Yêu cầu khi lựa chọn hình thức, biện pháp sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng di sản văn hóa cố đô hoa lư trong dạy học lịch sử địa phương ở lớp 10 trung học phổ thông tỉnh ninh bình​ (Trang 69)

Hoa Lƣ trong dạy học lịch sử địa phƣơng lớp 10 trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình

2.2.1. Lựa chọn hình thức, biện pháp sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư phải đáp ứng được mục tiêu dạy học lịch sử địa phương nói riêng, môn lịch sử nói chung đáp ứng được mục tiêu dạy học lịch sử địa phương nói riêng, môn lịch sử nói chung

Mục tiêu là “đích cần đạt tới để thực hiện nhiệm vụ” [46; 649]. Việc xác định đúng mục tiêu dạy học góp phần định hướng GV đề xuất và chọn lựa hình thức, biện pháp giáo dục phù hợp.

Trước tiên, GV cần phải xác định được mục tiêu đạt được về kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực và phẩm chất. Sau đó, căn cứ vào mục tiêu giáo dục đó để lựa chọn hình thức, biện pháp dạy học phù hợp. Ví dụ: trên cơ sở mục tiêu kiến thức là yêu cầu HS trình bày được hiểu biết về di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư (sự thành lập, phân loại di tích, nhân vật và sự kiện lịch sử gắn liền với di tích…) thì GV có thể lựa chọn hình thức dạy học là nội khóa (có thể ở trên lớp hoặc bài học tiến hành tại di sản). Hoặc mục tiêu về kĩ năng là yêu cầu HS vẽ được sơ đồ cấu trúc Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng tại Khu di tích Cố đô Hoa Lư, bên cạnh hình thức dạy học trên lớp (bằng cách GV cung cấp sơ đồ, video giới thiệu di tích) thì hình thức có thể hiệu quả hơn là cho HS tham gia học tập, trực tiếp quan sát tại di sản để vẽ lại sơ đồ cấu trúc di tích theo yêu cầu của GV.

2.2.2. Hình thức, biện pháp lựa chọn phải phát huy tính tích cực học tập của học sinh

Để thực hiện Chương trình LSĐP ở trường THPT tỉnh Ninh Bình theo mục tiêu chung của hệ thống giáo dục phổ thông và Chương trình giáo dục môn Lịch sử cấp THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, đòi hỏi GV cần phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, thông thạo nghiệp vụ, đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả sẽ

phát huy được tính chủ động, tích cực học tập, tạo cho HS hứng thú, dễ dàng tiếp thu kiến thức lịch sử. Trên cơ sở đó nhằm nâng cao trình độ, khả năng nhận thức của HS về bản chất sự kiện, quá trình lịch sử, rút ra quy luật và các bài học lịch sử.

Trước mỗi giờ học LSĐP, GV cần chuẩn bị kĩ nội dung, định hướng cho HS tự học bằng cách tìm hiểu trước ở nhà. Phương pháp hướng dẫn HS tự học cần được tổ chức linh hoạt ở các hoạt động học trên lớp và nhiệm vụ ngoại khóa, ra bài tập về nhà hay làm bài tập thu hoạch để báo cáo. Cho nên, phương pháp “học đi đôi với hành” cần được duy trì trong mỗi bài học LSĐP.

2.2.3. Lựa chọn hình thức, biện pháp phải vừa sức học sinh

- Sử dụng DSVH Cố đô Hoa Lư phải lưu ý phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của HS. Tùy thuộc vào đối tượng HS khác nhau, dựa trên mục đích, nội dung bài học mà GV lựa chọn hình thức, biện pháp khác nhau để đạt được mục tiêu bài học.

Chẳng hạn: Đối với HS trung bình có thể dùng tranh ảnh hoặc hiện vật kết hợp các đoạn miêu tả, tường thuật về di sản, nhân vật lịch sử. Nhưng với đối tượng HS khá giỏi hoặc nhận thức nhanh hơn, GV chỉ cần cung cấp tư liệu là hình ảnh, hoặc video tư liệu, các em đã có thể tự khám phá, tư duy, phát hiện ra vấn đề và tự trình bày hiểu biết của mình.

Trong khi tiến hành bài học, với đối tượng HS có năng khiếu đặc biệt và tư duy tốt hơn, có thể yêu cầu kĩ năng này ở mức độ cao hơn là vẽ được sơ đồ, lược đồ hoặc tranh ảnh lịch sử. Còn với những HS còn lại chỉ cần yêu cầu các em biết khai thác và hiểu được nội dung của sơ đồ, lược đồ có sẵn.

- Về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng phải căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu bài học và thời gian học tập. Về thời gian học tập: So với lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc thì thời gian dành cho LSĐP là ít. Từ yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt được, GV xác định nội dung, phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp, tránh quá tải, quá sức đối với HS.

2.2.4. Lựa chọn hình thức, biện pháp phải phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương và địa phương

Phải căn cứ vào điều kiện và khả năng cụ thể của từng trường và địa phương để xây dựng, tổ chức các hình thức học tập LSĐP nội khóa ở trên lớp, tại di sản, tham quan học tập hay ngoại khóa.

Ví dụ: việc sử dụng thiết bị dạy học trong dạy học Lịch sử nói chung và LSĐP nói riêng là một yêu cầu bắt buộc, góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo mục tiêu chung của hệ thống giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, việc này còn phụ thuộc vào điểu kiện cụ thể của mỗi trường về khả năng tự trang bị các thiết bị dạy học. Vì thế, trong dạy học LSĐP, dù điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường khác nhau nhưng GV cần thực hiện tốt kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ, sơ đồ, tranh ảnh lịch sử.

2.3. Hình thức, biện pháp sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lƣ trong dạy học lịch sử địa phƣơng

2.3.1. Tổ chức hiệu quả các hoạt động dạy học nội khóa

2.3.1.1. Sử dụng hiệu quả tài liệu di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư để tiến hành bài học lịch sử địa phương trên lớp

Trước tiên, GV phải nhận thức được vị trí của bài học tiến hành trên lớp là hình thức dạy học chủ yếu ở trường phổ thông. Trong các bài lịch sử nội khóa trên lớp, loại bài nghiên cứu kiến thức mới là yếu tố chủ đạo. Bài học nội khóa trên lớp

là “hoạt động lên lớp được tiến hành theo tiết học, trong đó GV trực tiếp tổ chức,

điều khiển hoạt động nhận thức, phát huy tính tích cực của HS cả lớp, đồng thời

cũng chú ý tới những đặc điểm riêng của từng HS” [35; tr.83]. Trong đó, GV đóng

vai trò là người chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động nhận thức của HS, còn HS đóng vai trò chủ động, tự điều khiển hoạt động nhận thức của bản thân. GV cần giúp HS thực hiện nhiệm vụ học tập của mình, tạo hứng thú cho các em nghiên cứu các vấn đề có tính thực tiễn.

Do đó, việc sử dụng DSVH trong dạy học thực hiện ở loại bài học này là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Sử dụng tài liệu của DSVH để tiến hành bài học LSĐP ở trên lớp góp phần khắc phục hạn chế về thời gian và không gian sử dụng di sản. Tài liệu di sản là nguồn kiến thức quan trọng giúp cụ thể hoá, làm phong phú nội dung bài học vốn bị giới hạn do quy định số trang ở trong Tài liệu giáo dục địa phương. Nguồn tài liệu sinh động này giúp HS có cơ hội khám phá di sản khi đang ngồi trong lớp học, hình dung và tái hiện được kiến thức, hiểu bài nhanh và nhớ lâu hơn.

Để có tài liệu về di sản làm phương tiện giảng dạy ở trên lớp, khi khai thác nguồn tài liệu này cần tuân thủ những yêu cầu sau:

- Căn cứ vào mục tiêu bài học, GV lập hồ sơ danh mục cụ thể các loại di sản có thể được sử dụng trong bài học. Ngoài ra, GV cần phải tiến hành chọn lọc kỹ và xác minh tính chân thực của các tài liệu về di sản bằng cách dựa vào tư liệu của Trung tâm bảo tồn di tích, các sách nghiên cứu chuyên khảo lịch sử, tài liệu hướng dẫn dạy học LSĐP của Sở Giáo dục và đào tạo. Ví dụ: với bài học nội khóa trên lớp về LSĐP, GV có thể lập bảng về một số DSVH có thể được sử dụng ở các mức độ khác nhau trong bài:

Bảng 2.1. Liệt kê một số di sản văn hóa sử dụng trong bài học nội khóa

STT Tên di sản Nội dung kiến thức cơ bản liên quan đến di sản 1 Đền thờ vua

Đinh Tiên Hoàng

- Lịch sử hình thành, cấu trúc, loại hình di sản. - Đánh giá về công lao của vua Đinh.

