Kết quả đo đầu trước thử nghiệm của 2 nhóm thử nghiệm và đối chứng.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát huy tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 5 tuổi) thông qua hoạt động vẽ theo đề tài (Trang 56 - 60)

CHƯƠNG 3 THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM

3.5.1. Kết quả đo đầu trước thử nghiệm của 2 nhóm thử nghiệm và đối chứng.

Kết quả đo đầu theo 3 tiêu chí đã nêu trên về phát huy tính sáng tạo và hứng thú của trẻ

Nhìn vào bảng 10 ta thấy số liệu của 3 bài tập vẽ theo đề tài chúng tôi tiến hành đo đầu trước thử nghiệm của 2 nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng trường Mầm non Văn Lung – Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ.

Về hứng thú của trẻ khi tham gia vẽ theo đề tài

Nhìn vào bảng 10 ta thấy: Hứng thú của trẻ khi tham gia các bài tập vẽ theo đề tài ở 2 nhóm đều cao. Tuy nhiên nhóm thử nghiệm có phần trội hơn nhưng độ chênh lệch không đáng kể.

37 27 27 45 55 18 18 0 10 20 30 40 50 60 MĐ1 MĐ2 MĐ3 Mức độ Nhóm thử nghiệm Nhóm đối chứng

Biểu đồ 1: Sự hứng thú và tính sáng tạo khi tham gia hoạt động vẽ theo đề tài

Biểu đồ 1 cho ta thấy: Trẻ duy trì được hứng thú và sáng tạo tham gia trong khi thực hiện bài tập vẽ theo đề tài chiếm 37% ở nhóm thử nghiệm, 27% ở nhóm đối chứng. Trẻ độc lập tìm kiếm nội dung miêu tả, xây dựng ý tưởng tạo hình cho riêng mình và có hứng thú ổn định, kéo dài trong quá trình thể hiện

Trẻ ở mức độ 2: Một số trẻ hứng thú, sáng tạo khi tham gia hoạt động vẽ theo đề tài nhưng không bền, nhóm thử nghiệm chiếm 45%, nhóm đối chứng chiếm 55%. Nguyên nhân này là do trẻ mệt mỏi, hoặc do trò bài tập không còn hứng thú với trẻ nữa.

Trẻ ở mức độ 3: Không sáng tạo và hứng thú của trẻ ở nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng bằng nhau chiếm 18%. Kết quả này tuy không lớn song vẫn tồn tại, cần được quan tâm, nguyên nhân chính là do phương pháp tổ chức của cô giáo chưa sáng tạo, chưa thu hút được trẻ.

28 26 57 59 57 59 15 15 0 10 20 30 40 50 60 MĐ1 MĐ2 MĐ3 Mức độ Nhóm thử nghiệm Nhóm đối chứng

Biểu đồ 2: Rèn luyện tính sáng tạo cho trẻ

Nhìn vào biểu đồ 2 ta thấy: Trẻ ở nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng: Mức độ 1: Rèn luyện tính sáng tạo cho trẻ thông qua hoạt động vẽ theo đề tài trẻ hứng thú, say sưa. Trẻ có tính sáng tạo khi biết thêm, bớt một số hình ảnh mới mẻ, độc đáo chiếm 28% nhóm thử nghiệm, 26% nhóm đối chứng.

Mức độ 2: Trẻ ít sáng tạo khi tham gia hoạt động vẽ theo đề tài, trẻ thực hiện bài tập với cường độ vừa phải, chưa khéo khi thực hiện các thao tác vẽ đạt cao hơn, của trẻ ở nhóm thử nghiệm là 57%, nhóm đối chứng là 59%

Mức độ 3: trẻ không sáng tạo, chậm chạp, không khéo léo trong khi thực hiện vẽ theo đề tài, trẻ khó khăn trong việc thực hiện các thao tác, chiếm 15% nhóm thử nghiệm và 15% nhóm đối chứng.

Nhìn chung mức độ chênh lệch ở cả 2 nhóm thử nghiệm và đối chứng là không đáng kể

30 25 25 58 60 12 15 0 10 20 30 40 50 60 MĐ1 MĐ2 MĐ3 Mức độ Nhóm thử nghiệm Nhóm đối chứng

Biểu đồ 3: Thái độ của trẻ khi tham gia hoạt động vẽ theo đề tài

Nhìn vào biểu đồ 3 ta thấy thái độ của trẻ khi tham gia hoạt động vẽ theo đề tài:

Mức độ 1: Trẻ tham gia tích cực, có ý thức đối với bài tập, hoàn thành tranh vẽ ở mức độ cao chiếm 30% nhóm thử nghiệm, 25% nhóm đối chứng

Mức độ 2: Trẻ ít tích cực, hời hợt với bài vẽ của mình, còn phụ thuộc vào tranh mẫu chưa sáng tạo chiếm tỷ lệ 58% nhóm thử nghiệm, 60% nhóm đối chứng.

Mức độ 3: Thái độ của trẻ khi tham gia vẽ theo đề tài không nhiệt tình, ý thức tự giác chưa cao, trẻ không hoàn thành tranh vẽ của mình chiếm tỷ lệ 12% nhóm thử nghiệm, 15% nhóm đối chứng.

Từ những tỷ lệ mà trẻ đã thực hiện ở trên ta có thể kết luận: thái độ của trẻ khi tham gia hoạt động vẽ theo đề tài ở nhóm thử nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng.

Tóm lại: kết quả đo đầu nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng được đánh

giá qua 3 tiêu chí xét về mặt bằng chung thì cả 2 nhóm thử nghiệm và đối chứng có sự tương đồng. Cả 2 nhóm đều đạt ở mức độ trung bình vì độ chênh lệch là không đáng kể.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát huy tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 5 tuổi) thông qua hoạt động vẽ theo đề tài (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)