7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
3.1. Bối cảnh chung tác động đến quản lý thu chi thỏa thuận tại một số
trƣờng công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì
3.1.1. Bối cảnh trong nước
GD&ĐT luôn đƣợc coi là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nƣớc và của toàn dân của dân tộc Việt Nam. Thực hiện đầu tƣ cho giáo dục bản chất là thực hiện hoạt động đầu tƣ phát triển, luôn đƣợc ƣu tiên đi đầu trong các chƣơng trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hay bất kỳ địa phƣng nào. Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện KTTT định hƣớng XHCN và hội nhập quốc tế đã nêu rõ mục tiêu: Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống GD&ĐT; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ra đời trong bối cảnh đất nƣớc còn nhiều khó khăn và nguồn lực còn hạn hẹp, song với sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc,
sự nỗ lực của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, sự nghiệp GD&ĐT nƣớc ta đã có những chuyển biến căn bản về chất lƣợng và hiệu quả, đƣợc các tổ chức giáo dục thế giới ghi nhận, đánh giá cao. Cụ thể:
Thứ nhất, chính sách và cơ chế về GD&ĐT luôn đƣợc tiếp tục và chú trọng nhằm hạn chế tối thiểu những bất cập và giải quyết những nút thắt trong công tác đổi mới giáo dục, tạo hành lang pháp lý để các địa phƣơng, các cơ sở GD&ĐT thực hiện. Bộ GD&ĐT đƣợc Quốc hội thông qua hai luật quan trọng, đó là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018 và Luật Giáo dục năm 2019. Trong đó chính sách và cơ chế GD&ĐT nêu rõ: Chất lượng giáo dục MN có nhiều chuyển biến tích cực; chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được quan tâm. Việc triển khai chương trình, sách giáo khoa mới được tích cực thực hiện; thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá HS theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực. Công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng HS có bước chuyển biến
Đến nay, Bộ GD&ĐT đã hoàn thành và ban hành Chƣơng trình GDPT tổng thể, thực nghiệm chƣơng trình môn học trong chƣơng trình GDPT mới. Chƣơng trình phổ thông mới thay đổi căn bản cách tiếp cận từ theo nội dung sang theo hƣớng phát triển năng lực và phẩm chất, dạy học tích hợp ở cấp dƣới, dạy phân hóa ở cấp trên, tăng cƣờng các môn tự chọn. Chƣơng trình GDPT mới đã bƣớc đầu áp dụng phƣơng pháp giáo dục, dạy học và đán giá, kiểm tra HS áp dụng từng phần ở các bậc học.
Thứ hai, chất lƣợng đội ngũ GV và cán bộ quản lý giáo dục các cấp đƣợc nâng lên và chuẩn hóa, theo báo cáo của Bộ GD&ĐT thì: Tính đến 15/8/2018, toàn quốc có 1.161.143 GV MN, phổ thông (công lập 858.772, ngoài công lập 23.691). Trong đó, MN: 309.770 người (công lập 262.155, ngoài công lập 47.615); TH: 395.848 người (công lập 390.873, ngoài công lập 4.975); THCS: 305.815 người (công lập 300.990, ngoài công lập 4825;
trung học phổ thông: 149.710 người (công lập 135.819, ngoài công lập 13.891). Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tăng mạnh về số lượng, đồng thời đạt chuẩn, trên chuẩn trình độ đào tạo. Tỷ lệ GV đạt chuẩn, trên chuẩn với MN là 96,6%; TH: 99,7%; THCS: 99%; trung học phổ thông: 99,6%; đại học: 82,7%, tạo tiền đề để BGDĐT đề xuất nâng chuẩn trình độ đào tạo cho GV trong sửa đổi Luật Giáo dục.
Thứ ba, thúc đẩy vai trò ứng dụng CNTT trong dạy và học, quản lý của các nhà trƣờng trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay và trƣớc yêu cấu cuộc cách mạng lân thừ 4. Mỗi đơn vị cần thống kê cơ sở dữ liệu cấp học mình quản lý, tăng cƣờng đầu tƣ, bồi dƣỡng cán bộ GV trong việc sử dụng CNTT, huy động nguồn lực bên ngoài vào quá trình tin học hóa nhà trƣờng.
