7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý thu chi thỏa thuận
1.2.1. Kinh nghiệm một số địa phương
1.2.1.1. Kinh nghiệm của thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
Thực hiện sự chỉ đạo của BGDĐT và UBND tỉnh Yên Bái ban hàng công tác hƣớng dẫn thu chi ngoài NSNN, chấm dứt tình trạng lạm thu, lạm chi, mọi hoạt động xã hội hóa diễn ra có quy củ và xây dựng đƣợc uy tín của nhà trƣờng với CMHS, cộng đồng xã hội.
Ngoài hƣớng dẫn cụ thể các khoản đóng góp nhƣ: các khoản thu, chi theo quy định; các khoản thu của các tổ chức vận động thông qua nhà trƣờng; các khoản thu thỏa thuận; các khoản thu tự nguyện,… Sở GD&ĐT còn nêu rõ quy trình thực hiện các khoản thu cũng nhƣ quản lý thu, chi.
Trên địa bàn thành phố đã thực hiện chấn chỉnh tình trạng thu sai, chi sau, đặc biệt là khoản ngoài NS trƣờng học, các trƣờng theo quy định là không đƣợc phép thu khoản ngoài định mức quy định. Trên cơ sở đồng ý của phụ huynh, thỏa thuận của PHHS với nhà trƣờng, phê duyệt của cấp trên thì cơ quan quản lý mới ban hành định mức thu chi cho các trƣờng công lập. Các
trƣờng trên địa bàn đã thống nhất cơ chế, chính sách thực hiện, thực hiện theo chủ trƣơng cấp trên chỉ đạo và phê duyệt, dự trù kinh phí triển khai và lập kế hoạch thu chi rõ ràng, công khai.
Mỗi trƣờng công lập trên địa bàn thành phố phải thực hiện xây dựng kế hoạch thu chi trong đó nội dung kế hoạch nêu rõ việc xã hội hóa các nguồn nào, định mức thực hiện, biện pháp thực hiện, đối tƣợng thụ hƣởng, quyền lợi của HS đƣợc hƣởng từ khoản thu chi riêng, nhà trƣờng sẽ niêm yết tại bảng tin và để công khai thông tin khoảng 1-2 tuần, mục đích là xem xét phản hồi từ phía PHHS, HS, các lực lƣợng huy động xã hội hóa,…sau đó nếu có ý kiến chỉnh sửa các trƣờng sẽ tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung phù hợp nguyện vọng, mong muốn các đối tƣợng góp ý, các trƣờng thuộc Sở GD&ĐT phải xi ý kiến của UBND các huyện/thành phố/thị xã trƣớc khi công bố hoạt động thu.
Tùy theo các cấp quản lý khác nhau công tác thu chi đƣợc tiến hành theo các quy định nhƣ sau:Đối với các trường trực thuộc phòng GD&ĐT các huyện/thị xã/thành phố, phải xin ý kiến của Phòng GD&ĐT trực thuộc. Trước khi gửi phòng GD&ĐT phải có ý kiến của UBND xã, phường, thị trấn sở tại; Đối với các cơ sở do Sở GD&ĐT trực tiếp cấp phát, duyệt quyết toán kinh phí sẽ do Sở duyệt các khoản thu, chi. Các cơ sở phải công khai dự toán thu, chi xã hội hóa được cấp có thẩm quyền duyệt tại bản tin của nhà trường trước một tuần trước khi triển khai,….
Sở GD&ĐT chỉ đạo và ra các văn bản hƣớng dẫn nhằm thực hiện các khoản thu chi đúng quy định, tuy nhiên một số khoản thu chi thông qua vận động cá nhân, tổ chức đóng góp, thu thỏa thuận, tự nguyện các trƣờng đều phải có dự toán chi tiết, đảm bảo thu bù chi.
Các trƣờng công lập trên địa bàn thành phố đều thực hiện công tác kế toán, thực hiện thống kê khoản thu theo quy định của nhà nƣớc, tuân thủ đúng yêu cầu của pháp luật, thực hiện các yêu cầu về thanh kiểm tra hàng năm của cơ quan kiểm toán, cơ quan QLGD trên địa bàn và cấp trên, ý kiến của Sở GD&ĐT cho biết: Riêng các khoản thu chi phải đưa vào hạch toán chi tiết hàng năm, quyết toán theo quy định. Đồng thời, hạch toán riêng từng khoản
thu vào sổ sách kế toán, tổng hợp chung vào báo cáo quyết toán thu, chi NSNN hằng năm. Các tài sản được mua sắm, sửa chữa phải hạch toán tăng tài sản và sử dụng trong nhà trường.
