luyện kỹ năng và thái độ đối với đối tượng nhận thức không?
Những nội dung đánh giá này không chỉ giúp cho việc điều chỉnh quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm đúng và kịp thời nhằm tạo ra hiệu quả trên trẻ mà còn làm cho quy trình có khả năng thực thi một cách rộng rãi trên thực tiến giáo dục mầm non.
2.3. Minh họa một số hoạt động trải nghiệm giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh môi trường xung quanh
Trong giới hạn nghiên cứu, tôi xin đưa ra minh họa một số hoạt động trải nghiệm giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh về các chủ đề: Thực vật, yếu tố tự nhiên vô sinh và hiện tượng tự nhiên, gia đình, nghề nghiệp.
Hoạt động trải nghiệm giúp trẻ tìm hiểu về thực vật Chủ đề : Thực vật
Đề tài : Cùng bé khám phá các loại quả Đối tượng : Trẻ 5 – 6 tuổi
Thời gian : 30 – 35 phút
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức
- Trẻ biết những đặc điểm, cấu tạo của các loại quả, biết được sự khác nhau giữa các loại quả.
- Trẻ biết lợi ích của việc ăn nhiều hoa quả.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện và phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ ăn nhiều hoa quả.
- Giáo dục trẻ có thói quen vệ sinh trước và sau khi ăn, ăn xong biết để vỏ vào nơi quy định.
II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô
- Qủa thật cho trẻ quan sát (Quả cam, Quả nho, Quả táo, Quả khế) + Đĩa đựng các loại quả đã gọt sẵn
+ 8 rổ nhựa, 4 bàn
- Hình ảnh một số loại quả khác (quả nhãn, quả chôm chôm, quả chuối, quả ổi, quả thanh long, quả đu đủ…)
- Nhạc bài hát “Quả”
2. Đồ dùng của trẻ
- Một số hình vẽ lô tô về các loại quả (quả một hạt, nhiều hạt; quả mọc thành từng chùm, quả mọc thành trái).
- Mỗi trẻ một rổ có quả thật và một đĩa nhựa
III. CÁCH TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú
- Xúm xít, xúm xít
- Các con hôm nay bạn nào cũng ngoan cô tặng cho các con một chuyến đi chơi tham quan cửa hàng bán các loại quả qua màn ảnh nhỏ các con có thích không?
- Các con ngồi xuống và nhìn lên màn hình để tham quan cửa hàng quả nhé.
- Các con thấy cửa hàng bán những quả gì đây? (cô chỉ vào các quả trên màn hình).
- Quanh cô, quanh cô
- Có ạ
- Trẻ về chỗ ngồi
- Các con thấy cửa hàng bán nhiều quả không? - Chúng mình thấy quả có ngon không?
- Các con có thích ăn quả không?
- Thấy các con thích ăn quả bác bán hàng đã tặng cho chúng mình mỗi bạn một rổ hộp quà có rất nhiều quả ngon, trước khi ăn cô và chúng mình cùng nhau khám phá xem bác bán hàng tặng chúng mình quả gì nhé.
- Vậy chúng mình về chỗ ngồi cùng nhau khám phá một số loại quả nào.
2. Hoạt động 2: Bài mới - Khám phá một số loại quả
- Các con ơi trước mặt các con là những hộp quà mà bác bán hàng tặng chúng mình bây giờ chúng mình có muốn cùng cô khám phá món quà thứ nhất không?
* Quả cam
- Vậy chúng mình mở hộp quà thứ nhất là quả gì?
- Không biết quả cam này như thế nào nhỉ? Có ai biết không?
- Sau khi trẻ trả lời xong, cô hỏi lại cả lớp để kiểm tra lại bạn đã trả lời chính xác chưa?
+ Quả cam này màu gì?
+ Hình dáng bên ngoài của quả cam như thế nào?
+ Vỏ quả cam như thế nào? (cô cho trẻ sờ) + Quả cam mọc như thế nào?
+ Bóc vỏ quả cam ra bên trong quả có gì?
- Có ạ - Có ạ - Có ạ - Vâng ạ - Trẻ về chỗ ngồi cùng khám phá các loại quả - Có ạ - Qủa cam - Trẻ nêu ý kiến - Màu vàng - Hình tròn - Vỏ cam sần
- Quả cam mọc thành quả - Có múi
+ Quả cam có hạt không?
