7 chiều dài Tìm diện tích của mảnh bìa đó, biết rằng chiều dài hơn chiều rộng cm.
3.7. Kết quả kiểm tra đầura
Sau khi kiểm tra đầu vào, đối với nhóm TN được lồng ghép sử dụng một số dạng bài tập thuộc hệ thống đã xây dựng trong quá trình học trên lớp hoặc trong các tiết dạy học buổi chiều tương ứng với nội dung kiến thức học trong chương trình chuẩn do Bộ Giáo dục ban hành. Đặc biệt được GV đào sâu, mở rộng kiến thức trong các tiết bồi dưỡng HS có năng khiếu Toán. Còn đối với lớp đối chứng học và làm bài tập theo chuẩn kiến thức, kỹ năng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Chúng tôi đã thu được kết quả sau:
Bảng 3.3. Bảng kết quả kiểm tra đầura
Nhóm
Số học sinh
Xếp loại
Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
SL Tỉ lệ(%) SL Tỉ lệ(%) SL Tỉ lệ(%) Thực
nghiệm(5A) 30 10 33,3 19 63,3 1 3,4
Đối chứng
(5C) 30 6 20 20 66,6 4 13,4
Biểu đồ 3.2. Kết quả kiểm tra đầura của 2 nhómTN và ĐC
0 10 20 30 40 50 60 70
Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
Thực nghiệm Đối chứng
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ biểu thị kết quả kiểm tra đầu ra ta thấy ở nhóm thực nghiệm, sau khi sử dụng hệ thống bài tập về số thập phân nhằm bồi dưỡng cho học sinh có năng khiếu toán trong 2 tháng, chúng tôi nhận thấy mức điểm hoàn thành tốt cao hơn so với trước khi sử dụng, tăng từ 20% lên 33,3% (tăng 13,3%), và mức điểm chưa hoàn thành đã giảm đi từ 10% xuống còn 3,4% (giảm 6,6%). Có sự chênh lệch lớn và rõ rệt trước và sau khi thực nghiệm.
Ở nhóm đối chứng không sử dụng hệ thống bài tập về hệ thống bài tập về số thập phân thì một thời gian hợp lý mức điểm hoàn thành tốt chỉ tăng từ 16,7% lên 20% (cao hơn trước thực nghiệm 3,3%) và mức điểm chưa hoàn thành chỉ giảm đi từ 16,7% xuống 13,3% (giảm hơn trước thực nghiệm 3,4%). Ở đây không có sự chênh lệch nhiều trước và sau khi thực nghiệm.
Nhóm thực nghiệm có sự tăng rõ rệt về chất lượng học sinh so với nhóm đối chứng, cụ thể nhóm thực nghiệm mức điểm hoàn thành tốt tăng 13,3%, mức điểm chưa hoàn thành đã giảm 13,3% còn nhóm đối chứng chỉ tăng 3,3% và giảm 3,4%. Mức điểm hoàn thành ở cả hai nhóm có sự thay đổi không đáng kể.
Điều này cho thấy việc sử dụng hệ thống bài tập về số thập phân mà chúng tôi đã xây dựng có tác dụng rèn luyện kỹ năng, năng lực học toán cho học sinh góp phần bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Mục tiêu của thực nghiệm sư phạm là kiểm chứng tính khả thi của hệ thống bài tập về số thập phân đã xây dựng nhằm bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán ở tiểu học. Do điều kiện hạn chế do thời gian có hạn chúng tôi chỉ tiến hành thực nghiệm đối với 2 nhóm thuộc hai lớp: Trong đó bao gồm nhóm ở lớp thực nghiệm là 5A và nhóm ở lớp đối chứng là 5C tại trường tiểu học Phong Châu - thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ.
Kết quả kiếm tra đánh giá đầu vào, chúng tôi thấy trình độ HS của các nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng tương đối đồng đều.
Sau khi sử dụng hệ thống bài tập về số thập phân bồi dưỡng cho học sinh có năng khiếu toán trường tiểu học Phong Châu, đồng thời sử dụng các biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu trong quá trình thực nghiệm chúng tôi thấy kết quả học tập tăng lên đáng kể đối với nhóm thực nghiệm.
Tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt và chưa hoàn thành ở nhóm thực nghiệm có sự chênh lệch khá rõ nét. Ở nhóm đối chứng, tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt và chưa hoàn thành ở nhóm đối chứng thay đổi không đáng kể. Còn tỉ lệ học sinh hoàn thành ở cả hai nhóm thì hầu như không thay đổi.
Qua thực nghiệm sư phạm đã kiểm nghiệm được tính khả thi của việc sử dụng hệ thống bài tập về số thập phân nhằm bồi dưỡng cho học sinh có năng khiếu toán ở tiểu học. Đây cũng chính là cơ sở, là nền tảng để giúp HS tiểu học phát triển khả năng tư duy sáng tạo toán học, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học toán nói riêng và dạy học các môn học ở các cấp học nói chung.