Thứ tư, hợp tác quốc tế đƣợc đẩy mạnh, nhiều thỏa thuận, biên bản ghi nhớ đƣợc ký kết. Nhiều trƣờng đã chủ động, tích cực hội nhập quốc tế thông qua các chƣơng trình liên kết đào tạo với nƣớc ngoài và các chƣơng trình trao đổi sinh viên, giảng viên, hợp tác nghiên cứu.
Thứ năm, công tác thanh tra giáo dục đã đƣợc đẩy mạnh, góp phần đẩy lùi hạn chế, sai phạm, thiếu sót trong quản lý và kịp thời kiến nghị xử lý vi phạm, đề xuất các biện pháp nhằm khắc phục, chán chỉnh, duy trì nền nếp trong hoạt động giáo dục …. Báo cáo của Bộ GD&ĐT ghi nhận: Chất lượng cán bộ quản lý giáo dục, bộ phận GV còn yếu, chưa bắt kịp với tiến trình đổi mới. Tỷ lệ GV đạt chuẩn trình độ đào tạo chưa nhiều, năng lực vận dụng các phương pháp dạy học và giáo dục mới còn bỡ ngỡ, nhất là cách đánh giá HS theo chuẩn mới chưa thuần thục, năng lực ngoại ngữ và ứng dụng CNTT yếu kém nhiều mặt. Cơ cấu GV vừa thiếu, vừa yếu, vừa thừa, mất cân đối. Bên cạnh đó các chính sách thu hút và tao động lực cho GV nhất là GV MN còn chưa phù hợp nên chưa thu hút sinh viên vào ngành sư phạm.
Việc giáo dục hƣớng nghiệp, phân luồng HS trong giáo dục THPT chƣa hiệu quả do một phần nhận thức của HS, gia đình HS và xã hội về giáo dục
nghề nghiệp nên còn hạn chế. Công tác xây dựng hệ thống thông tin thị trƣờng lao động chƣa cập nhật, mục tiêu, nội dung, hình thức giáo dục hƣớng nghiệp còn chậm các khâu đổi mới.
Bên cạnh đó, trang thiết bị phục vụ dạy học, cơ sở vật chất các trƣờng còn thiếu, cũ kỹ và lạc hậu, phòng học kiên cố còn ít, các địa phƣơng chƣa bố trí đƣợc kinh phí đầu tƣ cho CSVC, lớp còn eo hẹp, huy động các nguồn lực chƣa mạnh mẽ, cơ chế phối hợp với các tổ chức ngoài trƣờng còn lỏng lẻo,…
3.1.2. Bối cảnh phát triển giáo dục đào tạo của thành phố Việt Trì
3.1.2.1. Mục tiêu chung
Theo định hƣớng phát triển GD&ĐT thành phố Việt Trì, Phòng GD&ĐT đã nêu rõ: Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thông thoáng, thuận lợi, khơi thông nguồn lực, tăng cường thu hút đầu tư phát triển; tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển; tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Nâng cao chất lượng GD&ĐT, y tế; chú trọng phát triển đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN; tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao năng lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật, phòng chống tham nhũng, lãng phí. Tăng cường công tác truyền thông, tạo sự đồng thuận xã hội. Củng cố quốc phòng an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
3.1.2.2. Chỉ tiêu về giáo dục đào tạo
Phòng GD&ĐT nêu rõ các chỉ tiêu về GD&ĐT tại địa bàn nhƣ sau: (1) Tập trung nguồn lực xây dựng Trường Đại học Hùng Vương, đầu tư nâng cấp một số trường cao đẳng thành đại học và một số trường trung học chuyên nghiệp thành cao đẳng, nâng cấp, thành lập thêm một số cơ sở đào tạo, dạy nghề và tăng cường cơ sở vật chất các trường thuộc hệ thống giáo dục; (2)
Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập TH đúng độ tuổi, phổ cập THCS và hoàn thành mục tiêu phổ cập bậc trung học. Phát triển mạng lưới trường lớp theo hướng mở rộng, đa dạng hoá các loại hình GD&ĐT. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, dạy nghề theo hướng chuẩn hoá. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ GV, cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn và trên chuẩn. Tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục, xây dựng xã hội học tập. Đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực