Các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát huy tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 5 tuổi) thông qua hoạt động vẽ theo đề tài (Trang 38 - 49)

HOẠT ĐỘNG VẼ THEO ĐỀ TÀ

2.3.2. Các biện pháp đề xuất

Chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo nhỡ( 4 - 5 tuổi ) thông qua hoạt động vẽ theo đề tài

2.3.2.1. Biện pháp 1: Sử dụng nhiều tranh mẫu đẹp, hấp dẫn cho trẻ.

* Mục đích:

Sử dụng nhiều tranh mẫu đẹp, hấp dẫn cho trẻ giúp trẻ được quan sát, được cảm nhận, để từ đó trẻ có thể liên tưởng và thấy được hình ảnh nổi bật của bức tranh. Qua đó trẻ có thể độc lập, chủ động xây dựng ý tưởng cho tranh vẽ của mình mà không cần có sự gợi ý của giáo viên hoặc từ những câu hỏi gợi mở của giáo viên trẻ hình dung được cách thể hiện bố cục tranh vẽ, phối hợp màu sắc sao cho hợp lý, biết cách thêm bớt hình ảnh tạo sự sáng tạo cho bức tranh.

* Ý nghĩa:

Sử dụng nhiều tranh mẫu đẹp, hấp dẫn làm tăng hứng thú của trẻ đối với bài tập để từ đó trẻ có thể liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo cho bức tranh của mình thêm sinh động, hấp dẫn hơn. Ngoài ra sử dụng nhiều tranh mẫu đẹp, hấp dẫn còn giúp trẻ thấy được cái đẹp, cảm nhận được cái đẹp từ đó cảm xúc thẩm mỹ của trẻ đã được bồi dưỡng và phát triển

* Cách tiến hành:

Trước khi tổ chức hướng dẫn hoạt động vẽ theo đề tài giáo viên cần căn cứ vào từng đề để lựa chọn và sử dụng tranh mẫu có thể là tranh ảnh nghệ thật, tranh dân gian, cỏ cây hoa lá….phù hợp với nội dung bài vẽ theo đề tài tạo cảm giác mới lạ, hấp dẫn, có nét độc đáo riêng tạo điều kiện cho trẻ tri giác các đối tượng giúp trẻ cảm nhận ra sự phong phú về cái đẹp không chỉ ở chất liệu, hình dáng mà còn về cách thể hiện

Tăng cường cho trẻ tiếp xúc, quan sát và ghi nhớ đối tượng miêu tả trong môi trường tự nhiên như tham quan vườn bách thú, vườn cây, tham quan đường phố, công viên, vườn hoa cây cảnh…cô cần chú trọng tới lời nói sinh động, tính hình tượng của cô để giúp trẻ hình dung và dễ ghi nhớ. Lời nói sinh động của cô giúp trẻ cảm thụ vẻ đẹp phong phú đa dạng đầy hấp dẫn của đối tượng quan sát, chắp cánh cho trí tưởng tượng của trẻ.

* Điều kiện vận dụng

Giáo viên phải linh hoạt trong việc lựa chọn tranh mẫu sao cho phù hợp với nội dung và khả năng của trẻ. Các tranh mẫu phải đẹp về hình thức, màu sắc, cấu tạo và có bố cục cân đối.

2.3.2.2. Biện pháp 2: Tạo hứng thú bằng một số thủ thuật (bài hát, câu đố, truyện kể…)

* Mục đích

Tạo hứng thú, lòng say mê, sự ham thích và tình yêu đối với nghệ thuật tạo hình. Bên cạnh đó cô cần giáo dục trẻ cách nhìn, cách nghĩ và cảm thụ sao cho trẻ tự lĩnh hội và thấy hứng thú, hình thành ở trẻ lòng ham muốn được tạo nên cái đẹp.

