Dựa vào nguồn tri thức về môi trường xung quanh

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động trải nghiệm giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh (Trang 54)

Tri thức về môi trường xung quanh rất phong phú và đa dạng, do đó quy trình nhận thức phải linh hoạt dựa vào đặc điểm của nguồn tri thức về môi trường xung quanh. Trong mỗi bước có thể bổ sung hoặc bớt đi những yếu tố, những hoạt động cho phù hợp với đặc điểm đối tượng, với kinh nghiệm và khả năng nhận thức của trẻ ở từng lứa tuổi.

Đối với trẻ mầm non, môi trường xung quanh là những hoàn cảnh cụ thể xung quanh trẻ có liên quan đến cuộc sống của trẻ ngay từ khi đứa trẻ mới sinh ra, lớn lên và trong suốt cả quá trình phát triển và ngày càng được mở rộng với một nguồn tri thức rất rộng lớn bao gồm tất cả các lĩnh vực của tự

nhiên và xã hội xung quanh trẻ. Vì vậy, cần căn cứ vào đặc điểm của từng đối tượng và từng nguồn tri thức để xây dựng quy trình nhận thức.

Do đặc thù của từng nguồn tri thức cần cung cấp cho trẻ là khác nhau nên việc xây dựng quy trình nhận thức cần phải linh hoạt vận dụng các bước, các hoạt động phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ, nguồn tri thức đã có ở trẻ, xem trẻ em hứng thú với những đối tượng nào, để từ đó lựa chọn những nội dung phù hợp với trẻ, tận dụng các tình huống trong cuộc sống hàng ngày cho trẻ được khám phá sự vật hiện tượng xung quanh, cho trẻ được trải nghiệm xúc cảm tình cảm, tích luỹ kinh nghiệm để đi đến hiểu biết bản chất của sự vật hiện tượng. Làm sao để những tri thức cần cung cấp cho trẻ là những nội dung vừa mang tính giáo dục, tính khoa học, tính vừa sức, có hệ thống và đảm bảo tính thẩm mỹ đồng thời phải phát huy được tính tích cực nhận thức của trẻ trong các hoạt động trải nghiệm khám phá môi trường xung quanh.

2.2. Thiết kế hoạt động trải nghiệm giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh

Dựa vào những cơ sở vừa phân tích ở trên, chúng tôi đề xuất quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh gồm có các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị

Bất kỳ một hoạt động nào muốn đạt được mục đích cũng cần phải chuẩn bị, có thể nói, việc chuẩn bị có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của hoạt động, nó có thể quyết định việc đạt được hiệu quả cao hay thấp của hoạt động. Do vậy cần chú ý thực hiện đầy đủ các công việc cần thiết trong giai đoạn chuẩn bị để tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm cho trẻ.

a. Xác định đề tài

Để xác định đúng đề tài cho trẻ khám phá môi trường xung quanh cần căn cứ vào nội dung tri thức có trong chủ điểm, hiểu biết, hứng thú và thái độ của trẻ về những nội dung đó. Có nghĩa là, cần xác định đề tài dựa trên chính

nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ về các đối tượng có trong chủ điểm và đặc điểm nhận thức của trẻ.

b. Xác định mục đích yêu cầu

Khi xác định mục đích yêu cầu cho đề tài cần phải căn cứ vào yêu cầu của chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non, mức độ phát triển của lứa tuổi trẻ, đặc điểm của đối tượng nhận thức để xác định những mục đích cần đạt khi tổ chức hoạt động về tri thức cần cung cấp, hình thành các kỹ năng và giáo dục thái độ cho trẻ. Cụ thể:

Về nhận thức: Cần cung cấp, bổ sung, củng cố và làm chính xác hoá những tri thức về đối tượng mà trẻ tích luỹ được trong các hoạt động.

Về kỹ năng: Hình thành cho trẻ năng lực và các kỹ năng nhận thức, các thao tác tư duy, phát triển ngôn ngữ và hình thành thói quen hoạt động học tập, lao động đơn giản.

Về thái độ: Cần hình thành thái độ tốt, quan tâm tới bản thân, mọi người và môi trường xung quanh, phát triển tình cảm đạo đức, thẩm mỹ, nhận thức, lao động cho trẻ.

