Một số yêu cầu của việc đề xuất một số biện pháp phát huy tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo nhỡ( 4-5 tuổi) thông qua hoạt động vẽ theo đề tài.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát huy tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 5 tuổi) thông qua hoạt động vẽ theo đề tài (Trang 32 - 35)

HOẠT ĐỘNG VẼ THEO ĐỀ TÀ

2.2. Một số yêu cầu của việc đề xuất một số biện pháp phát huy tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo nhỡ( 4-5 tuổi) thông qua hoạt động vẽ theo đề tài.

tạo cho trẻ mẫu giáo nhỡ( 4-5 tuổi) thông qua hoạt động vẽ theo đề tài.

Hoạt động tạo hình và nghệ thuật tạo hình là môi trường, phương tiện để tiến hành công tác giáo dục và phát triển các mặt của nhân cách trẻ. Theo xu hướng đổi mới hoạt động tạo hình luôn luôn gắn với sự phát triển nhận thức, ngôn ngữ, hình thành các khả năng giao tiếp xã hội, đồng thời trên cơ sở đó phát triển thẩm mĩ.

Thông qua nghệ thuật giáo dục cho các em lòng ham thích, yêu mến cái đẹp, phát triển tình yêu nghệ thuật, mở ra trước mắt trẻ sự phong phú về màu sắc, muôn vẻ, những hình dạng vui vẻ, sống động của thế giới xung quanh. Các kinh nghiệm về ngôn ngữ nghệ thuật gắn bó chặt chẽ với sự hình thành kinh nghiệm hoạt động nghệ thuật. Ví dụ: khi giới thiệu cho trẻ nội dung một câu chuyện, bài thơ hay một bài hát... thì đó chính là động cơ thúc đẩy trẻ tiếp tục tích lũy kinh nghiệm trực quan, hình thành các biểu tưởng, ấn tượng, xây dựng

các hình tượng nghệ thuật theo sự tưởng tượng của riêng mình để dạy trẻ sự thể hiện của không gian hai chiều, ba chiều bằng ngôn ngữ nghệ thuật của mình. Bên cạnh đó tạo hình là phương tiện củng cố sự phát triển của ngôn ngữ nghệ thuật, đôi khi các nhà nghiên cứu xây dựng chương trình chỉ đạo về mặt hình thức chứ không nhìn thấy sự tác động qua lại giữa chúng với trẻ.

Hiện nay ở một số trường mầm non đã áp dụng hình thức tổ chức hoạt động mới, về căn bản vẫn sử dụng những nội dung trong chương trình nhưng đã được cấu trúc lại thành các chủ điểm. Ví dụ: có chủ điểm gia đình, chủ diểm trường mầm non, chủ điểm 8/3... Mỗi chủ điểm được triển khai qua nhiều lĩnh vực hoạt động.

Các hình thức tổ chức hoạt động của trẻ ở trường mầm non đã thiết kế và thực hiện tại các góc như: góc học tập, góc phân vai, góc thiên nhiên... diện tích, vị trí các góc là tùy thuộc vào điều kiện thực tiễn của lớp học và yêu cầu của giáo dục trẻ. Ví dụ: ở góc nghệ thuật tạo hình cần phải có các nguyên liệu chủ yếu như là màu nước, bút lông, bút nước, giấy màu, giấy trắng, hồ dán, khối que, vải vụn... Mục đích của góc hoạt động là qua việc sử dụng các nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm tạo hình, trẻ biểu hiện sự sáng tạo, khả năng tưởng tượng của bản thân, đồng thời góp phần hình thành kĩ năng phối hợp tay, mắt, kỹ năng vận động tinh tế cho trẻ.

Nhìn chung quá trình tạo hình ở trường mầm non nhằm mục đích phát huy năng lực nghệ thuật, phải đảm bảo sự phối hợp đồng bộ các quá trình sau:

Quá trình nhận biết - khám phá, nhận ra một số đối tượng mà trẻ làm quen, tự khám phá sáng tạo các hoạt động.

Quá trình thiết kế, sáng tạo - biểu cảm.

Quá trình đánh giá, thưởng thức - chia sẻ xúc cảm, tình cảm nghệ thuật. Để biến tạo hình thành một hoạt động nghệ thuật, các loại hình nghệ thuật cần được đa dạng hóa như: vẽ (bút dạ, bút chì, bút lông…), mở rộng phạm vi hoạt động trong không gian 3 chiều như nặn, sắp xếp các mô hình.

