Giải pháp về khai thác nguồn thu thỏa thuận

Một phần của tài liệu Quản lý thu chi thỏa thuận tại một số trường công lập trên địa bàn thành phố việt trì tỉnh phú thọ (Trang 76 - 78)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu chi thỏa thuận của các

3.3.2. Giải pháp về khai thác nguồn thu thỏa thuận

Đối với nguồn thu thỏa thuận cần tuân thủ nguyên tắc: Huy động nguồn thu từ học phí, lệ phí đóng góp của cộng đồng, của các đơn vị thuê cơ sở vật chất của nhà trường. Trên cơ sở thực hiện chế độ thu và sử dụng học phí mới, nhà nước sẽ điều chỉnh mức học phí nhằm tăng khả năng thu hồi chi phí phù hợp với mỗi cấp/bậc giáo dục.

Tăng tỷ lệ thu hồi chi phí bằng việc mở rộng diện phải đóng học phí và nâng mức học phí, sẽ là tín hiệu tốt cho các trƣờng hƣớng đến việc đáp ứng nhu cầu giáo dục tốt hơn. Muốn vậy, nhà trƣờng cần thể chế hoá các quy định về các khoản đóng góp khác ngoài học phí.

Thực hiện công khai mức thu học phí và các đóng góp khác vào đầu năm học, điều chỉnh mức thu có tính đến yếu tố trƣợt giá, yếu tố chất lƣợng, khả năng đảm bảo ngân sách so với chi phí.

Các khoản tài trợ của các tổ chức, cá nhân tự nguyện đóng góp để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị cho các các đơn vị, trƣờng học

Về nguyên tắc thu: Các trường học được kêu gọi đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân để sửa chữa, mua sắm trang thiết bị trong điều kiện NSNN và khoản thu học phí chưa đáp ứng được các nhu cầu chi thường xuyên và các hoạt động. Việc huy động đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân theo nguyên tắc không được gắn bất kỳ điều kiện ràng buộc nào về đặc quyền, đặc lợi trong việc thụ hưởng dịch vụ giáo dục hoặc quyền khai thác lợi ích kinh tế phát sinh từ tài sản, kinh phí đã đóng góp cho nhà trường.

Hộp 3.1. Quy trình quản lý và sử dụng các khoản tài trợ của các tổ chức, cá nhân các trƣờng

Bƣớc 1: Các trƣờng học thống nhất chủ trƣơng và xây dựng kế hoạch công việc, dự trù kinh phí thực hiện triển khai trong Ban Giám hiệu, Hội đồng nhà trƣờng và các tổ chức, cá nhân tài trợ.

Bƣớc 2: Lập Kế hoạch công việc và dự trù kinh phí chi tiết (bao gồm dự kiến nguồn huy động, các nội dung chi và dự kiến mức chi cụ thể) để thực hiện. Trong đó, kế hoạch công việc phải nêu rõ mục đích, đối tƣợng hƣởng lợi, hình thức huy động các nguồn đóng góp, cải cách tổ chức thực hiện, chất lƣợng sản phẩm, công trình.

Bƣớc 3: Báo cáo cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp để xin chủ trƣơng thống nhất bằng văn bản và chi đƣợc tiến hành vận động sau khi có sự đồng ý của cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp.

Bƣớc 4: Tổ chức triển khai, thực hiện việc huy động đóng góp tự nguyện bằng tiền mặt, hiện vật hay ngày công lao động đến các tổ chức, cá nhân nhà tài trợ, lập danh sách ký xác nhận tự nguyện tài trợ của các tổ chức, cá nhân tài trợ về kinh phí, hiện vật hay ngày công lao động.

Bƣớc 5: Trong quá trình thực hiện phải có sự giám sát của các tổ chức, cá nhân đã tài trợ.

Bƣớc 6: Sau khi hoàn thành công việc, các trƣờng học phải niêm yết công khai và báo cáo quyết toán số kinh phí đã huy động và kết quả thực hiện. Khoản thu này phải đƣa vào sổ sách kế toán và hạch toán, thanh quyết toán theo quy định. Các tài sản đƣợc mua sắm, sửa chữa phải hạch toán tăng tài sản và sử dụng trong nhà trƣờng (thực hiện hạch toán và khấu hao tài sản theo đúng quy định hiện hành).

Đối với cơ quan tài chính cấp huyện/thành phố/thị xã: Phòng tài chính, kế hoạch phải có sự phối hợp chặt chẽ, tích cực triển khai thực hiện tốt việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính các trƣờng học trên địa bàn. Chủ động tham mƣu các cấp chính quyền trong công tác chỉ đạo điều hành chi NSNN đảm bảo đúng quy định hiện hành, tiết kiệm, hiệu quả, ra soát, sắp xếp lại, cắt giảm hoặc chậm lại thời gian thực hiện các nhiệm vụ khi chƣa thực sự cấp thiết, tiết kiệm tối thiểu 20% chi phí điện nƣớc, điện thoái, văn phòng phẩm, xăng dầu; tiết kiệm tối thiểu 30% dự toán kinh phí đã phân bổ cho các nhiệm vụ chi tổ chức lễ hội, tiếp khách, hội nghị, hội thảo, đi công tác trong và ngoài tỉnh, công tác nƣớc ngoài,..; sắp xếp và phân loại các nhiệm vụ chi theo thứ tự ƣu tiên và thực hiện chi trong phạm vi nguồn thu đƣợc hƣởng theo phân cấp và dự toán chi NSNN đƣợc giao; hạn chế tối đa việc bổ sung ngoài dự toán, trừ trƣờng hợp thật sự cần thiết, cấp bách và phải đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ động tổ chức điều hành các nhiệm vụ chi theo dự toán HĐND; hạn chế tối đa sử dụng nguồn dự phòng ngân sách.

Một phần của tài liệu Quản lý thu chi thỏa thuận tại một số trường công lập trên địa bàn thành phố việt trì tỉnh phú thọ (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)