Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổchức hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động trải nghiệm giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh (Trang 33 - 37)

1.1.4.1. Khả năng nhận thức của trẻ

Ở tuổi này trẻ đã biết tương đối nhiều về bản thân, biết điều khiển những cảm xúc và hành vi, từ đó tạo điều kiện cho sự chủ động của hành vi. Ở mẫu giáo lớn, ý thức bản ngã của trẻ đã được xác định, trẻ đã có khả năng so sánh mình với người khác. Trẻ đã hiểu được giới tính của mình và biết phải thể hiện thế nào cho phù hợp với giới tính. Trẻ đã có thể lĩnh hội các khái niệm sơ đẳng và có các lập luận, kết luận chính xác khi được dạy dỗ. Chú ý của trẻ mẫu giáo lớn đã tập trung hơn và bền vững hơn. Ghi nhớ cũng có tính chủ động nhiều hơn.

Với trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng, thế giới xung quanh rất mới mẻ, kỳ lạ và trẻ luôn muốn khám phá, tìm hiểu. Cụ thể trong hoạt động trải nghiệm, nhận thức của trẻ có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, trẻ có nhu cầu rất lớn trong việc nhận thức thế giới xung quanh

Nhu cầu nhận thức là một trong những nhu cầu cơ bản của con người. Ở trẻ, mức độ đầu tiên của nhu cầu nhận thức là nhu cầu có những ấn tượng từ thế giới bên ngoài. Điều này biểu hiện ở chỗ, trẻ thích tiếp xúc và khám phá các đối tượng của thế giới xung quanh. Từ đó, nhu cầu của trẻ phát triển thành tính ham hiểu biết, thể hiện rõ ở những câu hỏi của trẻ. Trẻ 5 – 6 tuổi thường đưa ra hàng loạt câu hỏi về một đối tượng cụ thể nào đó mà trẻ quan tâm. Ví dụ, khi quan tâm con mèo, trẻ sẽ có vô số thắc mắc như: “Mèo con được sinh ra như thế nào? Có bao nhiêu loại mèo khác nhau? Tại sao mèo hay dùng mũi để ngửi? Vì sao mèo thích liếm lông? Có phải khi mèo “rửa mặt” là

trời mưa không?...”. Mức độ cao hơn của tính ham hiểu biết là hứng thú nhận thức. Nó được thể hiện ở mong muốn tìm hiểu những điều mới, làm rõ cái chưa biết về đặc điểm, tính chất, mối quan hệ giữa các đối tượng với nhau.

Vì vậy, khi tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ, giáo viên mầm non cần thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ bằng cách tạo điều kiện cho trẻ tự do tiếp xúc, khám phá đối tượng; trả lời tất cả những câu hỏi, những thắc mắc của trẻ; tôn trọng hứng thú, ý kiến và cách khám phá riêng của từng trẻ…

Thứ hai, nhận thức của trẻ mang tính trực quan

Trẻ chỉ mới có khả năng nhận biết được các dấu hiệu bên ngoài của đối tượng. Trẻ dễ dàng tập trung chú ý, ghi nhớ các đối tượng hấp dẫn, ngộ nghĩnh. Trẻ nhận biết các thuộc tính của đối tượng một cách chính xác khi được tiếp xúc, khám phá đối tượng bằng tất cả các giác quan (mắt nhìn, tay sờ, mũi ngửi, miệng nếm, tai nghe). Ví dụ, trẻ biết chanh chua khi nếm, biết hoa thơm khi ngửi...

Do đó, để tổ chức tốt các hoạt động khám phá cho trẻ, giáo viên mầm non không chỉ cho trẻ nhận biết các đặc điểm bên ngoài của đối tượng mà còn tạo nhiều cơ hội cho trẻ được khám phá các tính chất của đối tượng bằng tất cả các giác quan, cần chú trọng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực (thí nghiệm, trò chơi, giải quyết vấn đề…) để trẻ được tìm hiểu đặc điểm, tính chất, lợi ích, mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh thông qua những hoạt động của chính trẻ.

Theo tác giả L.A.Venger, tư duy trực quan sơ đồ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là quá trình hình thành các biểu tượng về không gian với hai thao tác trí tuệ là sơ đồ hóa (mã hóa), tức là sắp xếp vị trí của các sự vật trong không gian thật (3 chiều) vào một sơ đồ (không gian 2 chiều) theo một chuẩn trong một hệ quy chiếu nhất định bằng các ký hiệu đã được quy ước, và đọc hiểu sơ đồ (giải mã), tức là từ một sơ đồ không gian 2 chiều trẻ có thể xác định vị trí của các vật tồn tại trong không gian thật (3 chiều) theo hướng và mốc định hướng nhất định. Tư duy trực quan sơ đồ là kiểu trung gian quá độ để chuyển từ kiểu

tư duy trực quan hình tượng lên kiểu tư duy mới khác về chất, đó là tư duy lôgíc (tư duy trừu tượng).Kiểu tư duy này đã xuất hiện ở mẫu giáo lớn khi trẻ biết sử dụng thành thạo các vật thay thế. Khi đã phát triển tốt chức năng ký hiệu của ý thức, trẻ bắt đầu hiểu rằng có thể biểu thị một sự vật hay một hiện tượng nào đó bằng những từ ngữ hay những ký hiệu khác.