Mục đích yêu cầu cần phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng theo từng lĩnh vực, mỗi lĩnh vực cần sử dụng các cụm từ phù hợp để thể hiện được các yêu cầu cần đạt được như: Về nhận thức có các từ “Nhận biết”, “ Biết”, “Biết yêu cầu”, “Hiểu”, “Hiểu cách tiến hành”…Về kỹ năng có các từ “Hình thành”, “Rèn luyện”, “Đúng”, “Chính xác”, “Thành Thạo”, “Linh hoạt”…. Về thái độ có các từ “Hứng thú”, “Rung động”, “Quan tâm”, “Chăm sóc”, “Bảo vệ”…

c. Giúp trẻ tích luỹ tri thức liên quan đến đề tài.

Để giúp trẻ tích luỹ tri thức cần sử dụng các tình huống trong hoạt động của trẻ như vui chơi tham quan, hoạt động ngoài trời, sinh hoạt cá nhân hàng ngày của trẻ. Nên đưa đối tượng vào trong các góc chơi, sắp xếp đối tượng ở những nơi dễ quan sát nhất. Trong các buổi chơi tự do hay trong giờ đón và trả trẻ có thể trò chuyện với trẻ về đề tài để xác định xem trẻ đã biết gì? biết đến đâu? để dựa vào đó giáo viên có thể ấn định trước được mức độ nội dung

cần cung cấp cho trẻ và dự kiến trước các tình huống có thể xẩy ra để có thể linh hoạt thay đổi các hoạt động để phù hợp với hứng thú, nhu cầu và khả năng nhận thức của trẻ.

d. Lựa chọn đối tượng và tài liệu trực quan

Khi lựa chọn đối tượng và tài liệu trực quan, cần dựa vào đề tài, lứa tuổi trẻ và điều kiện thực tiễn của trường và của địa phương. Đề tài về môi trường tự nhiên thì cần chuẩn bị vật thật (trong điều kiện có thể) và các tài liệu trực quan (tranh ảnh, phim, mô hình và tin học…) để làm chính xác hay cụ thể hoá các dấu hiệu bản chất của đối tượng. Nếu đề tài về môi trường xã hội nhất thiết phải sử dụng các tài liệu trực quan trên trong quá trình đàm thoại với trẻ nhằm cụ thể hóa tri thức, kinh nghiệm của trẻ. Dựa vào đặc điểm lứa tuổi trẻ, nếu trẻ nhỏ thì đối tượng phải gần gũi, quen thuộc với trẻ, số lượng khoảng từ 3 - 4 đối tượng, trẻ lớn có thể chọn đối tượng phong phú hơn về số lượng và đa dạng hơn về chủng loại. Ngoài ra, tuỳ vào điều kiện thực tiễn của từng trường và từng địa phương để lựa chọn đối tượng vừa đảm bảo tính thực tiễn lại vừa phù hợp với nhu cầu trẻ và có ý nghĩa sát thực với cuộc sống của trẻ.

e. Bố trí môi trường học

Bố trí môi trường hoạt động của trẻ một cách hợp lý sẽ giúp cho giáo viên chủ động trong quá trình hướng dẫn trẻ hoạt động, còn trẻ có thể tự mình quan sát đối tượng theo nhu cầu tìm hiểu của bản thân.

Tuỳ thuộc vào từng đề tài, từng đối tượng cho trẻ quan sát giáo viên nên hình dung trước các hoạt động sẽ diễn ra trong suốt thời gian tác động đến trẻ để dự kiến cách sắp xếp chỗ ngồi của trẻ, vị trí ngồi của cô và nơi kê đặt đồ dùng, dạy học và các dụng cụ trực quan sao cho:

- Cô có thể dễ dàng thao tác với các đối tượng trong quá trình hướng dẫn trẻ hoạt động.

- Tất cả trẻ đều có thể nhìn rõ đối tượng và dễ dàng tham gia các hoạt động tìm hiểu và khám phá đối tượng;

- Phải đảm bảo sao cho đối tượng luôn ở trạng thái tự nhiên nhất, thể hiện rõ những dấu hiệu bên ngoài của chính nó, thể hiện được mối quan hệ diễn ra bên trong và giữa đối tượng với môi trường ở mức độ cao nhất.

- Cần sắp xếp đối tượng sao cho trẻ có thể tự mình điều khiển được việc học tập của mình để trẻ được chơi theo ý thích, thúc đẩy trẻ tự học, tự hoạt động tích cực theo cá nhân hoặc nhóm. Đây sẽ là cơ sở để thực hiện tốt giai đoạn thứ hai của quy trình

Giai đoạn 2: Tác động

Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm cho trẻ khám phá môi trường xung quanh

a. Phần mở đầu: Định hướng trẻ vào hoạt động nhận thức.

Hoạt động của trẻ chỉ đạt được hiệu quả cao khi bản thân mỗi đứa trẻ phải có hứng thú với chính hoạt động đó, mà muốn trẻ có hứng thú thì trước hết phải tạo cho trẻ có được xúc cảm tình cảm tốt với đối tượng làm quen, gây cho trẻ sự tò mò, để làm nẩy sinh ở trẻ mong muốn được khám phá, tìm hiểu đối tượng ngay bằng chính khả năng của mình. Do vậy, đối với trẻ mầm non, định hướng hoạt động nhận thức cho trẻ cũng có nghĩa là gây hứng thú cho trẻ với đối tượng nhận thức mà giáo viên muốn giúp trẻ khám phá đặc điểm, tính chất của nó trong phần trọng tâm.

b. Phần trọng tâm: Tổ chức cho trẻ khám phá đối tượng thông qua các hoạt động cụ thể hấp dẫn trẻ.

Mục đích của phần này là cung cấp cho trẻ tri thức, hình thành một số kỹ năng và giáo dục thái độ đúng đắn đối với thế giới xung quanh, giải quyết các nhiệm vụ nhận thức chính cho trẻ. Cần phải tổ chức các hoạt động có mục đích tương ứng để giúp trẻ tiếp nhận và lưu giữ thông tin qua các hoạt động hấp dẫn đối với trẻ. Cụ thể, cần lựa chọn các hoạt động phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm của đối tượng nhận thức để tổ chức cho trẻ.

c. Phần kết thúc

Đây là phần cuối của hoạt động học tập nhằm giải toả căng thẳng cả về thể chất và tâm lý cho trẻ tạo cho trẻ có trạng thái thoải mái vui vẻ mà lại háo

hức để chờ đón một hoạt động mới hay nói cách khác mong muốn được tiếp tục tham gia vào các hoạt động hấp dẫn khác để khám phá thể giới xung quanh. Đồng thời, giáo viên cũng thực hiện việc chuyển tiếp hoạt động cho trẻ.

Giai đoạn 3: Đánh giá

Hoạt động chỉ đạt hiệu quả khi các nhà giáo dục quan tâm đồng thời đến cả việc tổ chức các hoạt động và đánh giá quá trình đó.

- Đánh giá trẻ trong quá trình thực hiện quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh ở trường mầm non

Đánh giá quá trình giúp giáo kịp thời điều chỉnh nội dung, phương pháp, phương tiện tổ chức hoạt động cho phù hợp với mục đích đặt ra ở từng bước, từng giai đoạn trong quy trình tổ chức hoạt động nhằm tạo ra kết quả mong muốn.

- Đánh giá hiệu quả hoạt động trải nghiệm của trẻ.

Đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm của trẻ được tiến hành dựa trên các tiêu chí thể hiện ở 3 lĩnh vực của mục đích là kiến thức, kỹ năng và thái độ. Mỗi lĩnh vực cần xác định các tiêu chí đánh giá và thang đánh giá cụ thể và sử dụng các phương pháp đánh giá phù hợp

- Đánh giá việc sử dụng quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm giúp trẻ khám phá môi trường xung quanh của giáo viên.

Đánh giá quy trình tổ chức hoạt động này có thể thông qua các tiêu chí khác nhau, trong đó, quan trọng là kết quả được thể hiện trên trẻ. Tuy nhiên, việc đánh giá quy trình còn thể hiện ở các mặt khác nhau có liên quan đến việc thực hiện quy trình của giáo viên, cụ thể:

- Quy trình có dễ sử dụng không? Có phù hợp với khả năng của giáo viên mầm non hay không?

- Quy trình có đòi hỏi các điều kiện về cơ sở vật chất mà các trường mầm non bình thường có thể đáp ứng không?

- Việc thực hiện quy trình có phù hợp với khả năng, nhu cầu, hứng thú của trẻ mầm non không?

- Triển khai quy trình có có tạo điều kiện phát huy tính tích cực, sáng tạo của giáo viên mầm non không?

- Tham gia vào quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm giúp trẻ khám phá môi trường xung quanh, trẻ có cơ hội để thỏa mãn nhu cầu nhận thức, rèn luyện kỹ năng và thái độ đối với đối tượng nhận thức không?