Đặc biệt, các trƣờng công lập tại địa bàn thực hiện đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai các khoản thu, chi của đơn vị. Sở GD&ĐT và các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện sẽ xử lý nghiêm minh đối với cán bộ quản lý nhà trƣờng và các cơ quan QLNN về giáo dục trên địa bàn để xảy ra tình trạng lạm thu; thu - chi không đúng quy định.
1.2.1.2. Kinh nghiệm của thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
Hàng năm, vào đầu năm học Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình đã có công văn hƣớng dẫn chi tiết, cụ thể về việc thực hiện các khoản thu, chi đầu năm học nhằm đẩy lùi các sai phạm tiêu cực trong thu chi hàng năm.
Năm học 2020 - 2021, ngay sau ngày khai giảng năm học, các trƣờng công lập trên địa bàn thành phố Hòa Bình đã nêu rõ các khoản thu theo quy định nhƣ học phí: Đối với trường THPT, học phí được thu 9 tháng/năm. Đối với trường nghề, học phí được thu 10 tháng/năm. Học phí thu định kỳ hằng tháng, nếu HS tự nguyện, nhà trường có thể thu một lần cho cả học kỳ, hoặc cả năm học. Khoản thu theo quy định thứ hai là tiền phí trông xe. Công văn cũng nêu rõ việc yêu cầu các đơn vị, nhà trường không thu phí dự thi, dự tuyển, quỹ xây dựng trường.
Đối với việc dạy thêm, học thêm, các đơn vị trên địa bàn thành phố đã thực hiện nghiêm túc việc thu và quản lý tiền dạy thêm, học thêm quy định. Năm học 2020-2021, Sở GD&ĐT cũng quy định rõ khoản các nhà trƣờng sẽ thu hộ theo quy định: bảo hiểm y tế, quỹ đoàn, đội. Ngoài ra, các khoản thu không bắt buộc là bảo hiểm thân thể, đây là loại hình bảo hiểm tự nguyện, CMHS có quyền chọn lựa tham gia hoặc không tham gia. Đối với khoản thu về quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, bảng tên, phù hiệu thì phụ huynh HS và Ban đại diện CMHS tổ chức việc may, hoặc mua đồng phục theo đúng quy định của BGDĐT và các quy định khác của nhà trƣờng.
Riêng đối với nguồn kinh phí thu theo thỏa thuận, các khoản thu thỏa thuận để phục vụ cho bản thân HS nhƣ: tiền bán trú, tiền ăn trưa đối với lớp học 2 buổi/ngày,... nhà trường tổ chức thu, nhưng phải thực hiện đầy đủ các điều kiện sau: Dự toán chi tiết cho các khoản thu, chi; công khai với CMHS để thống nhất mục đích thu, chi; chỉ thu khi người nộp tự nguyện. Các khoản thu này phải theo dõi trên sổ sách kế toán theo quy định hiện hành. Tất cả các khoản thu sau khi thực hiện phải đƣợc quyết toán đảm bảo dân chủ, tự nguyện, công khai theo quy định.
Các trƣờng tại địa bàn thành phố Hòa Bình nghiêm túc thực hiện việc thu khoản đóng góp của CMHS cho Ban đại diện CMHS, tuyệt đối không được lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện CMHS để thu các khoản ngoài quy định. Ban đại diện CMHS chỉ đƣợc thu các khoản phục vụ trực tiếp cho các hoạt động của Ban đại diện CMHS, không đƣợc thu tiền: bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh của nhà trường, khen thưởng cán bộ quản lý, GV, nhân viên nhà trường; mua sắm trang thiết bị đồ dùng dạy học; sửa chữa, nâng cấp, xây mới các công trình của nhà trường. Việc thu, chi kinh phí của Ban đại diện CMHS phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ,ý kiến của cán bộ quản lý nhà trƣờng cho biết: Sau khi chi tiêu phải báo cáo công khai quyết toán kinh phí tại cuộc họp toàn thể CMHS các lớp và cuộc họp toàn thể Ban đại diện CMHS của nhà trường.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT cũng chia sẻ thêm: Phòng GD&ĐT đã yêu cầu các đơn vị, nhà trường quản lý, sử dụng tất cả các khoản thu, chi sự nghiệp, nguồn tài trợ, biếu tặng,... phải được niêm yết thông báo công khai, theo dõi, quản lý đảm bảo theo đúng quy định. Các đơn vị, nhà trường phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và quy chế sử dụng quỹ. Quy chế này phải được thảo luận công khai, được sự nhất trí của tập thể cán bộ, GV, nhân viên nhà trường. Hằng năm có sửa đổi, điều chỉnh quy chế phù hợp với đặc thù hoạt động của đơn vị, nhằm tăng cƣờng công tác quản lý, sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả, từ đó nâng cao chất lƣợng hoạt động giáo dục.
