Mức độ quan trọng của việc sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng di sản văn hóa cố đô hoa lư trong dạy học lịch sử địa phương ở lớp 10 trung học phổ thông tỉnh ninh bình​ (Trang 52 - 54)

trong dạy học lịch sử địa phương ở Ninh Bình

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

14 GV 11 3 0

100% 78,6% 21,4% 0 %

Tất cả 100% các thầy (cô) giáo tham gia khảo sát đều nhận thấy việc sử dụng DSVH Cố đô Hoa Lư trong dạy học LSĐP ở Ninh Bình là yêu cầu cấp thiết, trong đó có 78,6% thấy rất cần thiết và 21,4% thấy cần thiết. Có thể thấy, qua đánh giá của GV thì hầu hết GV của các trường THPT ở Ninh Bình đều nhận thức được vị trí của việc sử dụng DSVH Cố đô Hoa Lư trong dạy học LSĐP.

Thứ ba, về ý nghĩa của việc sử dụng DSVH trong dạy học LSĐP, với câu hỏi:

Theo thầy (cô), sử dụng di sản văn hóa trong dạy học lịch sử địa phương có tác dụng gì?

Bảng 1.4. Ý nghĩa của việc sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong dạy học lịch sử địa phương ở Ninh Bình

Tác dụng Kết quả Tỷ lệ Góp phần bồi dưỡng nhận thức và trí tuệ cho HS 14 100% Rèn luyện HS kĩ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức (kĩ năng

quan sát, thu thập và xử lí thông tin, …)

13 92,8%

Phát triển một số kĩ năng sống ở HS (kĩ năng giao tiếp, hợp tác, quản lí thời gian,…)

13 92,8%

Kích thích hứng thú học tập cho HS 14 100% Bồi dưỡng HS tình cảm, đạo đức, hình thành nhân cách HS 14 100% Tạo điều kiện tổ chức quá trình hoạt động của GV và HS một

cách linh hoạt, hợp lí

11 78,6 %

Như vậy, đa số GV tham gia khảo sát đều khẳng định việc sử dụng DSVH trong dạy học LSĐP có ý nghĩa rất lớn đối với việc hình thành kiến thức, phát triển kĩ năng, bồi dưỡng thái độ của HS và có tác dụng định hướng cho việc tích cực hóa các hoạt động dạy và học của GV và HS.

Thứ tư, về nguồn tài liệu DSVH, với câu hỏi: Thầy (cô) đã khai thác và sử

dụng nguồn tư liệu về di sản văn hóa địa phương nói chung, di sản Cố đô Hoa Lư nói riêng từ những nguồn nào?

Bảng 1.5. Các nguồn tài liệu giáo viên khai thác trong dạy học lịch sử địa phương

Nguồn tư liệu Kết quả Tỷ lệ Tài liệu giáo dục địa phương của Sở GD&ĐT 13 92,8% Sách của các nhà nghiên cứu về LSĐP 6 42,8% Nguồn tư liệu trên Internet 11 78,6 %

Kỷ yếu hội thảo khoa học 1 7,1%

Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Hoa Lư 5 35,7% Kết quả là đa số GV sử dụng kênh thông tin chính là tài liệu giáo dục địa phương của Sở GD&ĐT và tư liệu trên Internet. Điều này cho thấy nguồn tài liệu GV khai thác trong giảng dạy chưa phong phú và mức độ chuyên sâu còn hạn chế.

Về việc khai thác các loại tư liệu DSVH Cố đô Hoa Lư, với câu hỏi: Thầy/ cô đã sử dụng loại di sản Cố đô Hoa Lư nào dưới đây vào dạy học lịch sử địa phương? Kết quả thu được là:

Bảng 1.6. Các loại di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư giáo viên cần khai thác trong dạy học lịch sử địa phương

Kết quả Tỷ lệ

Tư liệu viết 9 64,3%

Hiện vật trực quan (di vật, cổ vật, công trình kiến

trúc…) 7 50%

Văn học dân gian (thơ ca, truyền miệng…) 2 14,3%

Tranh ảnh, video 12 85,7%

Như vậy, về các loại tư liệu DSVH, đa số các GV đều sử dụng nguồn tư liệu là tranh ảnh, video và nguồn tư liệu viết. Còn lại các tư liệu khác như hiện vật trực quan và tư liệu dân gian còn sử dụng hạn chế, đây là một trong những căn cứ để đánh giá chất lượng dạy học LSĐP.

Thứ năm, về hình thức tổ chức dạy học LSĐP, với câu hỏi: Mức độ thầy (cô)

sử dụng các hình thức tổ chức dạy học lịch sử địa phương sau đây :

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng di sản văn hóa cố đô hoa lư trong dạy học lịch sử địa phương ở lớp 10 trung học phổ thông tỉnh ninh bình​ (Trang 52 - 54)