+ Quả nào có nhiều hạt như quả cam?
+ Quả cam ăn có vị gì? (Cho vài trẻ nếm thử) - Cô khái quát lại: Quả cam này có hình tròn, vỏ sần, bên trong có múi, khi chín cam ăn có vị ngọt. Cam có nhiều hạt, khi chín cam có màu vàng, chưa chín có màu xanh.
* Quả táo
- Để biết món quà thứ 2 mà bác bán hàng tặng lớp mình cô và chúng mình cùng mở hộp quà thứ 2 và nói bên trong có quả gì?
Cô cũng đặt câu hỏi tương tự: + Quả táo này màu gì?
+ Hình dáng bên ngoài của quả táo như thế nào? + Vỏ quả táo như thế nào? (cô cho trẻ sờ)
+ Quả táo mọc như thế nào nhỉ? + Quả táo có nhiều hạt không? + Quả nào chỉ có 1 hạt như quả táo?
+ Quả táo ăn có vị gì? (Cho vài trẻ nếm thử) - Cô khái quát lại: Quả táo có hình tròn, vỏ quả táo nhẵn, táo có ít hạt. Ăn có vị ngọt và táo mọc thành từng quả.
* So sánh Quả táo - Quả cam
- Quả táo và quả cam có điểm gì giống nhau? - Quả táo và quả cam có điểm gì khác nhau? - Cô chỉ rõ điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 quả cho trẻ rõ thêm: quả táo và quả cam giống nhau là đều hình tròn, ăn có vị ngọt. quả táo và quả cam khác nhau là quả táo ít hạt, quả cam
- Quả cam có hạt - Trẻ kể tên - Vị ngọt - Trẻ lắng nghe - Quả táo - Trẻ trả lời - Hình tròn - Vỏ nhẵn - Mọc thành từng quả - Quả táo có ít hạt - Trẻ kể tên - Táo ăn có vị ngọt
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô
nhiều hạt; vỏ táo nhẵn còn vỏ cam sần.
* Quả nho
- Chúng mình có muốn biết món quà thứ 3 là gì không? Vậy cô và các con cùng mở hộp quà thứ 3 là quả gì?
Cô hỏi tương tự:
+ Quả nho này màu gì?
+ Hình dáng bên ngoài của quả nho như thế nào? + Vỏ quả nho như thế nào? (cô cho trẻ sờ)
+ Quả nho mọc như thế nào? + Quả nho có nhiều hạt không?
+ Quả nho ăn có vị gì? (Cho vài trẻ nếm thử) - Cô khái quát lại: Quả nho có màu tím, có hình tròn, vỏ nhẵn, ăn có vị ngọt. Quả nho chỉ có một hạt. Nho mọc thành chùm, vì thân cây nho rất mềm nên khi trồng nho các bác nông dân phải làm giàn để cho bò lên.
* Quả khế
- Còn 1 hộp quà cuối cùng chúng mình cùng mở ra xem bên trong hộp quà là quả gì?
+ Các con thấy quả khế này có màu gì? + Quả khế có gì?
+ Vỏ quả khế này như thế nào? (cô cho trẻ sờ) + Quả khế cắt ra trông giống hình gì?
+ Quả khế có nhiều hạt không?
+ Ăn quả khế có vị gì? (cô cho trẻ nếm) + Khế có mấy loại?
+ Khế chua người ta thường dùng làm gì?
* So sánh Quả khế - Quả nho
- Quả nho - Màu tím - Hình tròn - Vỏ nhẵn - Mọc thành chùm - Quả ít hạt - Có vị ngọt - Trẻ lắng nghe - Quả khế - Mùa vàng - Có múi - Vỏ nhẵn - Hình ngôi sao - Có nhiều hạt - Có vị chua - Có 2 loại
- Quả khế và quả nho có điểm gì giống nhau? - Quả khế và quả nho có điểm gì khác nhau? - Cô khái quát lại: Quả khế và quả nho giống nhau là đều vỏ nhẵn. Khác nhau là quả nho có vị ngọt, quả khế có vị chua; Nho có màu tím, khế có màu vàng; Quả nho ít hạt, khế có nhiều hạt. - Trong 4 loại quả trê con thích ăn loại quả nào nhất? Vì sao?