Ở trẻ 5 tuổi, theo L.X.Vugotxki diễn ra “Sự trí tuệ hóa cảm xúc”. Trẻ có khả năng ý thức, hiểu và giải thích những tình cảm của riêng mình và trạng tháixúc cảm của bạn bè, làm thay đổi một cách cơ bản quan hệ của trẻ với bạn bè. Trẻ đã biết đánh giá nhóm bạn bè qua sự giúp đỡ, hợp tác trong học tập và vui chơi, chia sẻ suy nghĩ, tình cảm, xuất hiện tình bạn.

1.1.4.2. Cơ sở vật chất

Để tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên được khám phá môi trường xung quanh thông qua việc tổ chức hoạt động trải nghiệm thì điều kiện khuôn viên trong trường và ngoài trường cần đảm bỏ đủ các yêu tố cho trẻ trải nghiệm khám phá thực tế theo yêu cầu cho phép. Nếu môi trường không có thì trẻ không thể có điều kiện tham gia thực tế được. Tuy nhiên các điều kiện đó phải mang tính thực tế, thiết thực tránh hình thức, gò bó. Ví dụ: Trẻ được tìm hiểu các loại rau cải ( bắp cải, cải thìa…) trong vườn trường có trồng vườn rau xanh trẻ sẽ được đi tham quan, quan sát và tìm hiểu về (đặc điểm, công dụng, môi trường sống…) của rau cải. Sau đó trẻ cùng thực hành nhổ cỏ, bắt sâu, tưới nước… cho rau bắp cải trẻ sẽ rát hứng thú qua hoạt động thực tiễn.

Chính vì vậy dựa vào ngân hàng đề tài theo các chủ đề thiết kế các hoạt động khám phá môi trường xung quanh cô giáo càn sự tham mưu cần thiết với Ban Giám Hiệu, các đồng nghiệp để cùng trang bị những yếu tố cần thiết cho trường mầm non có cảnh quan, cơ sở vật chất cho trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng vật thật từ đó trẻ sẽ được trực tiếp trải nghiệm góp phần phát huy nhận thức cho trẻ.

1.1.4.3. Điều kiện giáo viên

Hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế,

dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. Như vậy, thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được cung cấp các kiến thức, kĩ năng từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm. Trong các hoạt động trải nghiệm, giáo viên mầm non có vai trò định hướng, hỗ trợ, đánh giá, uốn nắn, sửa sai cho trẻ

Tùy thuộc vào từng hoạt động trải nghiệm, giáo viên đưa các tình huống có vấn đề để trẻ trải nghiệm với các tình huống đó.

Như vậy, trẻ rất hứng thú và kiến thức, kĩ năng sẽ hình thành một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Do vậy, tại trường mầm non Chí Đám các cô giáo đã cho trẻ trải nghiệm sáng tạo thông qua hoạt động ngoài trời, các hoạt động khám phá khoa học…tạo sự lôi cuốn trẻ tham gia vào các cuộc trò chuyện bằng những câu hỏi ngắn về kinh nghiệm của trẻ, tạo hứng thú bước đầu cho trẻ đối với những nội dung đặt ra về đặc điểm của nước. Ví dụ: Các con hãy nhìn xem cốc nước này như thế nào? Có màu gì? Các con hãy ngửi xem nước có mùi gì? Mỗi bạn hãy rót nước và uống xem nước có vị gì?

Tùy theo từng điều kiện, giáo viên thiết kế các thí nghiệm cho trẻ như: Hàng ngày, cô cùng trẻ tưới nước cho hạt và cùng nhau quan sát sự nảy mầm của hạt. Đối với con vật nuôi, cây xanh cho trẻ tìm hiểu về đặc điểm, giá trị, vẻ đẹp của con vật, cây, hoa, lá... Nói về sự sinh trưởng của cây xanh, cô cùng trẻ tham gia hoạt động thực tế: “gieo hạt”. Cô cho trẻ xem về quá trình phát triển, thay đổi của đối tượng: Hạt - nảy mầm - cây có chồi - lá non - lá xanh thẫm, to hơn, sau đó trẻ được xem cả quá trình lao động chăm sóc cây trồng. Tùy theo điều kiện tôi chọn những thí nghiệm làm cho trẻ xem và sau đó trò chuyện với trẻ: Điều gì xảy ra nếu không có nước? Phải làm những công việc gì để bảo vệ nguồn nước? Chúng ta làm gì để góp phần tiết kiệm nước? Chính hoạt động trải nghiệm này sẽ mang lại cho trẻ sự hứng thú khi hàng ngày được chăm sóc và tham gia các hoạt động như một nhà khoa học thực thụ. Từ đó, trẻ biết trân trọng nguồn nước, cây xanh và bảo vệ môi trường

Có thể nói rằng, các hoạt động trải nghiệm có tác động rất lớn tới dạy trẻ thu nhận kiến thức mới không quan trọng bằng tạo cho bé có niềm say mê

tìm hiểu, thích khám phá và biết cách lĩnh hội những kiến thức mới. Học bằng cách khám phá và biết cách lĩnh hội những kiến thức mới giúp bé được trải nghiệm và tự phát hiện ra những điều lý thú.

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động trải nghiệm giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)