Phân tích định tính kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập về số thập phân nhằm bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán ở tiểu học (Trang 68 - 69)

7 chiều dài Tìm diện tích của mảnh bìa đó, biết rằng chiều dài hơn chiều rộng cm.

3.6.1. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm

Sau quá trình tiến hành TN, chúng tôi rút ra một số kết luận định tính: Chúng tôi tham khảo ý kiến của giáo viên dạy thực nghiệm, sử dụng phiếu thăm dò ý kiến học sinh. Kết quả định tính được tổng hợp qua bảng sau:

Bảng 3.1. Bảng định tính kết quả thực nghiệm

Tiêu chí đánh giá Trước TN Sau TN

SL Tỉ lệ(%) SL Tỉ lệ(%)

1.Thích học môn toán 18 60 25 83,33

2. Khả năng sử dụng tốt bài tập về số thập

phân trong giải toán 15 50 26 86,67

3. Mức độ tự tin khi gặp bài toán khó 8 26,67 16 53,33 4. Tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong

giải toán 9 30 15 50

5. Khả năng phát hiện kiến thức cần vận

dụng để giải quyết vấn đề thực tiễn 12 40 18 60 - Qua quan sát, thăm dò ý kiến học sinh chúng tôi nhận thấy:

+ Học sinh hứng thú khi tham gia làm bài kiểm tra có các bài tập về số thập phân mà chúng tôi đã xây dựng.

+ Học sinh làm bài một cách tích cực, chủ động, độc lập hơn, hạn chế tối đa tình trạng trao đổi bài trong giờ kiểm tra.

- Về phía giáo viên:

+ Chúng tôi đã xin ý kiến của giáo viên dạy TN về chất lượng kế hoạch bài hoạch TN, mức độ hứng thú của học sinh trong giờ dạy TN, khả năng làm các bài toán của học sinh giờ dạy học thực nghiệm.

+ Qua việc thăm dò này GV cũng thấy tính khả thi khi sử dụng hệ thống bài tập về số thập phân này phù hợp với mục tiêu dạy học, nội dung dạy học,trình độ nhận thức học sinh, khả năng tiếp thu của học sinh.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập về số thập phân nhằm bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán ở tiểu học (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)