- Các di vật, hiện vật tiêu biểu có liên quan: Long sàng, cửa cổng phía Bắc, núi Mã Yên.

- Nhận xét về vị trí, vai trò của kinh đô Hoa Lư trong lịch sử.

2 Đền thờ vua Lê Đại Hành

- Lịch sử hình thành, cấu trúc, loại hình di sản.

- Đánh giá về công lao của vua Lê và Thái hậu Dương Vân Nga.

- Các di vật, hiện vật tiêu biểu có liên quan: Khu trưng bày cổ vật. 3 Nhà bia tưởng niệm vua Lý Thái Tổ - Sự hình thành, loại hình kiến trúc.

- Đánh giá công lao dời đô của vua Lý Thái Tổ.

- Ngoài ra, khi sưu tầm nguồn tài liệu về di sản để phục vụ cho việc dạy học, nhà trường và GV nên phát động HS tham gia sưu tầm tài liệu, tranh ảnh hoặc hiện vật về di sản, đặc biệt là những di sản ở gần nơi cư trú của các em. Việc để HS tham gia vào sưu tầm tài liệu cũng là một cách dạy hiệu quả giúp các em tự học, tự tiếp cận trước với nội dung bài học sẽ được giới thiệu và chuẩn hóa kiến thức ở trên lớp.

- Trước khi tiến hành bài học, trong quá trình soạn giáo án, GV phải chọn những tài liệu điển hình nhất, cần thiết nhất để đưa vào bài giảng. Tài liệu về di sản được lựa chọn phải làm rõ được trọng tâm kiến thức và mục tiêu của bài học. Tránh tình trạng đưa quá nhiều tài liệu dẫn đến quá tải, làm loãng nội dung của bài học.

Chẳng hạn khi sử dụng tài liệu của DSVH Cố đô Hoa Lư để tiến hành bài nội khóa trên lớp: “Di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh Ninh Bình” ở hoạt động tìm hiểu khái niệm về di tích lịch sử - văn hóa. Thực tế là tài liệu về di tích này rất đa dạng

và phong phú, nhưng để thực hiện nhiệm vụ này, GV chỉ cần chọn lựa một nguồn tư liệu trong số đó là về đền thờ vua Lê – nơi vừa có giá trị nội dung về hiện vật, di vật, cổ vật, công trình kiến trúc tiêu biểu:

+ GV đưa ra hình ảnh về di tích đền thờ Lê Đại Hành (ảnh đền thờ và một số di vật, cổ vật thuộc di tích trên sau lần khai quật khảo cổ năm 1997 như gạch trang trí, gạch xây dựng in chữ “Đại Việt quốc quân thành chuyên”, đồng tiền “Thái Bình hưng bảo”…) và yêu cầu HS dựa vào các hình ảnh ví dụ để trả lời câu hỏi: Di tích lịch sử - văn hóa là gì?

+ HS quan sát ảnh, đọc tài liệu LSĐP và phát biểu ý kiến. GV khuyến khích HS phát biểu theo suy nghĩ và ý hiểu của mình.

+ GV nhận xét, bổ sung và chốt lại khái niệm về Di tích lịch sử - văn hóa. GV mở rộng: Di tích lịch sử - văn hóa là một bộ phận của DSVH vật thể, nên có thể gọi tắt di tích lịch sử - văn hóa là di sản. Sau đó, cũng dựa trên tư liệu hình ảnh minh họa về di tích đền thờ Lê Đại Hành, GV giúp học sinh phân biệt các khái niệm: di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, danh lam thắng cảnh.

- Mặt khác, nguồn tư liệu về di sản rất phong phú: tranh ảnh, hiện vật, video… và phạm vi nội dung rất đa dạng về lĩnh vực lịch sử, văn học – ca dao, đồng dao, lễ hội, ẩm thực, âm nhạc… Vì vậy, GV trong quá trình dạy học phải khéo léo sử dụng đa dạng các tư liệu này để tăng sự hứng thú của HS đối với bài học và thể hiện được cụ thể, chính xác, đa chiều kiến thức về LSĐP.

