Các biện pháp sư phạm giáo viên sử dụng trong bài học tại di sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng di sản văn hóa cố đô hoa lư trong dạy học lịch sử địa phương ở lớp 10 trung học phổ thông tỉnh ninh bình​ (Trang 55 - 58)

Kết quả Tỷ lệ Tổng hợp và cung cấp nguồn tư liệu chính nhằm phục

vụ cho bài học tại di sản 8 57,1%

Linh hoạt trong khâu khởi động quá trình nhận thức

trong dạy học tại di sản 6 42,8%

Tổ chức HS đóng vai (hướng dẫn viên, khách du

lịch...) 7 50%

Tổ chức hiệu quả hoạt động tự học tại di sản 4 28,6% Hoạt động vận dụng gắn liền với ý thức bảo vệ và phát

huy di sản 9 64,3%

Trong hình thức hoạt động ngoại khóa, với câu hỏi: Thầy (cô) đã sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong dạy học lịch sử địa phương thông qua tổ chức những hoạt động ngoại khóa:

Bảng 1.10. Các biện pháp sư phạm giáo viên sử dụng trong hoạt động ngoại khóa

Kết quả Tỷ lệ Tổ chức thi tìm hiểu kiến thức về di sản văn hóa Cố đô

Hoa Lư

7 50%

Tổ chức thi làm đồ dùng trực quan, mô hình lịch sử 0 0% Tổ chức sân khấu hóa (đóng kịch, biểu diễn nghệ thuật

có liên quan đến di sản)

5 35,7% Hướng dẫn, tổ chức HS sưu tầm sách, tài liệu về lịch

sử địa phương

12 85,7% Hướng dẫn, tổ chức HS tham quan di tích lịch sử Cố

đô Hoa Lư – Trải nghiệm di sản

9 64,3% Tổ chức HS tham gia lễ hội Cố đô Hoa Lư 3 21,4% Vận dụng tổng hợp các hình thức ngoại khóa để tổ

chức dạ hội lịch sử

2 14,3% Tăng cường hoạt động chăm sóc, bảo vệ di tích 4 28,6%

Kết quả khảo sát ở bảng 1.5, 1.6, 1.7 cho thấy những biện pháp sư phạm được GV sử dụng trong các hình thức tổ chức dạy học LSĐP còn chưa đồng đều, mức độ

sử dụng các PPDH tích cực còn ít cho thấy quyết tâm đổi mới, làm phong phú các hình thức dạy học LSĐP của GV còn hạn chế. Tuy vậy cũng đáng mừng khi hầu hết các biện pháp sư phạm đều được GV đưa ra tổ chức dạy học.

Thứ bảy, về kiểm tra đánh giá, chúng tôi đưa ra câu hỏi: Thầy (cô) đã sử dụng

tài liệu di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư vào kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua:

Bảng 1.11. Việc sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Kết quả Tỷ lệ

Kiểm tra miệng 6 42,8%

Sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận trong kiểm tra viết (15 phút, 1 tiết, học kì)

6 42,8% Bài tập là sản phẩm học tập của học sinh (có tiêu chí đánh giá) 9 64,3% Đánh giá qua hồ sơ học tập (vở ghi, sản phẩm học tập...) 8 57,1% Đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên lớp (thái độ,

hành vi, trả lời câu hỏi, hoạt động nhóm, mức độ hoàn thành việc được giao...)

4 28,6%

Sử dụng nhiều đối tượng tham gia đánh giá (Cá nhân – nhóm; Giáo viên – học sinh; Tự đánh giá của học sinh)

1 7,1% Kết quả trên cho thấy GV còn nặng về các hình thức kiểm tra đánh giá truyền thống (kiểm tra định kì như kiểm tra miệng, kiểm tra viết…), còn hình thức đánh giá khác ít được chú ý. Mặc dù vậy, điều đáng khích lệ là 64,3% GV đã tổ chức đánh giá kết quả tự học của HS.

Thứ tám là, những thuận lợi của GV khi sử dụng DSVH trong dạy học LSĐP.

Chúng tôi đặt ra câu hỏi: Theo thầy (cô), việc sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong dạy học lịch sử địa phương cho học sinh ở trường THPT có những thuận lợi:

Bảng 1.12. Thuận lợi của giáo viên trong việc sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong dạy học lịch sử địa phương cho học sinh ở trường trung học phổ thông

Thuận lợi của GV Kết quả Tỷ lệ Bộ GD và Sở GD quan tâm (tổ chức tập huấn năm 2011,

chỉ đạo xây dựng và thực hiện chương trình…) 9 64,3% Cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu 3 21,4% Học sinh hứng thú, hưởng ứng 9 64,3% Có thể huy động xã hội hóa cho HS tham quan, học tập

tại di sản 5 35,7%

Giáo viên được đào tạo, có trình độ ứng dụng CNTT tốt 6 42,8% Học sinh có thể khai thác, ứng dụng tốt CNTT 6 42,8%

Tài nguyên mạng phong phú 6 42,8%

Kết quả cho thấy những thuận lợi chủ yếu là thuộc về yếu tố chủ quan, nhân tố con người như sự quan tâm của ngành giáo dục (64,3% GV), HS hứng thú tham gia (64,3%), năng lực GV và HS tương đối thuận lợi (chiếm 42,8% ý kiến). Còn lại yếu tố cơ sở vật chất được đánh giá thấp nhất trong các thuận lợi (chỉ có 21,4% GV).

Thứ chín là đối với những khó khăn của GV, chúng tôi đặt ra câu hỏi: Theo

thầy (cô), những khó khăn khi sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư vào dạy học lịch sử địa phương là:

Bảng 1.13. Khó khăn của giáo viên trong việc sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong dạy học lịch sử địa phương cho học sinh ở trường trung học phổ thông

Khó khăn của GV Kết quả Tỷ lệ

Nguồn sử liệu còn hạn chế 6 42,8%

Thời lượng chương trình còn ít 10 71,4% Dạy học trải nghiệm, tham quan học tập tại di sản khó

khăn do thiếu kinh phí 12 85,7%

Dạy học lịch sử địa phương chưa được quan tâm đúng

mức do không thi môn lịch sử 9 64,3% Phải đầu tư, mất nhiều thời gian 5 35,7% Trình độ công nghệ thông tin của GV còn hạn chế 2 14,3% Khả năng khai thác công nghệ thông tin của học sinh

còn hạn chế 3 21,4%

Cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đáp ứng yêu cầu 6 42,8% Điều đáng mừng là đa số các GV được hỏi đều không gặp khó khăn gì chủ quan mà đều là những trở ngại mang tính khách quan như 71,4% GV cho rằng thời lượng chương trình LSĐP còn quá ít, 85,7% GV có ý kiến việc dạy học trải nghiệm, tham quan học tập tại di sản khó khăn do thiếu kinh phí và 64,3% GV

nhận thấy dạy học LSĐP hiện tại chưa được quan tâm đúng mức. Đó cũng là những nguyên nhân dù khách quan nhưng rất lớn dẫn đến hạn chế hiệu quả của việc giảng dạy LSĐP ở các trường THPT hiện nay.

- Về kết quả khảo sát học sinh:

Để tìm hiểu hứng thú, phương pháp học tập của HS đối với bộ môn và sự hiểu biết về DSVH địa phương, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 121 HS tại một số trường THPT thuộc tỉnh Ninh Bình theo vùng miền: thành phố (THPT Đinh Tiên Hoàng), nông thôn (THPT Gia Viễn B), vùng sâu (THPT Gia Viễn C), qua một số câu hỏi:

Thứ nhất, Về mức độ yêu thích bộ môn Lịch sử của HS. Chúng tôi đã hỏi: “Em

có thích Lịch sử không?”. Kết quả là:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng di sản văn hóa cố đô hoa lư trong dạy học lịch sử địa phương ở lớp 10 trung học phổ thông tỉnh ninh bình​ (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)