* Ý nghĩa:

Nghệ thuật là một dạng hoạt động chịu sự chi phối rất nhiều của xúc cảm - tình cảm cá nhân. Con người không thể có sự sáng tạo nghệ thuật nếu như không có tình yêu - niềm đam mê lớn với nghệ thuật, vì vậy đây là một biện pháp cần thiết đối với việc phát huy khả năng sáng tạo của trẻ.

Kỹ năng thực hành của trẻ chỉ có được khi có sự kích thích của hứng thú, các kỹ năng tạo hình, thường được trẻ thao tác nhờ có cảm xúc tích cực như: khả năng sử dụng màu sắc để phán ánh cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên hay một đối tượng, sự vật nào đó. Vì vậy, cần rèn luyện các kỹ năng cho trẻ, giúp cho trẻ có sự tự do, linh hoạt trong hoạt động để từ đó xuất hiện hứng thú tiếp theo, đồng thời kích thích trẻ hoạt động để tích lũy kiến thức.

Kỹ năng trong hoạt động tạo hình được coi là phương tiện giúp trẻ biểu hiện những tình cảm, mong muốn của mình. Bởi vậy nhiệm vụ bồi dưỡng cảm xúc, rèn luyện kỹ năng thể hiện và khơi gợi hứng thú, sự ham thích hoạt động tạo hình là vô cùng quan trọng. Điều đó cho thấy người giáo viên phải có trách nhiệm, sự cố gắng trau dồi, rèn luyện kỹ năng, thái độ và hứng thú, cảm xúc - tình cảm của chính bản thân mình đối với hoạt động tạo hình: lòng yêu nghề, mến trẻ, tin tưởng vào khả năng của trẻ để có sự động viên, bồi dưỡng đúng lúc và kịp thời.

Ở mỗi sản phẩm tạo hình, trẻ có cách nghĩ và cách hiểu, cách cảm thụ riêng, mỗi sự vật hiện tượng đều có vẻ đẹp riêng, độc đáo phù hợp với từng lứa tuổi.

Tránh tình trạng gò ép trẻ dập khuôn theo mẫu một cách đúng đắn, chính như vậy khiến trẻ làm theo như một cái máy, tiếp nhận kiến thức chung chung khó nhớ, không thể hiện được mình, gây cho trẻ cảm giác căng thẳng, mất hào hứng, chán nản và không có niềm tin vào bản thân. Như vậy, không những kìm hãm sự phát huy trí tưởng tượng sáng tạo mà còn làm mất đi năng khiếu của trẻ. Vấn đề này đòi hỏi giáo viên phải hiểu trẻ, luôn quan tâm giúp đỡ, khơi dậy ở trẻ lòng yêu nghệ thuật, hứng thú sáng tạo. Điều đó rất cần thiết cho sự phát triển nhân cách của trẻ sau này.

* Cách tiến hành:

Bằng biện pháp khéo léo, giáo viên kích thích tính hiếu kỳ, tò mò của trẻ qua câu chuyện, lời kể, những câu hỏi có liên quan đến nội dung bài tạo hình. Sử dụng các bài thơ, câu đố, bài hát, trò chơi liên quan đến đối tượng để tập trung sự chú ý của trẻ, trẻ 4 - 5 tuổi khả năng chú ý và ghi nhớ đã hoàn thiện hơn, sự tập trung chú ý của trẻ có hiệu quả hơn.

Sử dụng những câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, có hình tượng và dí dỏm cùng với điệu bộ cử chỉ, nét mặt trong khi hướng dẫn trẻ vẽ nhằm gây cảm xúc và khơi dậy lòng ham thích hoạt động tạo hình cho trẻ để khi hoạt động trẻ thấy tự tin như mình là người nghệ sĩ đang tạo ra những tác phẩm nghệ thuật.

