7 chiều dài Tìm diện tích của mảnh bìa đó, biết rằng chiều dài hơn chiều rộng cm.
2.3.1. Sử dụng hệ thống bàitập cho từng học sinh căn cứ vào mức độ nhận thức của người học
thức của người học
Kỹ năng giải toán của HS được thể hiện qua các năng lực: Tiếp thu kiến thức, suy luận lôgic, diễn đạt, kiểm chứng và năng lực thực hành. Trong quá trìnhdạy học toán, người GV cần làm cho HS phát triển các kỹ năng đồng bộ và bổ sung cho nhau. Thông qua các bài tập có thể rèn luyện cho HS các năng lực nói trên. Tuy nhiên việc rèn luyện kỹ năng giải toán cho HS có năng khiếu là việc làm khó khăn, song nếu GV kiên trì và biết tận dụngtrong mọi khâu, mọi cơ hội của quá trình dạy học thì sẽ từng bước có thể rèn luyện cho HS có các kỹ năng giải toán vững chắc.
Trước hết ra phải thấy rằng hệ thống bài tập trong SGK toán Tiểu học đã được biên soạn khá đầy đủ và công phu. GV cần yêu cầu HS làm hết các
1,5 + 3,71 + 0,5 + 0,29 12 8,7 - 3,6 + 0,3 - 2,4 10 5,6 + 7,3 + 1,4 - 2,3 6 13,14 - 2,3 + 3,86 - 4,7 3 23,15 15% của 178 25% của 92,6 1,54 8% của 19 26,7 118% của 3,5 4,13
bài tập theo chuẩn kiến thức kỹ năng và nắm được nội dung kiến thức, phương pháp và kỹ năng chứa đựng trong mỗi bài tập. Đồng thời đối với học sinh có năng khiếu thì việc rèn luyện kỹ năng giải toán, nâng cao năng lực tư duy, khả năng sáng tạo cho HS, GV cần phải căn cứ vào từng loại tiết học và trình độ của học sinh. Bên cạnh đó, GV cần cân nhắc số lượng các bài tập sử dụng trên lớp, quan hệ giữa các bài tập trong sách giáo khoa và bài tập của hệ thống. Trên cơ sở đó lựa chọn và giải các bài tập trong hệ thống đã được thiết kế.
Để củng cố vững chắc kiến thức, rèn kỹ năng ngoài việc nắm vững các kiến thức cơ bản GV cần tạo mọi điều kiện để HS đào sâu, mở rộng kiến thức liên quan tới bài học trong các tiết bồi dưỡng cho HS có năng khiếu toán.