích hợp vào mạch số học chủ yếu ở mức 3 và mức 4.

+ Tỉ lệ các mức: Mức 1: khoảng 30% (3 câu); Mức 2: khoảng 30% (3 câu); Mức 3: khoảng 30% (3 câu); Mức 4: khoảng 10% (1 câu).

Ma trận nội dung kiểm tra môn Toán cuối học kì I lớp 3 Mạch kiến thức, kĩ năng Số câu, số

điểm Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng Số học:

 Ôn tập về đọc, viết, so sánh, cộng, trừ (có nhớ, không nhớ) các số có ba chữ số.

 Ôn tập bảng nhân và chia từ bảng 2 đến bảng 5. Học bảng nhân, chia từ bảng 6 đến bảng 9.

 Nhân, chia số có hai chữ số, ba chữ số (không nhớ, có nhớ) cho

Số câu 2 2 3 1 8

số có một chữ số.

 Tìm số chia chưa biết.

 Gấp, giảm một số đi nhiều lần.

 Tìm một trong các phần bằng nhau của một số. So sánh số lớn, số bé và ngược lại.

 Giải bài toán bằng hai phép tính.

 Biểu thức, tính giá trị của biểu thức.

Đại lượng và đo đại lượng:

 Biết xem đồng hồ và ghi được đại lượng thời gian tương ứng.

 Bảng đơn vị đo độ dài m, cm.

 Nắm được đơn vị đo khối lượng g, 1000g = 1kg.

 Áp dụng giải các bài toán về đại lượng và đo đại lượng.

Số câu 1 1

Số điểm 1 1

Yếu tố hình học:

 Góc vuông, góc không vuông.

 Hình vuông, hình chữ nhật. Chu vi hình chữ nhật, hình vuông. Số câu 1 1 Số điểm 1 1 Tổng Số câu 3 3 2 2 10 Số điểm 3 3 2 2 10

Ma trận câu hỏi đề kiểm tra môn Toán cuối năm lớp 3 Mạch kiến thức,kĩ năng Số câu, câu số, số điểm Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Số học Số câu 02 02 02 01 01 08 Câu số 1, 2 7,8 5,6 9 10 Số điểm 02 02 02 01 01 07

Đại lượng và đo đại lượng Số câu 01 01 Câu số 3 Số điểm 01 01 Yếu tố hình học Số câu 01 01 Câu số 4 Số điểm 01 02 Tổng Số câu 03 03 03 01 10 Số điểm 10đ % 30% 30% 30% 10% 100%

Kết luận chương 2

Nghiên cứu về việc thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập mức độ vận dụng, vận dụng cao trong kiểm tra đánh giá, chương 2 đã đạt được một số kết quả chính:

Xác định được các nguyên tắc xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập mức độ vận dụng, vận dụng cao để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong môn Toán lớp 3. Trong đó, ngoài những nguyên tắc căn cốt bám sát mục tiêu, nội dung dạy học, lý luận về vấn đề kiểm tra đánh giá, đề tài chú trọng nguyên tắc câu hỏi, bài tập đảm bảo tính liên môn, thực tiễn - một quan điểm đang được đề cao trong đề án đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay.

Xây dựng được hệ thống câu hỏi, bài tập theo các chương trong chương trình môn Toán lớp 3 đảm bảo các nguyên tắc đã xác định. Mỗi hệ thống câu hỏi, bài tập được xây dựng theo các chương đều được phân chia theo mức độ khó tăng dần và quy định số câu hỏi theo từng mức thống nhất ở tất cả các câu hỏi.

Đưa ra chỉ dẫn sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập mức độ vận dụng, vận dụng cao trong kiểm tra đánh giá theo mục đích khảo sát. Việc xây dựng các câu hỏi, bài tập theo chỉ dẫn đảm bảo được yêu cầu chung của kiểm tra đánh giá.

Kết quả định tính và lượng hóa từ việc kiểm tra đánh giá theo đề câu hỏi, bài tập mức độ vận dụng, vận dụng cao của học sinh được kết hợp cùng các hình thức đánh giá khác để xác định kết quả học tập cuối cùng về môn học.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng vận dụng toán học cho học sinh lớp 4 thông qua thiết kế và sử dụng các bài toán thực tiễn (Trang 72 - 79)