* Mở rộng kiến thức
- Cô vừa giới thiệu cho các con quả gì?
Ngày nay do công nghệ kỹ thuật hiện đại các bác nông dân đã lai tạo ra các loại quả chưa chín hay chín rồi đều có màu xanh như quả nho, quả cam… Nhưng điều khác hơn là khi chín các loại quả này căng hơn và tròn hơn.
- Cô mở rộng thêm: Cô cho trẻ xem hình ảnh. Ngoài những quả trên còn có nhiều loại quả khác như: Quả nhãn, quả chôm chôm, quả đu đủ… Các loại quả có chứa nhiều Vitamin A, Vitamin C nên rất tốt cho sức khỏe. Vì vậy, các con nhớ ăn nhiều trái cây để cho cơ thể khỏe mạnh, da dẻ hồng hào và thông minh nhé! Các con cũng nhớ là trước khi ăn chúng mình phải rửa sạch tay, ăn quả thì phải rửa sạch rồi gọt vỏ, vỏ phải vứt vào thùng rác.
3. Hoạt động 3: Củng cố kiến thức
- Trò chơi: “Bé nào chọn đúng”
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 4 đội chơi, trên đây cô đã chuẩn bị 4 rổ đựng lô tô hình ảnh các
- Trẻ trả lời - Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Qủa cam, quả táo, quả nho, quả khế
- Trẻ xem hình ảnh
loại quả. Nhiệm vụ của 4 đội là sắp xếp các loại quả này theo những đặc điểm của chúng.
+ Đội 1: Nhóm quả sần sùi
+ Đội 2: Nhóm quả mọc thành chùm + Đội 3: Nhóm quả nhiều múi
+ Đội 4: Nhóm quả nhiều hạt
Thời gian chơi cho 4 đội là một bản nhạc, khi bản nhạc bắt đầu lần lượt các bạn trong đội chơi phải chọn nhanh các loại quả của nhóm, rồi chạy nhanh để vào rổ của mình, rồi chạy về cuối hàng để bạn tiếp theo lên và cứ lần lượt như vậy cho đến hết.
- Luật chơi: Mỗi lần lên chỉ được chọn 1 quả. Đội nào chọn đúng và được nhiều hơn sẽ là đội thắng cuộc. Đội nào chọn sai, ít hơn sẽ là đội thua cuộc.
- Kết thúc trò chơi cô nhận xét, đánh giá
4. Kết thúc
- Cho trẻ hát bài “Quả gì”, rồi về các góc chơi
biến luật chơi và cách chơi
- Trẻ chơi
- Trẻ hát và đi về các góc
Hoạt động trải nghiệm giúp trẻ tìm hiểu về yếu tố tự nhiên vô sinh và hiện tượng tự nhiên (đất, nước, không khí, ánh sáng)
Chủ đề : Yếu tố tự nhiên vô sinh và hiện tượng tự nhiên
Đề tài : Cùng bé thử nghiệm khám phá về Vật chìm - Vật nổi Độ tuổi : Trẻ 5 – 6 tuổi
Thời gian : 30-35 phút
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức
- Trẻ biết được công dụng và chất liệu của các đồ vật xung quanh, từ đó qua hoạt động trải nghiệm trẻ khám phá ra thế nào là vật nổi, vật chìm.
- Trẻ biết sử dụng đúng tính chất của vật Nổi - vật Chìm.
- Hình thành cho trẻ về khái niệm vật nổi và vật chìm, trẻ biết phân biệt vật có trọng lượng nặng là vật chìm, vật có trọng lượng nhẹ là vật nổi.
2. Kỹ năng :
- Phát triển khả năng quan sát, tư duy và so sánh cho trẻ qua việc thực hành trải nghiệm các vật nổi - vật chìm.
3. Thái độ :
- Trẻ có ý thức giữ gìn và bảo quản đồ vật khi được chơi trải nghiệm.
II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô
- 1 ngôi nhà 2 tầng đựng đồ vật nổi, vật chìm. - Một số đồ vật có tính chất nổi và chìm.
- Cho trẻ quan sát về một số về phương tiện giao thông đường thuỷ qua hình ảnh thuyền, đua thuyền.
- Hầm chui, suối nhỏ qua vạch. - Nhạc không lời phục vụ trò chơi
2. Đồ dùng của trẻ
- 1 rổ, - 2 bể thủy tinh phục vụ trò chơi - 2 trẻ 1 dụng củ đựng nước.
