Phân tích định tính kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng vận dụng toán học cho học sinh lớp 4 thông qua thiết kế và sử dụng các bài toán thực tiễn (Trang 81 - 83)

- Bước đầu đánh giá hiệu quả của một số dạng câu hỏi,bài tập trong kiểm tra và đánh giá kết quả môn Toán cho học sinh lớp 3 qua đối chiếu kết

3.4.1. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm

Sau quá trình tiến hành TN, chúng tôi rút ra một số kết luận định tính: Chúng tôi tham khảo ý kiến của GV dạy TN, sử dụng phiếu thăm dò ý kiến HS (Phụ lục 2). Kết quả định tính được tổng hợp qua bảng sau:

Các tiêu chí đánh giá Trước TN Sau TN Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

1. HS Hiểu được ích lợi của học tập môn Toán

25 73,5 30 88,2

2. HS Thích học môn Toán 24 70,5 31 91,1

3. HS phản ứng nhanh trước các tình huống kiến thức của đầu bài

15 44,1 24 70,5

4.HS đặt và giải quyết các vấn đề theo yêu cầu bài toán bằng sử dụng kiến thức hợp lý

17 50,0 27 79,4

5. HS hứng thú khi giải các bài toán đặt ra liên quan tới các lĩnh vực thực tiễn

19 55,8 33 97,0

6. Thái độ làm bài nghiêm túc, trung thực 33 97,0 34 100 7. Trình bày bài kiểm tra rõ ràng, sạch sẽ 24 70,5 31 91,1 Qua quan sát, thăm dò ý kiến HS, chúng tôi nhận thấy:

+ Học sinh hứng thú khi tham gia làm bài kiểm tra với hệ thống câu hỏi, bài tập mức độ vận dụng, vận dụng cao theo Thông tư 22.

+ Học sinh làm bài một cách độc lập, tích cực, chủ động hơn, do đã được làm quen với các câu hỏi,bài tập mức độ vận dụng, vận dụng cao trong hệ thống câu hỏi, bài tập trước đó.

+ Học sinh phát huy được trí thông minh, sự nhanh nhạy khi làm trả lời câu hỏi, bài tập.

+ Học sinh đều nhận định kiểm tra đánh giá bằng hệ thống câu hỏi, bài tập mức độ vận dụng, vận dụng cao bao phủ được toàn bộ nội dung kiến thức của các bài học trong từng chương. Với hình thức kiểm tra bằng hệ thống các câu hỏi, bài tập mức độ vận dụng, vận dụng cao các em đều tập trung làm bài một cách chủ động, tích cực, sáng tạo.

Về phía GV: giáo viên nắm vai trò và vị trí quan trọng trong việc xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập mức độ vận dụng và vận dụng cao nhằm phát triển tư duy của học sinh, phát hiện và có kế hoạch bồi dưỡng đối với những học sinh có năng khiếu. Phần lớn các ý kiến chỉ ra rằng việc xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập mức độ vận dụng và vận dụng cao giúp học sinh học tập tốt hơn, nhận thức nhanh hơn và khắc sâu kiến thức hơn, phát huy tốt tính tích cực, tự giác của các em. Như vậy, nhận thức của giáo viên về việc xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập mức độ vận dụng và vận dụng cao là đúng đắn và giáo viên cũng đã khẳng định tầm quan trọng của việc đưa hệ thống câu hỏi, bài tập mức độ vận dụng và vận dụng cao vào trong các đề kiểm tra để rèn luyện tư duy, phát huy khả năng tư duy sáng tạo và giúp các em có kiến thức thực tiễn và được trải nghiệm thông qua các bài toán thực tế

Chúng tôi đã xin ý kiến của GV dạy TN về chất lượng hệ thống câu hỏi, bài tập mức độ vận dụng, vận dụng cao trong TN, sự tích cực học tập của HS trong quá trình học tập và khả năng có thể tiến hành thực hiện các câu hỏi, bài tập ở mức độ vận dụng và vận dụng cao đã xây dựng trong đề tài. Mặt khác, giảm một phần áp lực cho giáo viên, tổ trưởng, tổ phó phụ trách việc xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập mức độ vận dụng, vận dụng cao trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 3 theo Thông tư 22.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng vận dụng toán học cho học sinh lớp 4 thông qua thiết kế và sử dụng các bài toán thực tiễn (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)