7. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng điến năng lực cạnh tranh của dịch vụ
1.3.2. Yếu tố nội tại của VNPT
1.3.2.1. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung
Ph n tích năng lực cạnh tranh của các yếu tố bên trong doanh nghiêp nói chung bao gồm nhiều yếu tố nhƣ:
- Văn hóa doanh nghiệp
Trong thời đại hiện nay, văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng cần thiết mà mỗi doanh nghiệp đều theo đuổi để tạo dựng lên cho mình các bản sắc riêng. Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống các ý nghĩa và niềm tin đƣợc chia sẻ bên trong một tổ chức, có ảnh hƣởng mạnh tới cách thức hành động của mỗi nh n viên.
Trong mỗi tổ chức tồn tại hệ thống hay các chuẩn mực về giá trị, biểu tƣợng, nghi lễ, quan niệm, tập quán ứng xử đƣợc hoàn thiện theo thời gian. Những giá trị đƣợc chia sẻ này sẽ tác động tới thái độ ứng xử của nh n viên,
đồng thời tác động tới hiệu quả làm việc của nh n viên và của doanh nghiệp. Trong thời đại con ngƣời đƣợc coi là nguồn lực của tổ chức thì việc phát huy các bản sắc, giá trị tinh thần của doanh nghiệp có thể khích lệ nh n viên làm việc tốt hơn.
- Giá trị cốt lõi: Chất lƣợng, hiệu quả, uy tín
Việc tạo ra đƣợc các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh. Thông qua các hoạt động trong chuỗi giá trị, các nhà quản trị doanh nghiệp có thể đánh giá đƣợc nguồn lực, khả năng kết hợp các nguồn lực và năng lực riêng biệt, cũng nhƣ điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình, qua đó đƣa ra các chiến lƣợc kinh doanh hợp lý trong điều kiện môi trƣờng kinh doanh biến động.
- Trình độ tổ chức quản lý doanh nghiệp: Xác định mục tiêu ph n bổ các nguồn lực, bố trí nh n sự
Doanh nghiệp muốn hoạt động tốt, điều đầu tiên phải đƣợc tổ chức quản lý tốt. Trình độ tổ chức quản lý doanh nghiệp đƣợc thể hiện ở cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, trình độ của các cán bộ quản lý doanh nghiệp. Với đội ngũ quản lý ngoài yếu tố chính sách đãi ngộ, doanh nghiệp cần xác định rõ triết lý dùng ngƣời, trao quyền một cách chủ động cho cán bộ và thiết lập đƣợc cơ cấu tổ chức linh hoạt, thích nghi tốt với sự biến động từ môi trƣờng kinh doanh.
- Trình độ nguồn nh n lực: Kiến thức, kỹ năng, thái độ
Nh n lực là yếu tố cốt lõi quyết định sự thành công trong doanh nghiệp. Trình độ nguồn nh n lực của doanh nghiệp phản ánh các giá trị doanh nghiệp có thể tạo ra.
- Năng lực tài chính của doanh nghiệp
Một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh trên thị trƣờng là doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào, có khả năng huy động vốn trong trƣờng hợp cần thiết, có sự ph n bổ nguồn vốn một cách hợp lý và hạch toán đƣợc các chi phí cụ
thể chính xác, nhằm đánh giá đƣợc một cách rõ ràng về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra năng lực tài chính vững vàng có thể giúp doanh nghiệp có thêm nhiều lựa chọn đầu tƣ, qua đó mở rộng thị trƣờng và khẳng định vị thế của mình.
- Trình độ khoa học, kỹ thuật và công nghệ: Khả năng ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh
Trình độ khoa học công nghệ cao cho phép doanh nghiệp rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, n ng cao chất lƣợng sản phẩm, từ đótạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp.
1.3.2.2. Các yếu tố đặc thù trong lĩnh vực Viễn thông – Công nghệ thông tin
- Trình độ công nghệ
Cách mạng công nghiệp 4.0 lan rộng đã tạo ra một làn sóng mới tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống xã hội trên mọi lĩnh vực. Trong đó, ngành viễn thông - CNTT, một ngành kinh tế - kỹ thuật gắn liền với khoa học công nghệ, là một trong những ngành chịu ảnh hƣởng lớn nhất. Sự ra đời của các công nghệ mới làm cho doanh nghiệp phải luôn đáp ứng đƣợc công nghệ kèm theo đó là nguồn lực chi phí lớn. Nhƣng nó cũng mang lại giá trị cạnh tranh cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào dẫn đầu về công nghệ hoàn toàn có thể trở thành top đầu trong ngành nghề kinh doanh này.
Tuy nhiên trong xu hƣớng phát triển đó thì ngành viễn thông Việt Nam vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức tiềm tàng mà nguy cơ bị gạt ra khỏi cuộc chơi toàn cầu là không nhỏ. Nhận thức đƣợc thực trạng này, nhà nƣớc đã có những định hƣớng chiến lƣợc, giải pháp cụ thể, hiệu quả để phát triển ngành viễn thông công nghệ thông tin sao cho tận dụng đƣợc những cơ hội và hạn chế thấp nhất những khó khăn thách thức khi hội nhập quốc tế ngày càng s u rộng.
Năng lực sáng tạo và đổi mới là khả năng thách thức các tƣ duy truyền thống và nhìn nhận tình huống dƣới góc độ mới, đƣa ra các cách làm mới, x y dựng các sản phẩm và quy trình mới. Đối với những sản phẩm công nghệ cao thì năng lực đổi mới sáng tạo thực sự là giá trị cốt lõi trong cạnh tranh.
- Khả năng đáp ứng về hạ tầng
Để phù hợp với xu thế phát triển, nhất là đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc bằng internet của chính quyền, doanh nghiệp và ngƣời d n, hàng năm, các đơn vị viễn thông đã đầu tƣ hàng nghìn tỷ đồng để n ng cao chất lƣợng dịch vụ và hoàn thiện hạ tầng mạng di động, cáp quang, điện toán…Các doanh nghiệp viễn thông không ngừng đầu tƣ hạ tầng để cung cấp nhiều dịch vụ viễn thông đa dạng cho cả khu vực thành thị lẫn khu vực nông thôn, miền núi, tạo điều kiện cho mọi tầng lớp nh n d n tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nƣớc, quản trị doanh nghiệp và giải trí của khách hàng. Do đó hạ tầng là yếu tố cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp viễn thông.
Hiện nay VNPT đang tập trung vào chất lƣợng dịch vụ, đa dạng hóa các loại dịch vụ. Trong xu thế mới cạnh tranh giữa các dịch vụ là cạnh tranh về công nghệ (yếu tố hàng đầu trong chất lƣợng dịch vụ). Vì vậy điều kiện bắt buộc là hạ tầng mạng di động 3G, 4G (tiến tới là 5G) và mạng cáp quang phải đáp ứng đến từng hộ gia đình trong toàn tỉnh.
- Giải pháp ICT tổng thể không chỉ dừng lại ở việc cung cấp từng dịch vụ đơn lẻ nhƣ đƣờng truyền, thiết bị kết nối, đàm thoại, phần mềm mà là sự kết hợp chúng thành một hệ sinh thái hoàn chỉnh cho khách hàng.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ CỦA VNPT