Khi cung cấp biểu tượng, giáo viên giúp trẻ phân tích, so sánh, tổng hợp để tìm ra những điểm chung, điểm riêng của sự vật hiện tượng. Giáo dục trẻ cách nhìn, cách nghĩ và cách cảm thụ sao cho trẻ tự lĩnh hội và thấy ham thích vì trẻ dựa vào hiểu biết của mình: Tự tiếp thu, tự tìm hiểu và phát hiện ra những điều lý thú, mới lạ.

Như vậy, giáo viên phải luôn kích thích, gợi mở, tạo điều kiện cho trẻ tích cực hoạt động, khi trẻ thấy thích thú say mê thì chất lượng tác phẩm nghệ thuật của trẻ được nâng cao và khả năng sáng tạo sáng tạo phát triển tốt hơn.

* Điều kiện vận dụng:

Cần tiến hành giáo dục trẻ trên cơ sở yêu cầu về mặt giáo dục thẩm mĩ. Giáo viên phải linh hoạt khi sử dụng các biện pháp để đảm bảo cho trẻ được thoải mái, tự nhiên để trẻ tích cực tham gia hoạt động.

Phải tế nhị khi nhận xét và sửa lỗi sai cho trẻ, tránh nói những lời xúc phạm trẻ. Việc sửa sai cũng cần dựa trên đặc điểm lứa tuổi của trẻ.

2.3.2.3. Biện pháp 3:Tổ chức cho trẻ quan sát tạo cảm xúc, hứng thú cho trẻ ghi nhớ, tích luỹ làm giàu vốn biểu tượng về thế giới xung quanh.

* Mục đích:

Tổ chức cho trẻ quan sát, tạo cảm xúc, hứng thú cho trẻ ghi nhớ làm giàu vốn cảm xúc, các ấn tượng, biểu tượng phong phú làm nền tảng cho sự phát huy những mầm mống sáng tạo ban đầu của khả năng sáng tạo.

* Ý nghĩa:

Biện pháp cho trẻ quan sát, tạo cảm xúc, hứng thú giúp trẻ em ghi nhớ, tích lũy, làm giàu vốn biểu tượng về thế giới xung quanh trong quá trình cảm nhận của cá nhân đối với đối tượng cần thể hiện đóng vai trò vô cùng quan trọng với chất lượng tạo hình. Trẻ cần được tiến hành đồng thời với việc tích lũy có hệ thống những biểu tượng đúng, rõ nét và phong phú. Tổ chức hướng dẫn trẻ tốt tránh trẻ thực hiện máy móc theo ý đồ của giáo viên mà thể hiện nét độc đáo của riêng mình.

Những bài thơ, câu truyện có nội dung hấp dẫn tạo tình huống bất ngờ giúp trẻ tăng thêm niềm tin say mê khiến cho bài tập càng trở nên hấp dẫn, trẻ sẽ tích cực thực hiện.

Những bài hát vui tươi, nhịp điệu vui vẻ, lời ca trong sáng giúp trẻ có khả năng rèn luyện tai nghe, phát huy năng lực cảm thụ cái đẹp, thực hiện bài tập có hiệu quả tốt.

Trò chơi giúp trẻ thực hiện bài tập một cách dễ dàng, nhẹ nhàng, thoải mái, chống lại sự mệt mỏi, chán nản, căng thẳng để đạt được hiệu quả cao.

Thi đua làm tăng hứng thú, kích thích sự sáng tạo của trẻ.

Tổ chức cho trẻ tiếp xúc với vật thật sinh động, hấp dẫn tạo cho trẻ hứng thú hình thành thói quen mỗi khi đứng trước một sự vật hay một hiện tượng, nhanh chóng phát hiện và ghi nhớ những đặc điểm nổi bật của chúng.

Trong phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo, việc yêu cầu trẻ quan sát, tích lũy vốn biểu tượng là rất cần thiết nhưng không có nghĩa là bắt trẻ phải miêu tả sao chép giống thật mà tổ chức cho trẻ quan sát có mục đích các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên và cuộc sống xung quanh. Các vật thật với sự đa dạng, muôn màu muôn vẻ cung cấp cho trẻ nội dung sinh động, kết hợp giữa việc quan sát với mô tả bằng từ ngữ có tính nghệ thuật và hoạt động của trẻ với sự vật sẽ kích thích các xúc cảm, tình cảm thẩm mĩ, giáo dục tình yêu với thiên nhiên - đất nước - con người, tạo đà cho phát triển sáng tạo.

* Cách tiến hành:

Trước khi tổ chức hướng dẫn hoạt động tạo hình giáo viên cần căn cứ vào từng bài để lựa chọn và sử dụng vật mẫu là các đối tượng nào (tranh, ảnh nghệ thuật, tranh dân gian, tượng gốm, cỏ cây hoa lá, đồ vật…) phù hợp với nội dung bài tạo hình tạo cảm giác mới lạ, hấp dẫn, có nét độc đáo riêng tạo diều kiện cho trẻ tri giác các đối tượng giúp trẻ nhận ra sự phong phú về cái đẹp không chỉ ở chất liệu, hình dáng mà còn về cách thể hiện.

Tăng cường tổ chức cho trẻ tiếp xúc quan sát và ghi nhớ đối tượng miêu tả trong môi trường tự nhiên như: tham quan vườn bách thú, vườn cây, tham quan

đường phố, công viên, vườn hoa cây cảnh, hiện tượng thiên nhiên (mây bay nắng, mưa...). Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc bằng nhiều giác quan một cách tự nhiên (nghe, nhìn, ngửi, sờ mó...), để tạo hứng thú, ghi nhớ, cảm nhận về đặc điểm nổi bật của từng đối tượng.

Cô chú trọng sử dụng lời nói sinh động giàu hình ảnh khi hướng dẫn trẻ tiếp xúc đối tượng miêu tả trong môi trường gần gũi xung quanh, cô cần dùng lời nói sinh động, giàu tính hình tượng để giúp trẻ hình dung và dễ ghi nhớ. Lời nói sinh động của cô giúp trẻ cảm thụ vẻ đẹp phong phú đa dạng đầy hấp dẫn của đối tượng quan sát, chắp cánh cho trí tưởng tượng của trẻ.

Dùng hệ thống câu hỏi kích thích tư duy của trẻ trong hoạt động, miêu tả đối tượng bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc của trẻ, giúp trẻ gợi sự hồi tưởng - suy nghĩ, so sánh và trả lời, cần khuyến khích sáng tạo bằng cách đặt các câu hỏi khi trẻ đang hoạt động. Tạo điều kiện cho trẻ tự do hoạt động, vận động tích cực với đối tượng sẽ giúp trẻ khám phá, ghi nhớ các mối quan hệ lẫn nhau giữa đối tượng đầy đủ hơn, chính xác hơn.

* Điều kiện vận dụng:

Giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ, sưu tầm những câu truyện, bài hát, đồng dao, câu đố... để vận dụng vào việc tạo hình huống hấp dẫn và duy trì hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt động.

Giáo viên phải linh hoạt trong việc lựa chọn hình thức gây hứng thú cho trẻ đối với bài tập tạo hình sao cho phù hợp với nội dung và khả năng của trẻ.

Giáo viên phải tôn trọng sở thích cá nhân của trẻ, tạo điều kiện để trẻ được tự do hoạt động trong khi chơi, động viên trẻ tự mình giải quyết nhiệm vụ chơi.

Khi tổ chức cho trẻ chơi giáo viên cần bao quát, nắm bắt được nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ. Giáo viên là người hướng dẫn, điều khiển quá trình chơi của trẻ, vừa phải hòa nhập vào trò chơi như một người bạn của trẻ để kịp thời tạo ra các tình huống hấp dẫn, kích thích trẻ tích cực tham gia hoạt động

2.3.2.4. Biện pháp 4:Gợi ý, hướng dẫn cho trẻ thực hiện một cách sáng tạo

* Mục đích:

Khi giáo viên gợi ý và kết hợp với việc hướng dẫn rõ ràng, dễ hiểu sẽ giúp trẻ nhận thức hoạt động một cách đúng đắn về bài tập tạo hình của mình, từ đó trẻ thực hiện một cách khéo léo và sáng tạo nhất.