1.2.2. Bài học kinh nghiệm
Từ kinh nghiệm trong và ngoài nƣớc về quản lý thu chi thỏa thuận trong các trƣờng công lập, tác giả xác định một số bài học kinh nghiệm rút ra đối với các cơ quan quản lý thu chi thỏa thuận trên địa bàn thành phố Việt Trì nhƣ sau:
- Các trƣờng chủ động xây dựng khung định mức thu các khoản thu thỏa thuận, tránh trƣờng hợp thu sai quy định hoặc thu vƣợt mức cho phép.
- Nhà trƣờng nghiêm túc thực hiện nguyên tắc công khai, dân chủ tình hình thu chi và quyết toán kinh phí đƣợc công khai trong cuộc họp cới CMHS, thông báo tình hình sử dụng kinh phí, thiếu thừa kinh phí, giải trình thắc mắc của phụ huynh HS.
- Các trƣờng chủ động xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế này phải đƣợc đƣa ra bàn bạc công khai, mọi cán bộ, GV, nhân viên nhà trƣờng đƣợc biết, kết quả thảo luận đƣợc ghi lại bằng biên bản và có nêu rõ trong quy chế về cacsk khoản đƣợc chi,thu ngoài quy định.
- Các trƣờng thực hiện phối hợp với cơ quan bảo hiểm trong hoạt động thực hiện công tác bảo hiểm HS, mỗi loại bảo hiểm nhƣ bảo hiểm thân thể phụ huynh đƣợc tham gia nhiều loại, nhiều mức tùy khả năng về tài chính, các khoản này nhà trƣờng không đƣợc giao cho GVCN thu.
- Cán bộ quản lý nhà trƣờng phải chịu trách nhiệm cá nhân trƣớc tình trạng chi sai, thu sai, chấp nhận mọi hình thức kỷ luật khi chỉ đạo kế toán, các nhân viên khác trong nhà trƣờng thực hiện không đúng quy định thu chi quy định.
- Cán bộ quản lý nhà trƣờng cần chủ động lập kế hoạch công tác xã hội hóa giáo dục nhà trƣờng, thông qua việc huy động cá nhân, tổ chức nhằm gia tăng nguồn vốn tài trợ đáp ứng nhu cầu giáo dục của trƣờng nhƣ tu sửa, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị khi nguồn NSNN có giới hạn.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU CHI THỎA THUẬN CỦA MỘT SỐ TRƢỜNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ 2.1. Khái quát về các trƣờng công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì
2.1.1. Tình hình phát triển của các trường công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì
Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực trung du miền núi phía Bắc của Việt Nam, với vị trí địa lý mang ý nghĩa là trung tâm của tiểu vùng Tây - Đông - Bắc, là cầu nối giữa các tỉnh phía Tây Bắc với đồng bằng Sông Hồng. Phú Thọ gồm 13 huyện thị thành, trong đó Việt Trì là thành phố đô thị loại I trực thuộc tỉnh Phú Thọ, Việt Trì là trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật của tỉnh Phú Thọ, có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh và là đô thị động lực trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ và cả vùng Tây Đông Bắc.
Tại thành phố Việt Trì có các trƣờng công lập theo từng cấp bậc nhƣ sau: - Khối MN: Tính đến 31/12/2019, trên địa bàn thành phố Việt Trì có tất cả là 28 trƣờng MN công lập với số lƣợng HS giao động từ 176 HS (trƣờng MN Hòa Phong) và 654 HS (trƣờng MN Hoa Hồng).
- Khối TH: Tính đến 31/12/2019, trên địa bàn thành phố Việt Trì có tất cả là 27 trƣờng TH công lập với số lƣợng HS giao động từ 93 HS (Trung tâm bảo trợ trẻ em) và 1967 HS (trƣờng TH Đinh Tiên Hoàng).
- Khối THCS: Tính đến 31/12/2019, trên địa bàn thành phố Việt Trì có tất cả là 23 trƣờng THCS công lập với số lƣợng HS giao động từ 153 HS (trƣờng THCS Tân Đức) và 1064 HS (trƣờng THCS Văn Lang).
Nhƣ vậy, các trƣờng công lập thuộc khối MN, TH, THCS trên địa bàn Thành phố Việt Trì là 78 trƣờng, và 10.154 HS khối MN, 18.430 HS khối TH và 10.042 HS khối THCS.