- Một số đồ vật mang tính chất nổi như: bóng bàn, xốp, lắp ghép… - Một số đồ vật mang tính chất chìm như : bi, sắt , nam châm, sỏi đá… - Bài hát: chiếc thuyền nan
III. CÁCH TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú
Cả lớp vừa quan sát hình ảnh vừa hát bài: “ Chiếc thuyền nan”
- Trò chuyện về bài hát: Các con vừa hát bài hát gì? - Bài hát nói với chúng ta điều gì?
- Chiếc thuyền nan thường dùng ở đâu? Nó là vật nổi hay vật chìm trong nước?
- Đúng rồi bài hát ví cuộc đời chúng ta như những chiếc thuyền nan trôi trên biển cả. Và chiếc thuyền nan là một vật nổi trong nước đó các con à.
2. Hoạt động 2: Hoạt động trải nghiệm khám phá về vật nổi và vật chìm
Hôm nay có một điều thú vị cô muốn gửi tới các đó là “Cùng bé thử nghiệm khám phá về Vật chìm- vật nổi” các con có muốn không?
a. Quan sát đàm thoại:
- Trời tối, trời tối. Cô đưa các vật ra. - Trời sáng rồi
Các con có thấy cô có gì không nào?
Bây giờ các con hãy quan sát xem cô có những đồ vật gì đây?
Cô có rất nhiều đồ vật khác nhau. Bây giờ cô mời các con hay quan sát và lắng nghe xem những vật đó là vật gì.
* Cô đưa ra quả bóng và đàm thoại : - Đây là vật gì ?
- Theo các con quả bóng này được làm bằng chất liệu gì?
- Nó được làm bằng nhựa thì nó là vật nổi hay vật chìm?
- Vậy muốn biết được vật nổi hay chìm thì chúng ta
- Bài chiếc thuyền nan - Cuộc đời ta như chiếc thuyền nan
- Dùng ở trên biển, nó là vật nổi trên nước - Trẻ lắng nghe - Có ạ - Đi ngủ, đi ngủ - Ò ó o - Rất nhiều đồ ạ - Trẻ quan sát và lắng nghe - Quả bóng ạ - Bằng nhựa ạ - Vật nổi ạ - Bỏ vào nước thử
phải làm gì?
- Đúng rồi chúng ta phải cho vào trong nước thì sẽ biết được vật đó nổi hay chìm.
- Bây giờ các con hãy quan sát xem cô bỏ quả bóng vào trong bể nước nó chìm hay nổi nha.
- Quả bóng vật chìm hay là nổi.
- Tương tự cô có hòn đá theo các con hòn đá này sẽ là vật chìm hay vật nổi? Vì sao?
- Và để biết được vật chìm hay vật nổi ta phải làm gì?
- Vì sao hòn đá lại là vật chìm?
- Vì sao quả bóng lại là vật nổi?
- Vậy tại sao quả bóng to mà lại nổi?
- Cũng vậy tại sao hòn đá nhỏ mà lại chìm?
- Quả bóng người ta thường dùng để làm gì? - Đá dùng để làm gì? Có quan trọng không?
- Khi nào thì ta nhận biết được đó là vật chìm? Và khi nào thì ta nhận biết được đó là vật nổi?
- Theo các con vật nổi được ví như cái gì trên sông?
- Và vật chìm được ví như gì dưới biển?
nghiệm - Trẻ quan sát - Vật nổi ạ - Hòn đá là vật chìm, vì nó nặng - Bỏ vào nước thử nghiệm - Vì nó có trọng lượng nặng - Vì nó có trọng lượng nhẹ - Quả bóng to về kích thước nhưng trọng lượng lại nhẹ - Vì hòn đá nhỏ về kích thước nhưng nặng về trọng lượng - Dùng để đá - Đá dùng để xây nhà, rất quan trọng
- Khi được thí nghiệm trong nước
- Được ví như những chiếc thuyền
- Vật chìm được ví như những con cá dưới biển
- Các con hãy lắng nghe xem hai viên đá được chập vào nhau thì nghe tiếng gì? Vì sao?
- Và hai quả bóng đập vào nhau sẽ có tiếng gì? Vì sao?
- Vật chìm như sắt, đá thép, sỏi, cát người ta thường