* Ý nghĩa:

Giúp trẻ hiểu được cách thức thực hiện và nội dung của hoạt động, từ đó trẻ định hướng được cách thực hiện bài tập của mình. Trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ, giáo viên phải gợi ý, hướng dẫn trẻ một cách rõ ràng, dễ hiểu tạo điều kiện giúp trẻ nắm được các bước cần thực hiện, cũng như sự khéo léo của đôi bàn tay nhằm kích thích trẻ thực hiện tích cực, sáng tạo.

* Cách tiến hành:

Quá trình thực hiện hoạt động gợi ý, hướng dẫn cho trẻ thực hiện là một quá trình quan trọng . Vì vậy giáo viên gợi ý, hướng dẫn trẻ phải rõ ràng, chính xác để trẻ có thể thực hiện một cách sáng tạo.

Khi giới thiệu đề tài tạo hình, nhiệm vụ đặt ra với đề tài này là giáo viên cần gợi ý và hướng dẫn trẻ một cách rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, chính xác với lượng vừa phải.

Trong quá trình gợi ý, hướng dẫn thì mọi hành động của giáo viên phải chính xác, sinh động, đẹp và tự tin khơi gợi những xúc cảm tích cực ở trẻ. Khi gợi ý, hướng dẫn hoạt động giáo viên cần kết hợp giải thích một cách rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn để trẻ nắm được các động tác cần thực hiện mà không gây nhàm chán.

Vị trí đứng của giáo viên khi gợi ý, hướng dẫn trẻ cũng rất quan trọng đối với việc lĩnh hội quy tắc, nội dung cũng như cách thực hiện của trẻ. Giáo viên cần lựa chọn vị trí đứng sao cho tất cả trẻ đều quan sát được cô hướng dẫn trước khi cho trẻ tham gia thực hiện.

Tùy thuộc vào đề tài mới hay cũ, đơn giản hay phức tạp mà giáo viên có thể gợi ý, hướng dẫn 1,2 hay 3 lần.

Đối với đề tài mới, sau khi tạo hứng thú cho trẻ bằng nhiều hình thức khác nhau như: kể chuyện, đọc thơ, câu đố hay sử dụng trò chơi thì giáo viên gợi ý, hướng dẫn lần 1 để trẻ hình dung ra cách thực hiện. sau đó giáo viên gợi ý, hướng dẫn lần thứ 2 kết hợp giải thích để củng cố hiểu biết của trẻ, giúp trẻ nắm được nội dung thực hiện, thứ tự thực hiện và phối hợp các động tác với nhau. Sau đó giáo viên gọi một vài trẻ lên thực hiện rồi cho những trẻ còn lại nhận xét xem bạn thực hiện như thế đã được hay chưa, giáo viên sẽ là người tổng hợp ý kiến nhận xét và phân tích, sửa cho trẻ rồi mới cho trẻ thực hiện. Trong khi trẻ thực hiện giáo viên cần quan sát, kiểm tra tư thế, cách cầm bút, cách ngồi vẽ, cách vẽ để sửa sai, góp ý kiến để trẻ tạo ra sản phẩm hài hòa sinh động, sáng tạo hơn.

Đối với đề tài trẻ đã được thực hiện nhiều lần, giáo viên cho trẻ nhắc lại cách thức thể hiện, sau đó giáo viên nhắc lại ngắn gọn nhưng nâng cao yêu cầu

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát huy tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 5 tuổi) thông qua hoạt động vẽ theo đề tài (Trang 38 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)