- Ngoài ra, khi dạy học về LSĐP nhưng không được tách rời, độc lập với lịch sử dân tộc. Bởi vậy, khi khai thác tài liệu về di sản địa phương cần liên hệ vị trí, mối quan hệ của nó với lịch sử cả nước để HS có cái nhìn toàn diện, đa chiều và nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc học LSĐP. Ví dụ khi dạy về di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư ở trên lớp, GV không thể bỏ qua việc liên hệ với lịch sử Việt Nam ở thế kỉ X – giai đoạn buổi đầu của thời kì xây dựng nhà nước độc lập Đại Cồ Việt. Trong khi đó, tài liệu về di sản Hoa Lư – kinh đô xưa của nước ta thời kì Đinh - Tiền Lê là một minh chứng sống động về cả một giai đoạn lịch sử đã đặt cơ sở, nền móng cho sự phát triển của chế độ phong kiến nước ta ở các thế kỉ sau.

- Những tài liệu về di sản được sử dụng trong hình thức này như là các phương tiện trực quan, nguồn kiến thức do đó cần được kết hợp chặt chẽ với trình bày

miệng và các phương pháp dạy học khác như sử dụng đồ dùng trực quan, dạy học nêu vấn đề, dạy học theo dự án. Tuy là dạy học ở trên lớp học nhưng GV có thể tổ chức phân công nhiệm vụ học tập cho HS theo nhóm, tương ứng với các tiểu dự án. Dưới sự hướng dẫn của GV, các nhóm HS sẽ phân công nhiệm vụ, đi thu thập và xử lí thông tin, hoàn thiện và báo cáo sản phẩm hoạt động nhóm trước lớp. Việc sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học khiến cho bài học lịch sử ở trên lớp trở nên lôi cuốn HS và kích thích sự hứng thú, say mê học tập ở các em.

Về các biện pháp thực hiện khi sử dụng tài liệu về di sản để tiến hành bài học trên lớp cần vận dụng cấu trúc mềm dẻo của bài học lịch sử theo kiểu dạy học nêu vấn đề, các hoạt động của bài học phải linh hoạt, sáng tạo.

(*) Sử dụng tài liệu, tranh ảnh để khởi động quá trình nhận thức của HS

Trên cơ sở mục tiêu, kiến thức cơ bản của bài học, GV tổ chức hoạt động khởi động, dẫn dắt HS vào tình huống có vấn đề để tạo hứng thú học tập cho các em. Mục tiêu của tình huống học tập ở hoạt động khởi động là với việc quan sát một số hình ảnh, lược đồ, video tư liệu về nội dung có liên quan đến bài học, HS sẽ được kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học. Trên cơ sở đó, GV nêu lên bài tập nhận thức, cũng chính là mục tiêu nhận thức cơ bản của bài học.

Để khởi động quá trình nhận thức của HS khi tiến hành bài học LSĐP “Di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh Ninh Bình”, GV thực hiện:

- GV tổ chức hoạt động theo 4 nhóm cùng thực hiện 1 nhiệm vụ: Hãy kể tên các di tích ở Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới?

- Các nhóm có thời gian 3 phút thảo luận và trình bày trên phiếu học tập. - Sau khi các nhóm trình bày kết quả hoạt động nhóm, GV cung cấp lược đồ, hình ảnh của 8 di tích ở Việt Nam đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới tính đến năm 2014. Đó là: 2 di sản thiên nhiên thế giới: Vịnh Hạ Long (1994 và 2000), Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (2003); 5 di sản văn hóa thế giới: Quần thể di tích Cố đô Huế (1993), Phố Cổ Hội An (1999), Thánh địa Mỹ Sơn (1999), Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long (2010); Thành nhà Hồ (2011), 1 Di sản thế giới hỗn hợp (di sản thiên nhiên thế giới và di sản văn hóa thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng di sản văn hóa cố đô hoa lư trong dạy học lịch sử địa phương ở lớp 10 trung học phổ thông tỉnh ninh bình​ (Trang 69)