Một chương trình tạo hình với tư cách là phương tiện giáo dục nghệ thuật phải đảm bảo sự cân bằng giữa các yếu tố:

Có yếu tố ôn luyện giúp trẻ nắm sâu các kiến thức hiểu biết, đa dạng hóa để mở rộng kinh nhgiệm cho trẻ.

Các yếu tố thí nghiệm, thử nghiệm và có những bước rèn kỹ năng, kỹ năng kiểm tra, đánh giá.

Có yếu tố nhận biết bằng tri giác, cảm xúc và kèm với nó là nhận thức bằng suy nghĩ, tư duy (cảm tính, lý tính).

Nội dung chương trình được xây dựng dựa trên sự tập hợp các vấn đề của giáo viên, các vấn đề của trẻ. Hiện nay đây là vấn đề của giáo dục tạo hình mầm non chỉ dựa trên sự tập hợp các vấn đề của giáo viên.

Yếu tố thẩm mĩ của nội dung chương trình kết hợp với nội dung giáo dục. Cân bằng giữa hoạt động cá nhân và hoạt động phối hợp trong tập thể, liên quan đến việc tổ chức các hình thức hoạt động.

Phối hợp sự cân bằng khả năng thể hiện trong không gian 2 chiều (sự liên kết hình tượng, phát triển khả năng tri giác, tư duy, tưởng tượng, các hình tượng trong đầu mang tính chất trí tuệ).

Cân bằng giữa hai yếu tố: Biểu lộ xúc cảm, tình cảm của mình đáp lại các biểu cảm và đánh giá nghệ thuật.

Phối hợp quá trình nhận biết - trải nghiệm - biểu cảm.

Phối hợp các kỹ năng sử dụng chất liệu, dụng cụ kích thước lớn, cân bằng nội dung chất liệu, dụng cụ nhỏ.

Đồng thời cân bằng giữa mục tiêu và cách thức tổ chức: Tập trung vào hoạt động tạo hình, nâng sự cảm nhận ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình lên mức cao hơn, tích hợp với các chương trình hoạt động khác trong toàn bộ chương trình giáo dục. Xuất phát từ nhận thức về thế giới tự nhiên - xã hội, con người là một tổng thể thống nhất. Trẻ được phát triển thông qua hoạt động, mà hoạt động cũng liên quan nhiều lĩnh vực, kĩ năng, vì thế cần cung cấp kiến thức và kinh nghiệm sống cho trẻ một cách cụ thể.

Yêu cầu mới trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình đòi hỏi tập trung phát triển khả năng mà còn là khả năng thích ứng trong mọi điều kiện khác nhau, tự tìm kiếm khám phá vấn đề và giải quyết vấn đề, đổi mới nội dung, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo quan điểm tích hợp giúp cho quá trình lĩnh hội ở trẻ diễn ra nhanh hơn, sâu sắc hơn, tiết kiệm được thời gian tạo điều kiện cho trẻ rèn luyện, vận dụng những hiểu biết mới vào nhiều hoàn cảnh và tình huống mới. Hơn nữa, nó giúp cho trẻ phát huy được tính độc lập chủ động, sáng tạo và tích cực trong hoạt động thực tiễn của mình.

Hoạt động tạo hình là một hoạt đông sáng tạo nghệ thuật, có thể nói trẻ em rất thích hoạt động tạo hình, hoạt động là để nhận thức thế giới, để thỏa mãn tính hiếu động, để biểu hiện tình cảm, ý nghĩa của mình đối với xung quanh và cũng là để làm được những cái gì đó mà mình mong muốn. Có lẽ không có một loại hình nghệ thuật nào mà kích thích được tính sáng tạo của trẻ nhiều bằng hoạt động tạo hình cụ thể đó là hoạt động vẽ theo đề tài. Do đó người lớn nên gợi ý, hướng dẫn, đặc biệt là khuyến khích ở trẻ tính sáng tạo, từ đó năng lực riêng biệt của mỗi cháu sẽ phát triển tạo ra những sản phẩm tạo hình độc đáo.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát huy tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 5 tuổi) thông qua hoạt động vẽ theo đề tài (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)