Những nội dung đánh giá này không chỉ giúp cho việc điều chỉnh quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm đúng và kịp thời nhằm tạo ra hiệu quả trên trẻ mà còn làm cho quy trình có khả năng thực thi một cách rộng rãi trên thực tiến giáo dục mầm non.

2.3. Minh họa một số hoạt động trải nghiệm giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh môi trường xung quanh

Trong giới hạn nghiên cứu, tôi xin đưa ra minh họa một số hoạt động trải nghiệm giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh về các chủ đề: Thực vật, yếu tố tự nhiên vô sinh và hiện tượng tự nhiên, gia đình, nghề nghiệp.

Hoạt động trải nghiệm giúp trẻ tìm hiểu về thực vật Chủ đề : Thực vật

Đề tài : Cùng bé khám phá các loại quả Đối tượng : Trẻ 5 – 6 tuổi

Thời gian : 30 – 35 phút

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức

- Trẻ biết những đặc điểm, cấu tạo của các loại quả, biết được sự khác nhau giữa các loại quả.

- Trẻ biết lợi ích của việc ăn nhiều hoa quả.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện và phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

3. Thái độ

- Giáo dục trẻ ăn nhiều hoa quả.

- Giáo dục trẻ có thói quen vệ sinh trước và sau khi ăn, ăn xong biết để vỏ vào nơi quy định.

II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô

- Qủa thật cho trẻ quan sát (Quả cam, Quả nho, Quả táo, Quả khế) + Đĩa đựng các loại quả đã gọt sẵn

+ 8 rổ nhựa, 4 bàn

- Hình ảnh một số loại quả khác (quả nhãn, quả chôm chôm, quả chuối, quả ổi, quả thanh long, quả đu đủ…)

- Nhạc bài hát “Quả”

2. Đồ dùng của trẻ

- Một số hình vẽ lô tô về các loại quả (quả một hạt, nhiều hạt; quả mọc thành từng chùm, quả mọc thành trái).

- Mỗi trẻ một rổ có quả thật và một đĩa nhựa

III. CÁCH TIẾN HÀNH

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú

- Xúm xít, xúm xít

- Các con hôm nay bạn nào cũng ngoan cô tặng cho các con một chuyến đi chơi tham quan cửa hàng bán các loại quả qua màn ảnh nhỏ các con có thích không?

- Các con ngồi xuống và nhìn lên màn hình để tham quan cửa hàng quả nhé.

- Các con thấy cửa hàng bán những quả gì đây? (cô chỉ vào các quả trên màn hình).

- Quanh cô, quanh cô

- Có ạ

- Trẻ về chỗ ngồi

- Các con thấy cửa hàng bán nhiều quả không? - Chúng mình thấy quả có ngon không?

- Các con có thích ăn quả không?

- Thấy các con thích ăn quả bác bán hàng đã tặng cho chúng mình mỗi bạn một rổ hộp quà có rất nhiều quả ngon, trước khi ăn cô và chúng mình cùng nhau khám phá xem bác bán hàng tặng chúng mình quả gì nhé.

- Vậy chúng mình về chỗ ngồi cùng nhau khám phá một số loại quả nào.

2. Hoạt động 2: Bài mới - Khám phá một số loại quả

- Các con ơi trước mặt các con là những hộp quà mà bác bán hàng tặng chúng mình bây giờ chúng mình có muốn cùng cô khám phá món quà thứ nhất không?

* Quả cam

- Vậy chúng mình mở hộp quà thứ nhất là quả gì?

- Không biết quả cam này như thế nào nhỉ? Có ai biết không?

- Sau khi trẻ trả lời xong, cô hỏi lại cả lớp để kiểm tra lại bạn đã trả lời chính xác chưa?

+ Quả cam này màu gì?

+ Hình dáng bên ngoài của quả cam như thế nào?

+ Vỏ quả cam như thế nào? (cô cho trẻ sờ) + Quả cam mọc như thế nào?

+ Bóc vỏ quả cam ra bên trong quả có gì?

- Có ạ - Có ạ - Có ạ - Vâng ạ - Trẻ về chỗ ngồi cùng khám phá các loại quả - Có ạ - Qủa cam - Trẻ nêu ý kiến - Màu vàng

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động trải nghiệm giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)