2.4. Thực nghiệm sư phạm
2.4.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm
2.4.1.2. Nội dung thực nghiệm
Để bài TN đạt kết quả cao, khẳng định tính trung thực, khả thi của đề tài, chúng tôi tiến hành thực nghiệm toàn phần vào dự án “Tìm hiểu di tích Cố đô Hoa Lư – Kinh đô 42 năm của nhà nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê – Lý (968 – 1010) và buổi đầu xây dựng nhà nước độc lập ở thế kỉ X”, ở trường THPT Gia Viễn B.
Chúng tôi soạn giáo án theo hai kiểu:
Kiểu 1: Soạn giáo án bài TN vận dụng dạy học dự án tổ chức tham quan học tập tại DSVH Cố đô Hoa Lư cho HS chuẩn bị cho bài LSĐP ở trên lớp theo những đề xuất trong luận văn.
Kiểu 2: Giáo án ĐC do GV thực nghiệm chuẩn bị, chủ yếu là soạn theo PP truyền thống, tiến hành dạy học tiết LSĐP ở trên lớp.
2.4.1.2. Phương pháp thực nghiệm
Quá trình TN được tiến hành theo đúng phân phối chương trình và thời khóa biểu do nhà trường đề ra trong năm học 2019-2020, theo đúng kế hoạch của Bộ giáo dục và Đào tạo. Sau khi chuẩn bị kĩ giáo án, chúng tôi tiến hành khảo sát tại lớp 10A7 có 38 HS làm lớp ĐC, lớp 10A8 làm lớp TN gồm có 40 HS ở trường THPT Gia Viễn B. Hai lớp được chọn là 2 lớp có sĩ số, trình độ nhận thức của HS tương đối ngang nhau, tạo điều kiện cho việc thực nghiệm đề tài.
Để có cơ sở đánh giá hiệu quả các biện pháp sư phạm đề xuất, sau tiết học chúng tôi đã tiến hành kiểm tra mức độ lĩnh hội kiến thức của HS thông qua một bài kiểm tra 15 phút. Bài này được dùng cho cả lớp TN và ĐC với thang điểm như nhau
+ Điểm Giỏi: 9-10 điểm (Bài làm đúng so với đáp án đưa ra)
+ Điểm Khá: 7-8 điểm (Bài làm tương đối hoàn chỉnh so với đáp án đưa ra) + Điểm Trung bình: 5-6 điểm (Bài làm chỉ đạt được một nửa so với yêu cầu đưa ra)
+ Điểm Yếu: Dưới 5 điểm (Bài làm chưa đạt)
Căn cứ vào kết quả của bài kiểm tra, chúng tôi tiến hành đánh giá kết quả của 2 lớp TN và ĐC.