Xuất phát từ những kết quả thu được qua quá trình nghiên cứu của đề tài, chúng tôi có một số kiến nghị sư phạm như sau:
2.1. Cần quan tâm, bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên những kiến thức cơ sở cũng như các phương pháp, biện pháp tổ chức, hướng dẫn hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động vẽ theo đề tài nói riêng.
2.2. Thường xuyên tổ chức kiến tập, dự giờ, tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên dạy giỏi, tổ chuyên môn. Mỗi giáo viên cần tự trau rồi tri thức, kỹ năng tổ chức hoạt động cho trẻ.
2.3. Lên kế hoạch cụ thể, hợp lý cho chương trình tạo hình trong đó có sự phối kết hợp hoạt động vẽ với các hoạt động: xé dán, nặn, chắp ghép. Các hoạt động này có nội dung phong phú, phù hợp với chủ điểm giáo dục và khả năng thực
hiện của trẻ. Bên cạnh đó hoạt động vẽ theo đề tài cần có sự kết hợp đồng bộ theo quan điểm tích hợp với các hoạt động khác: Làm quen với văn học, làm quen với môi trường xung quanh…Sử dụng các phương pháp và biện pháp sao cho thật linh hoạt và mềm dẻo giúp trẻ thực hiện hoạt động vẽ theo đề tài một cách linh hoạt và tích cực, phát huy khả năng sáng tạo của trẻ.
2.4. Có sự đầu tư thích đáng về đồ dùng, vật liệu cho hoạt động tạo hình nói chúng và hoạt động vẽ theo đề tài nói riêng. Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp. Thường xuyên tổ chức các hội thi nhằm khuyến khích trẻ tích cực bộc lộ tài năng của mình.
2.5. Động viên kịp thời những sáng kiến kinh nghiệm có tính ứng dụng cao trong hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ, tạo động lực cho giáo viên phát huy tiềm năng của mình, toàn tâm, toàn ý với công việc.
2.6. Cần có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình để thống nhất nội dung, phương pháp, biện pháp phát huy tính sáng tạo cho trẻ làm cho giáo dục trở nên thống nhất. Nhờ đó sẽ giảm bớt được khó khăn của giáo viên trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, góp phần nâng cao chất lượng phát huy tính sáng tạo cho trẻ thông qua hoạt động vẽ theo đề tài ở trường mầm non.