Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng vận dụng toán học cho học sinh lớp 4 thông qua thiết kế và sử dụng các bài toán thực tiễn (Trang 83 - 88)

- Bước đầu đánh giá hiệu quả của một số dạng câu hỏi,bài tập trong kiểm tra và đánh giá kết quả môn Toán cho học sinh lớp 3 qua đối chiếu kết

3.4.2. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm

Sau khi dự giờ TN, chúng tôi tiến hành kiểm tra chất lượng của lớp TN và lớp ĐC theo hệ thống kiến thức bài dạy.

Kết quả kiểm tra cho thấy: số câu hỏi, bài tập hoàn thành tốt tăng lên. Điều này cho thấy, bước đầu vận dụng hình thức kiểm tra đánh giá bằng hệ thống câu hỏi, bài tập mức độ vận dụng, vận dụng cao đã đem lại hiệu quả nhất định cho cả phía giáo viên và học sinh.

Chúng tôi đánh giá hiệu quả giờ dạy căn cứ mức độ HS đã làm trong bài kiểm tra. Đánh giá bài làm của HS theo xếp loại hoàn thành bài tập. Phân loại điểm theo 3 mức: Hoàn thành tốt; Hoàn thành; Chưa hoàn thành.

Bảng so sánh kết quả thực nghiệm và đối chứng

Lớp Số bài kiểm tra

Xếp loại

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 3A 34 13 38,2 18 52,9 3 8,9 3B 30 11 36,6 14 46,6 5 16,8 0 10 20 30 40 50 60 HTT HT CHT TN ĐC

Biểu đồ so sánh kết quả thực nghiệm và đối chứng

Nhận xét: Qua bảng so sánh kết quả lớp TN và lớp ĐC, chất lượng kiểm tra TN môn Toán lớp 3 tăng lên. Tỉ lệ HS có bài hoàn thành tốt ở hệ thống TN cao. Nếu GV sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập mức độ vận dụng, vận dụng cao từ hệ thống câu hỏi, bài tập đã được thiết kế trong quá trình kiểm tra, đánh giá thường xuyên hơn nữa thì chắc chắc kết quả nhận được sẽ

còn tăng lên nhiều hơn nữa. Đây là một căn cứ để chứng minh tính khả thi của việc sử dụng hệ thống câu hỏi bài tập mức độ vận dụng, vận dụng cao trong quá trình kiểm tra, đánh giá môn Toán lớp 3 nói riêng và môn Toán ở Tiểu học nói chung.

Kết luận chương 3

Sau khi xác định mục đích, nội dung, cách thức tiến hành TN, chúng tôi tiến hành TN sư phạm tại lớp 3A của trường Tiểu học Kinh Kệ trong học kì 2 từ 2/3/2018 đến 20/4/2019 (năm học 2018 - 2019). Quá trình TN cho thấy:

+ Về mặt định tính: học sinh hứng thú khi tham gia thực hiện các câu hỏi, bài tập mức độ vận dụng, vận dụng cao đã được xây dựng theo Thông tư 22; học sinh làm bài một cách độc lập, tích cực, chủ động hơn; học sinh phát huy được trí thông minh, sự nhanh nhạy khi thực hiện các câu hỏi, bài tập; đặc biệt, học sinh có tốc độ phản ứng nhanh trước các tình huống kiến thức của đầu bài, đặt và giải quyết các vấn đề theo yêu cầu bài toán bằng sử dụng kiến thức hợp lý; hứng thú khi giải các bài toán đặt ra liên quan tới các lĩnh vực thực tiễn,.. Như vậy, sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập mức độ vận dụng, vận dụng cao theo Thông tư 22 nhằm để thiết lập ra kết quả học tập môn Toán chính là cơ sở quan trọng cho việc định hướng phát triển các năng lực, sở trường cá nhân của HS qua môn học này.

+ Về mặt định lượng: Qua so sánh, chất lượng kiểm tra đánh giá môn Toán lớp 3 tăng lên. Tỉ lệ HS có câu hỏi, bài tập hoàn thành tốt ở hệ thống TN cao.

Từ kết quả TN chúng tôi có thể khẳng định:

Hệ thống câu hỏi, bài tập mức độ vận dụng, vận dụng cao đã thiết kế trong khóa luận đảm bảo mục tiêu, chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán lớp 3; phù hợp với đặc điểm nhận thức, khả năng học tập của HS; đảm bảo tính phổ quát, liên môn, tích hợp theo yêu cầu của chương trình.

+ Hệ thống câu hỏi, bài tập mức độ vận dụng, vận dụng cao đã thiết kế trong khóa luận có thể thực hiện được trong quá trình DH môn Toán lớp 3. Thực hiện các câu hỏi, bài tập đã thiết kế giúp đánh giá học sinh một cách toàn diện về kiến thức, kĩ năng, năng lực qua môn Toán và làm kết quả học tập môn Toán của HS lớp 3 được nâng lên.

Vận dụng phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng hệ thống câu hỏi, bài tập trong môn Toán lớp 3 có tính khả thi và được GV Tiểu học nói chung và đặc biệt là GV và Ban giám hiệu nhà trường dạy TN rất ủng hộ. Nếu GV quan tâm tới việc xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập mức độ vận dụng, vận dụng cao và áp dụng phương pháp kiểm tra, đánh giá theo Thông tư 22 trong quá trình kiểm tra, đánh giá thường xuyên hơn nữa thì chắc chắn kết quả học tập của HS sẽ tiếp tục được nâng lên.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng vận dụng toán học cho học sinh lớp 4 thông qua thiết kế và sử dụng các bài toán thực tiễn (Trang 83 - 88)