Các khối MN, TH và THCS đƣợc quản lý bởi Phòng GD&ĐT Thành phố Việt Trì. Các trƣờng công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì không
ngừng đổi mới về chất lƣợng giáo dục, cơ sở vật chất, ứng dụng CNTT trong giảng dạy và đạt đƣợc những thành tích đáng khích lệ, nhiều phần mềm trong công tác quản lý cán bộ, quản lý HS, trong giảng dạy giáo án điện tử, quản lý điểm, trong lĩnh vực kế toán,... Nhờ vậy, số lƣợng HS các trƣờng không ngừng tăng qua mỗi năm với tốc độ tăng bình quân 10,12% mỗi năm.
2.1.2. Một số đặc điểm cơ bản của các trường công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì
Với mỗi khối sẽ mang những đặc điểm khác nhau, tuy nhiên nhìn chung các trƣờng công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì có một số đặc điểm cơ bản nhƣ sau:
- Điều kiện cơ sở vật chất: Hầu hết các trƣờng đều có cơ sở vật chất tƣơng đối hoàn chỉnh và đầy đủ và không ngừng nâng cấp, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm các phƣơng tiện học tập hiện đại, ứng dụng CNTT vào giảng dạy, chủ động đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động CMHS cùng các lực lƣợng xã hội phối hợp xây dựng nhà trƣờng ngày một tốt hơn về mọi mặt để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình học tập của HS và giảng dạy của GV.
- Về đội ngũ GV: Hầu hết các trƣờng đều có đội ngũ cán bộ GV nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, hết lòng vì HS thân yêu. Các trƣờng luôn chú trọng nâng cao chất lƣợng đội ngũ GV bằng nhiều hình thức bồi dƣỡng GV nhƣ: Tổ chức chuyên đề đổi mới phƣơng pháp dạy học, tổ chức các hoạt động thao giảng, hội giảng bằng giáo án điện tử. Kiểm tra đánh giá chuyên môn nghiệp vụ tay nghề của GV, khuyến khích GV học tập nâng cao trình độ, bồi dƣỡng kỹ năng tin học, ngoại ngữ,... Nhờ đó theo thời gian, số lƣợng GV của các trƣờng đạt chuẩn về trình độ đào tạo tăng lên, từ đó nâng cao chất lƣợng giảng dạy.
- Về chất lượng HS: Nhờ đội ngũ GV đủ năng lực, kinh nghiệm và lòng yêu nghề nên đã gia tăng chất lƣợng giảng dạy cho HS, tỷ lệ HS đạt danh hiệu HS giỏi, HS tiên tiến tăng qua mỗi năm, có nhiều trƣờng đạt trên 80% (nhƣ
trƣờng TH Đinh Tiên Hoàng). Tỷ lệ HS hoàn thành chƣơng trình cấp MN, TH đạt 100% và cấp THCS đạt 98%.
Bên cạnh các hoạt động thi đua dạy và học, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của các trƣờng trên địa bàn thành phố Việt Trì luôn đƣợc duy trì và đạt hiệu quả cao, các trƣờng luôn tạo nhiều cơ hội cho các em đƣợc tham gia các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tham gia biểu diễn, giao lƣu nghệ thuật trong các kỳ lễ hội và kỷ niệm của ngành, của địa phƣơng. Để tạo điều kiện phát triển trí tuệ cho HS, phòng GD&ĐT thành phố Việt Trì đã tổ chức những cuộc thi nhằm giúp nâng cao kỹ năng cho HS nhƣ thi bé khỏe bé ngoan, bé kể chuyện, cuộc thi hát đối với HS MN, hoặc đối với cấp TH và THCS có các cuộc thi: Thi HS giỏi cấp thành phố, giao lƣu toán tuổi thơ, giải toán qua mạng Internet, thi tuổi thơ khám phá, thi kể chuyện tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh, thi tin học trẻ không chuyên cấp quốc gia.
2.2. Phân tích thực trạng quản lý thu chi thỏa thuận tại các trƣờng công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì lập trên địa bàn thành phố Việt Trì
2.2.1. Lập kế hoạch quản lý thu chi thỏa thuận
Các trƣờng công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì thực hiện lập kế hoạch thu chi tài chính hằng năm, trong đó có công tác thu chi thỏa thuận nhằm bảo đảm cho các hoạt động của nhà trƣờng đƣợc diễn ra bình thƣờng. Dựa vào kế hoạch chi tiêu của nhà trƣờng đối với các khoản thu chi thỏa